Đề thi giữa kì 1 công dân 9 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). ). Những việc được cho là biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

A. Vượt qua việc khó trong học tập.

B. Bị cám dỗ bởi các chất kích thích nguy hiểm.

C. Không có sự cầu tiến trong việc học tập và cuộc sống.

D. Ỷ lại vào người khác.

Câu 2 (0,25 điểm). Nếu có lòng khoan dung, các mối quan hệ trong xã hội sẽ trở nên:

A. Thoải mái, dễ chịu hơn.

B. Quan trọng, cần thiết hơn.

C. Tin tưởng, hi vọng hơn.

D. Lành mạnh, tốt đẹp hơn.

Câu 3 (0,25 điểm). Sống cởi mở, chân thành, rộng lượng, biết tha thứ, tôn trọng sự khác biệt là biện pháp rèn luyện để trở thành người:

A. Yêu tổ quốc.

B. Biết ơn.

C. Khoan dung.

D. Hiếu thảo.

Câu 4 (0,25 điểm). Hành động thể hiện lí tưởng sống của thanh niên:

A. Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.

B. Cày game suốt đêm.

C. Ỷ lại không có sự cầu tiến.

D. Hay đổ lỗi cho những người xung quanh.

Câu 5 (0,25 điểm). Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên.

B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia.

C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội.

D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định.

Câu 6 (0,25 điểm). Cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được được gọi là:

A. Lý tưởng sống.

B. Mục đích sống.

C. Mục tiêu sống.

D. Mong muốn.

Câu 7 (0,25 điểm). Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cá nhân là gì?

A. Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

B. Rèn luyện kĩ năng sống, sự trưởng thành, có trách nhiệm.

C. Xây dựng được các công trình của thanh niên phục vụ cộng đồng.

D. Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng...

Câu 8 (0,25 điểm). Vào dịp hè, các thanh niên thường đăng kí sinh hoạt hè và tham gia trại hè. Việc đó thể hiện?

A. Lý tưởng sống của thanh niên.

B. Nhiệm vụ sống của thanh niên.

C. Trách nhiệm của thanh niên.

D. Mục đích của thanh niên.

Câu 9 (0,25 điểm). Khoan dung được thể hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bỏ qua mọi lỗi lầm cho người thân của mình.

B. Thấu hiểu, tôn trọng và thông cảm trước những khác biệt về tính cách, quan điểm của người khác.

C. Yêu cầu đối tác chấp nhận quan điểm của mình trước khi kí hợp đồng.

D. Phàn nàn về lối sống khác biệt của hàng xóm.

Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sống có lí tưởng?

A. Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại. 

B. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy mục tiêu cá nhân.

C. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng. 

D. Người sống có lí tưởng đóng góp chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. 

Câu 11 (0,25 điểm). Khẳng định nào sau đây đúng về khoan dung?

A. Khoan dung là tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác.

B. Khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa sai lầm.

C. Khoan dung là né tránh mọi sự đấu tranh.

D. Khoan dung là nhu nhược, thiếu công bằng.

Câu 12 (0,25 điểm). Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?

A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.

B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.

C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.

D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.

Câu 13 (0,25 điểm). Tổ chức đoàn hoạt động trong khối được gọi là:

A. Đoàn trường.

B. Đoàn khoá.

C. Đoàn khối.

D. Đoàn lớp.

Câu 14 (0,25 điểm). Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người như thế nào?

A. Hoà nhập với mọi người xung quanh.

B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.

D. Lành mạnh, dễ chịu, thân ái.

Câu 15 (0,25 điểm). Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?

A. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.

B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng.

C. Sống vô tư trong cộng đồng.

D. Sống giữ mình trong cộng đồng.

Câu 16 (0,25 điểm). Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ:

A. Vươn tới hoàn thiện bản thân.

B. Ỷ lại vào người khác.

C. Sống không có mục tiêu rõ ràng, cụ thể.

D. Chốn tránh trách nhiệm.

Câu 17 (0,25 điểm). Lòng khoan dung có thể giúp giảm thiểu:

A. Sự hiểu biết.

B. Sự đa dạng.

C. Sự giao tiếp.

D. Sự xung đột và căng thẳng.

Câu 18 (0,25 điểm). Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận và mọi người tôn vinh là nhận định thể hiện:

A. Nội dung của sống có lí tưởng.

B. Ý nghĩa của sống có lí tưởng.

C. Vai trò của sống có lí tưởng.

D. Đặc điểm của sống có lí tưởng.

Câu 19 (0,25 điểm). Bạn N rất thông minh, học giỏi nhưng hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, N thường chỉ trích những điều thiếu sót của thành viên khác. Trong trường hợp này, em nên ứng xử như thế nào?

A. Xa lánh và không chơi với N vì tính tình rất khó ưa.

B. Nói với cô chủ nhiệm là N rất hay chê bai các bạn và khó khăn với mọi người khi làm việc nhóm.

C. Đề nghị với nhà trường cho bạn N chuyển lớp.

D. Nhắc nhở N vì đều là thành viên trong nhóm. Mọi người cũng cố gắng hết sức làm phần việc của mình.

Câu 20 (0,25 điểm).  Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?

A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm. 

B. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.

C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.

D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.

Câu 21 (0,25 điểm). Em có quan điểm gì với ý kiến sau: “Những ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng.”?

A. Đồng tình vì người giàu có ước mơ, hoài bão to lớn.

B. Không đồng tình vì không phải ai cũng có mong muốn làm giàu.

C. Không đồng tình vì một số người làm giàu quá dẫn đến tham lam và thiếu quan tâm đến giá trị xã hội.

D. Đồng tình vì tất cả người giàu đều mang lại lợi ích cho xã hội.

Câu 22 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào không nói về lòng khoan dung?

A. Chín bỏ làm mười.

B. Ân đền oán trả.

C. Ăn miếng trả miếng.

D. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.

Câu 23 (0,25 điểm). Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

A. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.

B. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.

C. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.

D. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.

Câu 24 (0,25 điểm). Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện việc sống có lí tưởng?

A. Chưa cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện sớm.

B. Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện sống có lí tưởng từ nhỏ.

C. Chăm lo học tập, không cần tham gia các hoạt động ngoại khóa.

D. Tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống phá chủ trương của Đảng và nhà nước.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

 Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Theo em, sống có lí tưởng là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của lí tưởng sống.

b. Em hãy trình bày lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

 Câu 2 (1,0 điểm). Hằng năm, cứ gần tới ngày Thương binh – Liệt sĩ (27 – 7), trường học của P lại phối hợp với Mặt trận Tổ quốc phường tổ chức hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và thương bệnh binh trên địa bàn của phường nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những cống hiến, hi sinh của gia đình các thương binh, liệt sĩ trong sự đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Mặc dù, lớp của P được phân công nhiệm vụ nhưng một số thành viên trong lớp lại từ chối tham gia.

Nếu là thành viên trong lớp P, em sẽ khuyên những bạn đó điều gì?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 

BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 1. Sống có lí tưởng

4

1

3

0

3

0

0

0

10

1

5,5

 

Bài 2. Khoan dung

2

0

4

0

2

0

0

0

8

0

2,0

 

Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

2,5

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

20%

 1,5 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Bài 1

10

1

Sống có lí tưởng

Nhận biết

- Nhận biết được biểu hiện lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

- Nêu được những hoạt động của lí tưởng sống.

- Nhận biết được khái niệm của lí tưởng sống.

- Nhận biết được ý nghĩa của lí tưởng sống.

- Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

4

1

C1,4,6,8

C1

(TL)

Thông hiểu

- Xác định được ý kiến sai khi nói về lí tưởn sống.

- Nhận biết được lí tưởng sống của mỗi người.

- Biết được ý nghĩa của lí tưởng sống.

3

C10,16,18

Vận dụng

- Biết được trách nhiệm của HS trong việc sống có lí tưởng.

- Nêu lên được những quan điểm về lí tưởng sống.

- Bày tỏ quan điểm với các ý kiến, trường hợp liên quan đến số có lí tưởng.

3

C21,23,24

Vận dụng cao

Bài 2

8

0

Khoan dung

Nhận biết

- Nhận biết biểu hiện của người sống khoan dung.

- Xác định được những việc làm để trở thành người có lòng khoan dung.

2

C2, 3

Thông hiểu

- Xác định được những trường hợp thể hiện lòng khoan dung.

- Xác định được những nhận định đúng về lòng khoan dung.

- Biết được các giá trị của lòng khoan dung.

4

C9,

11,14,17

Vận dụng

- Biết được một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung.

- Xử lí tình huống liên quan đến khoan dung.

2

C19,22

Vận dụng cao

Bài 3

6

1

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm hoạt động cộng đồng.

- Nhận biết được ý nghĩa của việc tham gia hoạt động cộng đồng.

2

C5,7

Thông hiểu

- Xác định được những lưu ý khi tham gia hoạt động cộng đồng.

- Xác định được một số tổ chức hoạt động.

- Xác định được những việc cần làm của công dân khi tham gia hoạt động cộng đồng.

3

C12,13,15

Vận dụng

Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

1

C20

Vận dụng cao

Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống.

1

C2 (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công dân 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay