Đề thi giữa kì 1 công dân 9 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Cơ quan, tổ chức quản lý các hoạt động của thanh niên trong cả nước được gọi là gì?

A. Đoàn xã.

B. Đoàn phường.

C. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

D. Tỉnh đoàn Thanh niên.

Câu 2 (0,25 điểm). Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là:

A. Hoạt động thể chất.

B. Hoạt động cộng đồng.

C. Hoạt động văn hóa.

D. Hoạt động tập thể.

Câu 3 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Khoan dung là một ... tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.”

A. nét đẹp.

B. truyền thống.

C. yếu tố.

D. biểu hiện.

Câu 4 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Lí tưởng là mục đích ... mà con người mong muốn đạt tới.”

A. quan trọng.

B. cao đẹp nhất.

C. đẹp đẽ.

D. mãnh liệt.

Câu 5 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Truyền thống khoan dung được thể hiện qua cách ... của con người trong các mối quan hệ xã hội.”

A. ứng xử.

B. nói chuyện.

C. hành động.

D. tâm tư.

Câu 6 (0,25 điểm). Mục đích của hoạt động cộng đồng là gì?

A. Mở rộng tầm hiểu biết cho con người.

B. Rèn luyện kĩ năng sống.

C. Mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

D. Phát huy truyền thống văn hóa.

Câu 7 (0,25 điểm). Lực lượng nào là lực lượng to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam?

A. Thiếu niên.

B. Nhi đồng.

C. Thanh niên.

D. Người trưởng thành.

Câu 8 (0,25 điểm). Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

B. Sống vì tiền tài danh vọng

C. Không có hoài bão ước mơ, mờ nhạt lí tưởng

D. Sống thờ ơ với mọi người, sống quên quá khứ

Câu 9 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của khoan dung?

A. Giúp bản thân chúng ta cởi mở và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

B. Giúp cuộc sống và quan hệ với mọi người trở nên lành mạnh, thân ái.

C. Mọi người sẽ cảm thấy sợ hãi, hối hận khi bản thân mắc sai lầm.

D. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu 10 (0,25 điểm). Tham gia hoạt động cộng đồng không mang lại ý nghĩa nào đối với cá nhân?

A. Mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện kĩ năng.

B. Có tinh thần trách nhiệm đóng góp công sức vào công việc chung.

C. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, lan tỏa giá trị tích cực.

D. Nâng cao giá trị bản thân, được mọi người yêu mến.

Câu 11 (0,25 điểm). Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp.

A. Dễ làm, khó bỏ.

B. Phận ai người ấy lo.

C.Thắng không kiêu, bại không nản.

D. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 12 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây sai khi nói về khoan dung?

A. Khoan dung là quyết liệt phê phán tất cả lỗi lầm của người khác.

B. Khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

C. Khoan dung xuất phát từ lòng tôn trọng và yêu thương con người.

D. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.

Câu 13 (0,25 điểm). Ý nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của người sống có lí tưởng?

A. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ giàu có về tâm hồn.

B. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.

C. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn có nhiều bạn.

D. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ trở lên giàu có, được nhiều người biết đến.

Câu 14 (0,25 điểm). Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?

A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.

B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.

C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.

D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.

Câu 15 (0,25 điểm). Sống có lí tưởng có ý nghĩa gì đối với đất nước?

A. Giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu.

B. Góp phần xây dựng nước giàu, dân mạnh.

C. Được xã hội công nhận, tôn trọng.

D. Trở thành người có năng lực, bản lĩnh.

Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là lòng khoan dung?

A. Nhẹ nhàng chỉ bảo con cái mỗi khi con làm sai.

B. Nặng lời chửi mắng em nhỏ khi em làm vỡ cốc.

C. Hay chê bai người khác.

D. Hãy trả đũa người khác.

Câu 17 (0,25 điểm). Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?

A. Nhân dân trong khu dân cư.

B. Nhóm ôn thi.

C. Người Việt Nam ở nước ngoài.

D. Trường học.

Câu 18 (0,25 điểm). Lòng khoan dung giúp ích gì trong giao tiếp?

A. Tạo ra sự hiểu biết và tôn trọng.

B. Tạo ra sự tranh cãi và xung đột.

C. Tăng cường sự tự tin.

D. Bảo vệ ý kiến cá nhân.

Câu 19 (0,25 điểm). Tư tưởng nào sau đây thanh niên Việt Nam không nên theo đuổi?

A. Tập trung phát triển sự nghiệp.

B. Tham gia nghĩa vụ quân sự, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

C. Tích cực làm tình nguyện, tổ chức các chuyến đi giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

D. Theo đuổi trào lưu thời trang của thể giới, quên đi những phong tục xa xưa của dân tộc.

Câu 20 (0,25 điểm). Trường hợp nào sau đây là sống hẹp hòi, ích kỉ?

