Đề thi cuối kì 1 công dân 9 cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 1 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến:

A. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.

B. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.

C. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.

D. của cải để xây dựng đường xá quê hương.

Câu 2 (0,25 điểm). Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

A. Có chức vị cao trong xã hội.

B. Có nhiều của cải, vật chất.

C. Được mọi người yêu mến, tin cậy.

D. Có nhiều mối quan hệ trong xã hội.

Câu 3 (0,25 điểm). Để học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng, nhà trường cần làm gì?

A. Tạo điều kiện và môi trường thoải mái cho học sinh tham gia.

B. Nghiêm cấm hành vi tham gia các hoạt động xã hội, ảnh hưởng việc học.

C. Thờ ơ, không quan tâm hoạt động ngoại khóa của học sinh.

D. Không hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng ở trường.

Câu 4 (0,25 điểm). Không phân biệt đối xử giữa người với người là biểu hiện của cái gì?

A. Khách quan

B. Công bằng

C. Trung thực

D. Phân biệt

Câu 5 (0,25 điểm). Hòa bình là khi con người được sống trong môi trường nào?

A. Xã hội an toàn, hạnh phúc.

B. Đấu tranh giành độc lập.

C. Không giao lưu, tiếp xúc với nước khác.

D. Cường quốc vũ khí hạt nhân.

Câu 6 (0,25 điểm). Xác định thời hạn hoàn thành công việc là nội dung của bước nào trong quá trình quản lí thời gian hiệu quả?

A. Xác định mục tiêu công việc.

B. Xác định thời gian cụ thể.

C. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.

D. Thực hiện kế hoạch.

Câu 7 (0,25 điểm). Đâu không phải là biện pháp để bảo vệ hoà bình?

A. Giải quyết bằng biện pháp hoà bình.

B. Giải quyết bằng biện pháp thương lượng.

C. Giải quyết bằng biện pháp vũ trang.

D. Giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Câu 8 (0,25 điểm). Công bằng sẽ đem lại những lợi ích gì cho cộng đồng?

A. Mang lại lợi ích cá nhân.

B. Mâu thuẫn xảy ra.

C. Bất bình đẳng trong các mỗi quan hệ.

D. Đoàn kết giữa người với người.

Câu 9 (0,25 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên?

A. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

B. Học tập vì điểm số cho bố mẹ vui.

C. Học tủ, học gạo.

D. Học đến đâu sào luôn đến ấy.

Câu 10 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?

A. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

B. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.

C. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ không lành mạnh.

D. Người khoan dung được mọi người yêu quý.

Câu 11 (0,25 điểm). Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?

A. Yêu nước, yêu tập thể.

B. Rộng lượng, chân thành.

C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.

Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải sống khách quan, công bằng?

A. Vì nếu không công bằng sẽ bị phạt bởi luật pháp.

B. Vì những hành động công bằng, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp.

C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải sống khách quan, công bằng.

D. Vì con người có thể chung sống trong hòa bình.

Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.

C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.

D. Cuộc sống bình yên, ổn định.

Câu 14 (0,25 điểm). Đâu không phải là việc cần làm trong bước xác định mục tiêu công việc?

A. Xác định các công việc cần hoàn thành.

B. Xác định thời hạn của mỗi công việc.

C. Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng.

D. Xác định công việc theo thứ tự ưu tiên.

Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.

B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.

D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.

Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng?

A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.

B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.

C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

D. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ.

Câu 17 (0,25 điểm). Biện pháp nào sau đây là biện pháp mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng?

A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.

B. Tham gia các câu lạc bộ.

C. Đưa ra các hình thức hoạt động đa dạng.

D. Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí. 

Câu 18 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?

A. Giúp bản thân chúng ta cởi mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

B. Giúp cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái.

C. Mọi người sẽ cảm thấy sợ hãi, hối hận khi bản thân mắc sai lầm.

D. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 19 (0,25 điểm). Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng. Nếu em là người làm cùng anh C em sẽ giải thích như nào?

A. Không phải giải thích vì đó không phải vấn đề của mình.

B. Giải thích cho anh C hiểu khi tăng lương cần có nhiều yếu tố như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm làm ra, thái độ làm việc,…

C. Khuyên anh C lên hỏi lại chủ xưởng.

D. Khuyên anh C nghỉ làm và đi làm tại chỗ khác.

Câu 20 (0,25 điểm). Em hiểu câu nói sau như thế nào: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”?

A. Trong cuộc sống không có gì là quý cả, ngay cả độc lập và tự do.

B. Bất cứ thứ gì cũng đều cao quý hơn độc lập, tự do.

C. Độc lập và tự do là những giá trị quý báu nhất trong cuộc sống.

D. Không ai có đủ tiền để mua được độc lập, tự do.

Câu 21 (0,25 điểm). Bạn A xác định mục tiêu công việc cần thực hiện trong học kì I là: cải thiện kết quả học tập từ loại khá lên loại giỏi, tự học thêm một môn ngoại ngữ yêu thích, học voc cổ truyền, tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện A cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Nếu là bạn của A em sẽ làm gì?

A. Khuyên A xác định công việc thực sưh quan trọng, cần thiết thực hiện và phân bổ thời gian hợp lí.

B. Mặc kệ vì đó là vấn đề của A.

C. Khuyên A từ bỏ vì học lực loại khá cũng là khá cao.

D. Khuyên A cứ chơi sau học sau.

Câu 22 (0,25 điểm). Gần đến kì kiểm tra giữa học kì nhưng bạn C chỉ xem bài qua loa và chơi điện tử đến tận khuya, cuối tuần cũng đi với bạn. Bạn C tự nhủ: “Còn hải tuần nữa mới thi, chẳng có gì phải vội”. Nếu em là bạn của C, em sẽ làm gì?

A. Kệ C vì đó là vấn đề của bạn không liên quan tới mình.

B. Khuyên C nên phân bổ thời gian hợp lí để có thể vừa chơi vừa có thời gian ôn tập.

C. Kệ C vì đó là tính cách của bạn.

D. Ủng hộ việc làm của C.

Câu 23 (0,25 điểm). T và H tranh cãi nhau về đáp án bài toán rất nảy lửa. T có nặng lời nói H là tính sai rồi mà cứ cãi liều. Nếu em là H thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?

A. Cãi bằng được với bạn T, vì bạn T rất bảo thủ.

B. Im lặng rời đi, từ sau không chơi với bạn T nữa.

C. Hạ giọng, xin lỗi bạn T, cùng nhau giải lại để tìm ra đáp án đúng của bài toán.

D. Bực tức vì bạn T không nể nang gì mình cả.

Câu 24 (0,25 điểm). Trong cuộc hợp nhân dân tại địa bàn dân cư, khi cán bộ đang trên khai về chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người thuộc họ nghèo thì có những ý kiến xì xào, bàn tán. Bà V nói nhỏ với ông M rằng: “Như vậy là không công bằng. Đã là bảo hiểm y tế thì ai cũng phải đóng như nhau, không nên có sự phân biệt như vậy”. Nếu em là dân cư trong địa bàn em sẽ nói gì với bà V?

A. Đồng ý với ý kiến của bà V.

B. Kệ bà V thích nói gì thì nói.

C. Giải thích cho bà V hiểu về một số chính sách của nhà nước đối với gia đình hộ nghèo.

D. Kệ ý kiến của bà V vì không liên quan tới mình.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Theo em, thế nào là quản lí thời gian? Sự cần thiết phải quản lí thời gian trong cuộc sống.

b. Em hãy trình bày các cách quản lí thời gian hiệu quả.

Câu 2 (1,0 điểm). Hai vợ chồng anh T làm cùng một phân xưởng của nhà máy. Phân xưởng của anh chị thường phải trực đêm. Anh T có nhiệm vụ phân công trực đêm cho mọi người. Khi thấy anh T thường không phân công trực đêm cho vợ, có người thắc mắc, anh T trả lời: “Tôi là người có quyền, tôi phân công thế nào là việc của tôi".

Em nhận xét gì về việc làm và câu trả lời của anh T? Nếu là người làm việc trong phân xưởng, em giải quyết vấn đề này như thế nào?

BÀI LÀM

………………………………………………………………………………………....    …………………………………………………………………………………………  ………………………………………………………………………………………… 
 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 1. Sống có lí tưởng

1

0

1

0

0

0

0

0

2

0

0,5

 

Bài 2. Khoan dung

1

0

2

0

0

0

0

0

3

0

0,75

 

Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

1

0

2

0

0

0

0

0

3

0

0,75

 

Bài 4: Khách quan và công bằng

2

0

2

0

2

0

0

1

6

1

2,5

 

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

2

0

2

0

2

0

0

0

6

0

1,5

 

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

1

1

1

0

2

0

0

0

4

1

4,0

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

20%

1,5 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 1

2

0

Sống có lí tưởng

Nhận biết

Nhận biết được ý nghĩa của người có lí tưởng sống cao đẹp

1

C1

Thông hiểu

Chỉ ra được phương hướng rèn luyện của thanh niên.

1

C9

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 2

3

0

Khoan dung

Nhận biết

Nhận biết được giá trị của lòng khoan dung

1

C2

Thông hiểu

Chỉ ra được những ý sai về lòng khoan dung.

Chỉ ra được đâu không phải là ý nghĩa của lòng khoan dung

2

C10, 18

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 3

3

0

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết

Nhận biết được việc cần làm của nhà trường để học sinh tham gia hoạt động công đồng

1

C3

Thông hiểu

Chỉ ra được những chuẩn mực đạo đức của công dân khi tham gia hoạt động cộng đồng.

Chỉ ra được biện pháp mở rộng mối quan hệ trong cộng đồng

2

C11, 17

Vận dụng

Vận dụng cao

Bài 4

6

1

Khách quan và công bằng

Nhận biết

Nhận biết được biểu hiện của công bằng.

Nhận biết được biểu hiện của công bằng đem lại cho cộng đồng.

2

C4, 8

Thông hiểu

Chỉ ra được ý nghĩa của sống khách quan.

Chỉ ra được những hành vi không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng.

2

C12, 16

Vận dụng

Thể hiện được thái độ khách quan công bằng trong cuộc sống hàng ngày.

2

C19, 24

Vận dụng cao

Vận dụng những kiến thức đã học, giải quyết tình huống

1

C2

(TL)

Bài 5

6

0

Bảo vệ hoà bình

Nhận biết

Nhận biết được biểu hiện của hoà bình.

Nhận biết được các biện pháp của bảo vệ hoà bình

2

C5, 7

Thông hiểu

Chỉ ra được những hành vi thể hiện lòng yêu hoà bình.

Chỉ ra được những hành vi không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

2

C13, 15

Vận dụng

Biết lựa chọn, tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình.

2

C20, 23

Vận dụng cao

Bài 6

4

1

Quản lí thời gian hiệu quả

Nhận biết

Nhận biết được các bước trong quản lí thời gian hiệu quả

Trình bày được khái niệm, sự cần thiết và các cách quản lí thời gian.

1

1

C6

C1

(TL)

Thông hiểu

Chỉ ra được các bước xác định mục tiêu công việc

1

C14

Vận dụng

Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả

2

C21, 22

           

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công dân 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay