Đề thi giữa kì 1 công dân 9 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước là lí tưởng sống của ai?
Bộ đội cụ Hồ.
Người lớn tuổi.
Thanh niên Việt Nam.
Học sinh các cấp.
Câu 2 (0,25 điểm). Người khoan dung là người:
Luôn tôn trọng và thông cảm cho người khác.
Không chịu tha thứ cho lỗi lầm của người khác.
Sai nhưng không chịu sửa .
Không lắng nghe người khác vì tính bảo thủ của mình.
Câu 3 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên?
Đua đòi theo các trào lưu trên mạng xã hội.
Thờ ơ trong học tập, không ham học hỏi.
- Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
Không biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.
Câu 4 (0,25 điểm). Theo em, hoạt động cộng đồng là gì?
Là những hoạt động vui chơi, giải trí đông người.
Là những hoạt động được tổ chức bởi cá nhân, tập thể và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
Là những hoạt động học tập, thi cử của các nhóm trong lớp.
Là những tổ chức phi quốc gia, đường lối tội phạm xuyên biên giới.
Câu 5 (0,25 điểm). Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên?
Chống phá đường lối, chủ trương của Đảng.
Phấn đấu vì lí tưởng sống cao đẹp.
Tích cực học tập, rèn luyện bản thân.
Tham gia nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc.
Câu 6 (0,25 điểm). Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến điều gì?
tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.
trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.
của cải để xây dựng đường sá quê hương.
Câu 7 (0,25 điểm). Đâu là ý nghĩa của việc tham gia hoạt động cộng đồng?
Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Chia rẽ bè phái, các nhóm cộng đồng khác nhau.
Trì hoãn sự phát triển kinh tế đất nước.
Tốn thời gian vào những hoạt động vô ý nghĩa.
Câu 8 (0,25 điểm). Đối lập với khoan dung là?
Chia sẻ.
Hẹp hòi, ích kỉ.
Trung thành.
Tự trọng.
Câu 9 (0,25 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của việc sống có lí tưởng?
Góp phần thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.
Gò bó, ép buộc bản thân theo kế hoạch đã có sẵn.
Giúp xã hội ngày càng phát triển.
Xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Câu 10 (0,25 điểm). Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?
Dễ làm, khó bỏ.
Phận ai người ấy lo.
Thắng không kiêu, bại không nản.
Nước đến chân mới nhảy.
Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện của khoan dung là gì?
Hay chê bai người khác.
Trả thù bạn khi bạn chọc quê mình trước lớp.
Đổ lỗi cho anh để tránh bị mẹ đánh.
Góp ý giúp bạn sửa sai.
Câu 12 (0,25 điểm). Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?
Hòa nhập với mọi người xung quanh.
Hợp tác với mọi người xung quanh.
Mọi người yêu quý.
Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Câu 13 (0,25 điểm). Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên?
Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Học tập vì điểm số cho bố mẹ vui.
Học tủ, học gạo.
Học đến đâu sào luôn đến ấy.
Câu 14 (0,25 điểm). Theo em, hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?
Phê phán quyết liệt sai lầm của bạn bè trong lớp.
Biết tha thứ cho bản thân và sửa chữa lỗi sai.
Chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.
Biết phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi của người khác.
Câu 15 (0,25 điểm). Trong những hành vi sau đây, hành vi nào không phải là tham gia hoạt động cộng đồng?
Học sinh cùng các thanh niên tình nguyện địa phương dọn rác xung quanh sông.
Huyện N tổ chức hiến máu tình nguyện cho người dân.
Đoàn sinh viên trường H tổ chức chuyến đi trao quà cho trẻ em vùng cao.
Rủ rê các bạn đi vặt lá ở chùa để mang may mắn về nhà.
Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự tích cực tham gia hoạt động cộng đồng giữa các địa phương ở Việt Nam?
Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã C.
Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E.
Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã.
Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả.
Câu 17 (0,25 điểm). Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì?
Lòng biết ơn.
Lòng trung thành.
Tinh thần đoàn kết.
Lòng khoan dung.
Câu 18 (0,25 điểm). Chi đoàn thanh niên lớp 10A phát động phong trào quyên góp sách cho các bạn vùng lũ lụt. Các bạn đoàn viên và thanh niên đều tham gia tích cực đóng góp chung vào phong trào Đoàn trường. Việc làm của Chi đoàn thanh niên lớp 10A là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng?