A. K không hay tham gia hoạt động ngoại khóa vì phải ở nhà chăm ông ốm.

B. L xa lánh, không tiếp xúc với K vì K học kém hơn mình.

C. H thường đưa T về nhà sau giờ học tối vì nhà T khá xa.

D. Q thường thẳng thắn chỉ ra lỗi cho L để L có thể nhìn nhận và sửa chữa.

Câu 21 (0,25 điểm). Em hãy bày tỏ quan điểm với ý kiến sau: “Khi có nhiều cá nhân tham gia vào một hoạt động chung thì đó là hoạt động cộng đồng”.

A. Đồng ý, vì hoạt động cộng đồng là hoạt động của tập thể.

B. Không đồng ý, vì hoạt động đó cần phải mang giá trị, lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

C. Không đồng ý, vì hoạt động cộng đồng còn được tổ chức bởi cá nhân.

D. Đồng ý, vì có nhiều người tham gia sẽ mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Câu 22 (0,25 điểm). Những câu hát: “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?

A. Bài hát “Đội ca”.

B. Bài hát “Quốc ca”.

C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”.

D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”.

Câu 23 (0,25 điểm). Phương án nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

A. M thường xuyên tham gia tình nguyện ở địa phương.

B. T luôn giúp H giảng bài toán khó để bạn tiến bộ.

C. D luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.

D. K nhắc nhở L không nên trộm tiền của mẹ để mua đồ chơi.

Câu 24 (0,25 điểm).  Em có quan điểm gì với ý kiến sau: “Những ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng”.

A. Đồng tình vì người giàu có ước mơ, hoài bão to lớn.

B. Không đồng tình vì không phải ai cũng có mong muốn làm giàu.

C. Không đồng tình vì một số người làm giàu quá dẫn đến tham lam và thiếu quan tâm đến giá trị xã hội.

D. Đồng tình vì tất cả người giàu đều mang lại lợi ích cho xã hội.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

  Câu 1 (3,0 điểm).

a. Theo em, sống có lí tưởng là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của lí tưởng sống.

b. Em hãy trình bày lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

  Câu 2 (1,0 điểm). Khi biết tình hình môi trường địa phương ngày càng ô nhiễm, K mong muốn có thể tham gia phong trào tuyên truyền về bảo vệ môi trường. K rủ bạn thân là B cùng tham gia một số hoạt động như thành lập câu lạc bộ để tuyên truyền ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường, nhưng B không đồng ý tham gia, vì cho rằng những việc làm đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương, không phải của học sinh nên không cần thiết tham gia.

Em đồng tình với suy nghĩ của B không? Vì sao

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 

BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 1. Sống có lí tưởng

4

1

3

0

3

0

0

0

10

1

5.5

 

Bài 2. Khoan dung

2

0

4

0

2

0

0

0

8

0

2,0

 

Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

2,5

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

20%

 1,5 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Bài 1

10

1

Sống có lí tưởng

Nhận biết

- Nhận biết được một số cơ quan, tổ chức quản lý thanh niên.

- Nhận biết được khái niệm về lí tưởng sống.

- Nhận biết được một số lực lượng trong việc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Nhận biết được biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

- Nhận biết được ý nghĩa của lí tưởng sống. 

- Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.

4

1

C1, 4, 7, 8

C1

(TL)

Thông hiểu

- Biết câu thành ngữ nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp.

- Xác định được ý kiến không phải là ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

- Xác định được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng đối với đất nước.

3

C11,13,15

Vận dụng

- Phân biệt được những tư tưởng sai trong lí tưởng sống của thanh niên.

- Biết được một số bài hát nói về lí tưởng sống của thanh niên.

- Bày tỏ quan điểm với các ý kiến, trường hợp liên quan đến số có lí tưởng.

3

C19, C22, C24

Vận dụng cao

Bài 2

8

0

Khoan dung

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm về lòng khoan dung.

2

C3,5

Thông hiểu

- Phân biệt được những ý nghĩa sai khi nói về lòng khoan dung.

- Phân biệt được khái niệm đúng khi nói về lòng khoan dung.

- Phân biệt được hành vi thể hiện lòng khoan dung.

- Nhận biết được giá trị của lòng khoan dung.

4

C9,

12,16,18

Vận dụng

- Xác định được biểu hiện sai của lòng khoan dung.

- Xác định được người có bản tính hẹp hòi trong trường hợp cụ thể.

2

C20, C23

Vận dụng cao

Bài 3

6

1

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm hoạt động cộng đồng.

- Nhận biết được mục đích của tham gia hoạt động cộng đồng.

2

C2,6

Thông hiểu

- Xác định được hành vi không phải ý nghĩa của tham gia hoạt động cộng đồng.

- Biết được những lưu ý khi tham gia hoạt động cộng đồng.

- Xác định được đâu là hoạt động cộng đồng.

3

C10,14,17

Vận dụng

Đánh giá, bày tỏ quan điểm cá nhân về hoạt động cộng đồng.

1

C21

Vận dụng cao

Giải quyết tình huống cụ thể về vấn đề tham gia hoạt động cộng đồng.

1

C2 (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công dân 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay