Đề thi giữa kì 2 công dân 9 cánh diều (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
– CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Điền từ vào chỗ chấm: “Việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là ...... giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống”.
A. thời điểm. | B. bí quyết. | C. chìa khóa. | D. nút thắt. |
Câu 2 (0,25 điểm). Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?
A. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen.
B. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
C. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng.
D. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường.
Câu 3 (0,25 điểm). “Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên Hoa và hai bạn nam tên Minh và Quân. Gần đây, Hoa thể hiện thân thiện với Minh hơn. Quân cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp”.
Nếu em là Quân, em nên làm gì?
A. Nếu là Quân, em sẽ tự nhủ trở thành người mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện cho Hoa thấy rằng bản thân mình không muốn tiếp tục chơi với Hoa và Minh nữa.
B. Nếu là Quân, em sẽ vui vẻ, sau đó sẽ hỏi H xem có hiểu lầm gì nhau không. Nếu có thì sẽ cùng nhau giải quyết còn không thì sẽ tiếp tục vui vẻ và làm những người bạn tốt của nhau.
C. Nếu là Quân, em sẽ góp ý với Hoa và Minh rằng không nên cô lập, xa lánh bạn bè như vậy, nó sẽ khiến em bị áp lực và tủi thân.
D. Nếu là Quân, em sẽ thẳng thắn nói với Hoa và Minh rằng các bạn đang phân biệt đối xử đối với bạn bè và không tiếp tục chơi với hai bạn nữa.
Câu 4 (0,25 điểm). Trước những tình huống bất ngờ xảy ra, chúng ta cần phải làm gì?
A. Giữ bình tĩnh, suy xét lại vấn đề để tìm cách ứng phó.
B. Hoảng hốt, tìm sự giúp đỡ của người khác.
C. Cho đó là điều tất yếu, mặc cho nó trôi.
D. Vội vàng xử lí vấn đề, không chia sẻ cho bất cứ ai.
Câu 5 (0,25 điểm). Theo em, tiêu dùng là gì?
A. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội.
B. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội.
C. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người.
D. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra.
Câu 6 (0,25 điểm). Để tìm cách thích ứng với thay đổi trong cuộc sống, chúng ta cần làm gì?
A. Chờ thay đổi nhanh chóng đi qua. | B. Tạm tránh sự thay đổi trong một thời gian. |
C. Tìm cách thích ứng với thay đổi. | D. Tìm cách hạn chế sự thay đổi. |
Câu 7 (0,25 điểm). Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:
A. Xác định nhu cầu chính đáng. | B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm. |
C. Sử dụng sản phẩm an toàn. | D. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. |
Câu 8 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 9 (0,25 điểm). Thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra ảnh hưởng tới bản thân mỗi người?
A. Chuyển trường, học ở trường mới chưa quen bạn bè.
B. Học xong lớp 8 chuyển lên học lớp 9.
C. Kinh tế đất nước có sự thay đổi, phát triển không bằng năm trước.
D. Gia đình có thêm thành viên mới.
Câu 10 (0,25 điểm). Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?
A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh. | B. Mua những đồ dùng mình thích. |
C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh. | D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh. |
Câu 11 (0,25 điểm). Thay đổi nào có thể xảy ra trong lĩnh vực Sức khỏe?
A. Chuyển nhà, chuyển trường, sạt lở đất. | B. Ốm, bệnh tật, tai nạn, chấn thương. |
C. Bố mẹ đi làm xa, người thân qua đời. | D. Biến đổi khí hậu, ngập lụt. |
Câu 12 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là cách tiêu dùng thông minh?
A. Chỉ thích thanh toán bằng tiền mặt.
B. Luôn chọn hàng hóa có giá rẻ để mua.
C. Yên tâm về những thông tin sản phẩm trên mạng xã hội.
D. Không chi tiêu tùy tiện.
Câu 13 (0,25 điểm). Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?
A. Đoàn kết. | B. Trung thành. | C. Tự tin. | D. Tiết kiệm. |
Câu 14 (0,25 điểm). Ý nào sau đây thể hiện người tiêu dùng thông minh?
A. Mua được sản phẩm rẻ và số lượng nhiều. | B. Mua được hàng chất lượng cao, nhập ngoại. |
C. Mua được sản phẩm có chất lượng. | D. Thể hiện người giàu có, biết cách chi tiêu. |
Câu 15 (0,25 điểm). Việc thích ứng với sự thay đổi giúp mỗi người:
A. Không gặp phải vấn đề phức tạp trong cuộc sống.
B. Không gặp phải khó khăn trong cuộc sống.
C. Làm cho thay đổi đi qua nhanh chóng.
D. Vượt qua sự thay đổi của hoàn cảnh.
Câu 16 (0,25 điểm). Thích ứng tốt với thay đổi là người như thế nào?
A. Nóng tính, quyết đoán. | B. Vội vàng, bộp chộp. |
C. Điềm tĩnh, gan dạ. | D. Tiêu cực, bảo thủ. |
Câu 17 (0,25 điểm). Hãy chỉ ra hành vi tiêu dùng kém thông minh trong các hành vi tiêu dùng sau?
A. Khi mua sắm sản phẩm cho gia đình, chị T thường mua hàng có nguồn gốc rõ ràng.
B. Bạn D thường theo dõi các đợt giảm giá, khuyến mại để mua sản phẩm với giá rẻ hơn.
C. Bạn P khi mua hàng chỉ quan tâm đến giá cả sản phẩm, nơi nào bán hàng rẻ nhất thì sẽ quyết định mua hàng ở đó.
D. Gia đình M thường mua đủ thực phẩm để dùng, tránh lãng phí thức ăn thừa.
Câu 18 (0,25 điểm). “V có thói quen mua hàng chú trọng chất lượng hơn số lượng. V cho rằng nếu mua những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, có khi chỉ dùng một vài lần đã hỏng, phải bỏ đi. Như thế vừa tốn kém, vừa không đáp ứng được nhu cầu”.
Em hãy nhận xét về hành vi mua hàng của V.
A. V không phải là người biết chi tiêu hợp lý vì mua đồ chỉ chú trọng vào chất lượng.
B. V là người người mua hàng thông thái, theo xu hướng hiện nay.
C. V không phải là người tiêu dùng thông minh, vì mua hàng chất lượng với thành sẽ cao hơn, không tiết kiệm được tiền.
D. V là người tiêu dùng thông minh, biết suy nghĩ kĩ càng để chi tiêu hợp lý.
Câu 19 (0,25 điểm). Biện pháp nào không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?
A. Gió chiều nào hướng theo chiều đó.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hòan cảnh.
D. Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Câu 20 (0,25 điểm). Hãy chỉ ra hành vi tiêu dùng không thông minh trong các hành vi dưới đây?
A. Khi mua quần áo mới, anh C luôn chọn những đồ giá rẻ vì anh cho rằng như vậy là chi tiêu tiết kiệm.
B. Khi mua hàng chị A luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
C. Khi mua rau củ quả, bạn Q tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy.
D. Khi mua hàng trực tuyến, bạn B thường tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua để ra quyết định.
Câu 21 (0,25 điểm). “Hoa là học sinh lớp 10. Sau 3 tuần đầu học ở trường mới, Hoa cảm thấy rất buồn và lo lắng, vì năm học này phải học mấy môn học mới với nhiều nội dung và cách học khác các lớp dưới. Hoa lo lắng rất nhiều, hay phải thức khuya dậy sớm để học bài mà vẫn cảm thấy rất khó để hoàn thành bài vở”.
Nếu em là bạn của Hoa, em sẽ làm gì?
A. Chỉ giúp đỡ Hoa học bài vì muốn lớp đạt danh hiệu lớp xuất sắc.
B. Chỉ hỏi thăm cho Hoa đỡ buồn và lo lắng.
C. Không muốn giúp đỡ Hoa vì bạn học kém.
D. Em sẽ hỏi thăm xem Hoa đang cảm thấy khó khăn ở môn học nào và giúp đỡ bạn trong khả năng của mình, có thể học nhóm cùng Hoa để cả hai cùng tiến bộ.
Câu 22 (0,25 điểm). “Hàng tháng, Tâm đều được bố mẹ cho một số tiền nhỏ để chi tiêu. Để có thể cân đối thu chi, Tâm thường lập một danh sách các khoản chi tiêu sao cho phù hợp với số tiền mình có. Mỗi lần mua hàng Tâm đều tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm để đưa ra quyết định mua sắm”.
Em hãy nhận xét về việc làm của bạn Tâm?
A. Tâm là người không biết chi tiêu hợp lý, còn lãng phí thời gian.
B. Tâm là người tiêu dùng thông minh, biết cân đối các khoản chi tiêu hợp lý, biết tìm hiểu kĩ sản phẩm mình muốn mua, tránh lãng phí.
C. Tâm là người keo kiệt, tính toán chi li.
D. Tâm là người biết chăm sóc cho bản thân, tìm hiểu các sản phẩm mình muốn mua.
Câu 23 (0,25 điểm). Biểu hiện tin tưởng đối với các hàng hóa có nguồn gốc trong nước đang thể hiện điều gì đối với tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam?
A. Ưu tiên dùng các hàng ngoại nhập. | B. Không coi trọng các hàng hóa xuất xứ Việt. |
C. Ưu tiên và tôn vinh hàng Việt. | D. Ưu tiên các mặt hàng Việt giá rẻ. |
Câu 24 (0,25 điểm). “Thanh rất đam mê bóng đá. Trong một trận đấu đá bóng, Thanh bị chấn thương nặng ở chân, không thể đi lại trong một thời gian dài, việc học tập và sinh hoạt đều gặp nhiều khó khăn, đam mê bóng đá phải gác lại trong một khoảng thời gian”.
Nếu em là Thanh, em sẽ làm gì?
A. Chán nản bỏ ăn uống, không muốn đến trường vì sợ các bạn cười chê.
B. Cần tập trung giữ gìn và chữa trị bình phục để có thể sinh hoạt bình thường.
C. Không nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè vì muốn tự mình vượt qua khó khăn này.
D. Quyết định từ bỏ đam mê chơi bóng đá.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Hãy nêu cách để trở thành một người tiêu dùng thông minh.
b. Vì sao học sinh cần rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh?
Câu 2 (1,0 điểm). Đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:
“Bố mẹ Liên là công nhân. Trước đây, công ty phát triển tốt nên thu nhập của gia đình ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày của cả gia đình và chi phí cho học hành của hai chị em Liên. Nhưng năm nay, công ty của mẹ Liên giảm biên chế nên mẹ Liên phải nghỉ việc ở công ty”.
Nếu em là Liên, em sẽ làm gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 7: Thích ứng với thay đổi | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | ||
Bài 8: Tiêu dùng thông minh | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 7 | 12 | 1 | ||||
Thích ứng với thay đổi | Nhận biết | - Điền từ đúng vào chỗ chấm để hoàn thành câu. - Nêu những việc cần làm trước những tình huống bất ngờ xảy ra. | 2 | C1, C4 | ||
Thông hiểu | - Nêu cách chúng ta nên làm để tìm cách thích ứng với thay đổi trong cuộc sống. - Nêu được thay đổi có thể xảy ra ảnh hưởng tới bản thân mỗi người. - Nêu được những thay đổi có thể xảy ra trong lĩnh vực Sức khỏe. - Nêu được ý nghĩa của câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. - Nêu được biểu hiện cua người thích ứng tốt với thay đổi. - Nêu được biện pháp không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống. | 6 | C6, C9, C11, C13, C16, C19 | |||
Vận dụng | - Nêu được cách giải quyết để giúp bạn Quân trong tình huống trên. - Nêu được ý nghĩa của việc thích ứng với sự thay đổi. - Nêu được cách xử lý nếu em là bạn của bạn Hoa trong tình huống. - Nêu cách xử lý tình huống nếu là bạn Thanh trong tình huống. | 4 | C3, C15, C21, C24 | |||
Vận dụng cao | Nêu được cách giải quyết tình huống giúp bạn Liên trong câu chuyện trên. | 1 | C2 (TL) | |||
BÀI 8 | 12 | 1 | ||||
Tiêu dùng thông minh | Nhận biết | - Nêu được khái niệm xu hướng tiêu dùng xanh. - Nêu được khái niệm tiêu dùng. - Nêu được cách để trở thành một người tiêu dùng thông minh. - Nêu được lý do học sinh cần rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh. | 2 | 1 | C2, C5 | C1 ýa (TL), C1 ýb (TL) |
Thông hiểu | - Nêu được nội dung của việc sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến. - Chỉ ra được nhận định đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh. - Nêu được những thói quen chúng ta không nên làm để có thói quen tiêu dùng thông minh. - Chỉ ra được ý thể hiện cách tiêu dùng thông minh. - Chỉ ra được ý thể hiện người tiêu dùng thông minh. - Chỉ ra hành vi tiêu dùng kém thông minh trong các hành vi tiêu dùng sau. | 6 | C7, C8, C10, C12, C14, C17 | |||
Vận dụng | - Nhận xét về hành vi mua hàng của V. - Chỉ ra hành vi tiêu dùng không thông minh trong các hành vi dưới đây. - Nhận xét về việc làm của bạn Tâm. - Nêu được biểu hiện tin tưởng đối với các hàng hóa có nguồn gốc trong nước đang thể hiện điều gì đối với tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam. | 4 | C18, C20, C22, C23 |