Noi theo.
Nhân nghĩa.
Hòa nhập.
Tự giác.
Câu 19 (0,25 điểm). Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây?
Hoạt động bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng.
Trách nhiệm về công tác tình nguyện.
Hoạt động mùa hè xanh.
Câu 20 (0,25 điểm). Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện việc sống có lí tưởng?
Chưa cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện sớm.
Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện sống có lí tưởng từ nhỏ.
Chăm lo học tập, không cần tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống phá chủ trương của Đảng và nhà nước.
Câu 21 (0,25 điểm). Lan và Hoa chơi thân với nhau. Trong một lần tình cờ ở nhà vệ sinh, Lan nghe được Hoa đang nói xấu mình với một bạn khác cùng lớp. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
Nói với cô giáo để cô xử lí.
Không chơi với Hoa nữa vì Hoa chơi xấu mình.
Hẹn gặp Hoa và nói về chuyện mình đã nghe được, mong Hoa sẽ không tái phạm để giữ gìn tình bạn lâu dài hơn.
Câu 22 (0,25 điểm). Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?
Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.
Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.
Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.
Câu 23 (0,25 điểm). Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?
Ông B là người khoan dung.
Ông B là người khiêm tốn.
Ông B là người hẹp hòi
Ông B là người kỹ tính.
Câu 24 (0,25 điểm). Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?
Xây dựng nhà nước XHCN.
Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.
Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.
Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, khoan dung là gì? Em hãy nêu biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung.
b. Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 1. Sống có lí tưởng | 4 | 0 | 3 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | 2,5 | |
Bài 2. Khoan dung | 2 | 1 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 5,0 | |
Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 2,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 20% | 1,5 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 1 | 10 | 0 | ||||
Sống có lí tưởng | Nhận biết | - Nhận biết được hành vi nào đi trái lại với lí tưởng sống của thanh niên. - Biết biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay. - Nhận biết được biểu hiện sống thiếu lí tưởng của thanh niên hiện nay. | 4 | C1, C3, C5, C6 | ||
Thông hiểu | - Biết câu thành ngữ nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp. - Xác định được ý kiến không phải là ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. - Xác định được phương hướng rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên. | 3 | C9, C10, C13 | |||
Vận dụng | - Biết được trách nhiệm của HS trong việc sống có lí tưởng. - Xác định được nhiệm vụ trước mắt của thanh niên. - Bày tỏ quan điểm với các ý kiến, trường hợp liên quan đến số có lí tưởng. | 3 | C20, C22, C24 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 2 | 8 | 1 | ||||
Khoan dung | Nhận biết | - Nhận biết biểu hiện của người sống khoan dung. - Xác định được từ đối nghĩa với khoan dung. - Nêu được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung; các việc làm cần thực hiện để trở thành người khoan dung. | 2 | 1 | C2, C8 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được biểu hiện của khoan dung. - Biết câu tục ngữ nói về lòng khoan dung. - Xác định được ý nghĩa của khoan dung đối với cuộc sống và quan hệ giữa mọi người. | 4 | C11, C12, C14, C17 | |||
Vận dụng | - Xử lí tình huống liên quan đến khoan dung. - Xác định được người có bản tính hẹp hòi trong trường hợp cụ thể. | 2 | C21, C23 | |||
Vận dụng cao | Xử lí tình huống liên quan đến khoan dung. | |||||
Bài 3 | 6 | 1 | ||||
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm hoạt động cộng đồng. - Nhận biết được ý nghĩa của việc tham gia hoạt động cộng đồng. | 2 | C4, C7 | ||
Thông hiểu | - Xác định được hành vi không phải tham gia hoạt động cộng đồng. - Biết được biểu hiện của sự tích cực tham gia hoạt động cộng đồng giữa các địa phương ở Việt Nam. - Xác định được việc làm thể hiện sự tích cực tham gia hoạt động cộng đồng trong trường hợp. | 3 | C15, C16, C18 | |||
Vận dụng | Đánh giá được hành vi liên quan đến việc tham gia các hoạt động cộng đồng. | 1 | C19 | |||
Vận dụng cao | Lập được kế hoạch giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường hoặc người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. | 1 | C2 (TL) |