Đề thi giữa kì 2 công dân 9 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Công dân 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Tính cách của một người bạn như thế nào sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau?

A. Chân thành, cởi mở.

B. Ích kỉ, hẹp hòi.

C. Lợi dụng, thiếu trung thực.

D. Nhờ vả quá nhiều.

Câu 2 (0,25 điểm). Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí là gì?

A. Mua tất cả những vật dụng, đồ dùng mình muốn.

B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau.

C. Chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng.

D. Mua những đồ dùng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán.

Câu 3 (0,25 điểm).Bố Mai là trụ cột kinh tế của gia đình, không may bố bị tai nạn lao động phải nghỉ việc. Tài chính của gia đình khó khăn, cả nhà phải thay đổi thói quen sinh hoạt, chi tiêu tiết kiệm hơn. Mẹ Mai vừa nhận thêm việc làm, vừa dành thời gian chăm sóc bố”.

Nếu em là Mai, em sẽ làm gì?

A. Không làm gì cả vì mình vẫn còn nhỏ, chưa tìm được công việc phù hợp.

B. Cố gắng học hành chăm chỉ trên lớp.

C. Sắp xếp lại thời gian học tập và những công việc khác của bản thân để làm các công việc nhà giúp mẹ, phụ mẹ chăm sóc bố.

D. Bỏ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp kinh tế gia đình.

Câu 4 (0,25 điểm). Ở môi trường học tập mới, ngoài thầy, cô mới, chương trình kiến thức học mới, em còn có điều gì mới?

A. Đồng nghiệp mới.

B. Bạn thân mới.

C. Bạn bè mới.

D. Quản lý mới.

Câu 5 (0,25 điểm). Em hãy cho biết khái niệm của tiêu dùng thông minh?

A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.

B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.

C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.

D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.

Câu 6 (0,25 điểm). Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 7 (0,25 điểm). Hãy sắp xếp các cách sau để trở thành người tiêu dùng thông minh:

(1). Nắm bắt thông tin về sản phẩm.

(2). Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

(3). Xây dựng kế hoạch mua sắm thông minh.

(4). Sử dụng sản phẩm an toàn.

A. 4 – 1 – 2 – 3.

B. 2 – 4 – 3 – 1.

C. 1 – 2 – 3 – 4.

D. 3 – 1 – 4 – 2.

Câu 8 (0,25 điểm). Em đồng tình với nhận định nào dưới đây?

A. Thích ứng với thay đổi là một trải nghiệm giúp con người học hỏi để trưởng thành.

B. Chúng ta không thể kiểm soát được những thay đổi trong cuộc sống nên phải sống theo nguyên tắc.

C. Thay đổi luôn xảy đến đi cùng với khó khăn và tiêu cực, càng tránh được càng tốt.

D. Cuộc sống ổn định rồi thì không cần phải thay đổi gì cả.

Câu 9 (0,25 điểm). Biện pháp nào không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống?

A. Gió chiều nào hướng theo chiều đó.

B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.

C. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hòan cảnh.

D. Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Câu 10 (0,25 điểm). Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?

A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.

B. Sử dụng đúng cách sản phẩm.

C. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

D. Chọn lọc thông tin chính xác.

Câu 11 (0,25 điểm). Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?

A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh.

B. Mua những đồ dùng mình thích.

C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh.

D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh.

Câu 12 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi?

A. Y cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.

B. L muốn lảng tránh người khác khi bạn có vết sẹo trên trán.

C. T thấy hạnh phúc khi anh trai của mình đã cưới vợ.

D. H luôn biết kiểm soát tiền ăn hàng tháng dù giá cả đã tăng.

Câu 13 (0,25 điểm). Lợi ích của tiêu dùng thông minh là gì?

A. Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

B. Tốn ít tiền mà vẫn mua được nhiều thứ.

C. Làm cho của cải không ngừng tăng lên.

D. Luôn luôn tiết kiệm được tiền.

Câu 14 (0,25 điểm). Ý nào sau đây thể hiện người tiêu dùng thông minh?

A. Mua được sản phẩm rẻ và số lượng nhiều.

B. Mua được hàng chất lượng cao, nhập ngoại.

C. Mua được sản phẩm có chất lượng.

D. Thể hiện người giàu có, biết cách chi tiêu.

Câu 15 (0,25 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người có sự tự tin?

A. Bạn cảm thấy thật tự hào và hãnh diện về vẻ bề ngoài của mình.

B. Bạn muốn lảng đi vì không thể chịu được mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của mình.

C. Bạn thấy bạn luôn có những mặt mạnh hơn so với bạn của bạn và tự hào về điều này.

D. Trong mọi hoàn cảnh bạn luôn tin vào bản thân, tin vào những lợi thế mình có nên bạn luôn thể hiện được thế mạnh trước mọi người.

Câu 16 (0,25 điểm). Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?

A. Thấy thích thì mua.

B. Luôn chi tiêu có kế hoạch.

C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình.

D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân.

Câu 17 (0,25 điểm). Anh C có thói quen chỉ mua sắm những sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam”.

Em có đồng tình với việc làm đó của anh C hay không?

A. Không, vì lựa chọn hàng nước ngoài chưa chắc đã là sự lựa chọn tốt, mình là người Việt phải ưu tiên dùng hàng Việt.

B. Không, vì anh C đang tiêu tiền lãng phí.

C. Có, vì hàng nước ngoài lúc nào cũng tốt hơn hàng Việt Nam.

D. Có, vì anh C là người tiêu dùng thông minh, biết chi tiêu hợp lí.

Câu 18 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng?

A. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin 

B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.

C. Tính rụt rè làm cho con người dễ phát huy được khả năng của mình.

D. Thích ứng với thay đổi là trải nghiệm để trưởng thành hơn.

Câu 19 (0,25 điểm). Hạnh từ dưới quê lên thành phố để học trung học phổ thông. Xa gia đình, Hạnh nhớ nhà, nhớ những người bạn thân. Sống ở thành phố có nhiều thay đổi như: chi phí sinh hoạt đắt đỏ, giao thông đông đúc. Bên cạnh đó, ở môi trường học tập mới, Hạnh cũng còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen bạn mới, trường mới”.

Nếu em là Hạnh, em sẽ làm gì?

A. Quyết định về quê học vì ở trên thành phố quá áp lực.

B. Tạm gác lại việc học để đi làm thêm, sau khi quen với nhịp sống trên thành phố thì tiếp tục đi học.

C. Gọi điện nhờ sự hỗ trợ về kinh tế từ bố mẹ, bảo bố mẹ mua cho nhiều đồ mới giống các bạn để dễ hòa nhập hơn.

D. Chủ động học hỏi các kĩ năng như quản lý thời gian, quản lý tài chính; cởi mở chủ động làm quen với các bạn mới.

Câu 20 (0,25 điểm). Chị M thường xuyên gửi lời khen ngợi, khích lệ đến người cung ứng khi sử dụng sản phẩm mà cảm thấy hài lòng”.

Em hãy nhận xét về hành động của chị M.

A. Chị M muốn được nhà cung ứng chú ý đến mình nên mới làm vậy.

B. Đây là hành động phản hồi tích cực của người tiêu dùng đối với người cung cấp hàng hóa, dịch vụ để được phục vụ tốt hơn.

C. Hành động của chị M là không cần thiết vì nhà cung ứng không yêu cầu.

D. Chị M quá rảnh nên mới gửi lời góp ý đến các nhà cung ứng.

Câu 21 (0,25 điểm). Thay đổi nào dưới đây về môi trường có thể xảy ra đối với cuộc sống của bản thân và gia đình?

A. Lũ lụt xảy ra thường xuyên hằng năm.

B. Sạt lở đất ven sông nơi gia đình sinh sống.

C. Mưa theo mùa xảy ra hằng năm.

D. Thời tiết nóng nực vào mùa hè.

Câu 22 (0,25 điểm). Trên mạng xã hội có một quảng cáo về sản phẩm có tác dụng giảm cân nhanh trong thời gian ngắn, giá thành sản phẩm lại phù hợp với túi tiền của người mua. Bạn K định mua sản phẩm này về sử dụng”.

Nếu là bạn của K, em sẽ làm gì?

A. Ủng hộ K nên mua sản phẩm này vì giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

B. Mách với mẹ của K để K bị đánh vì mua sản phẩm giảm cân.

C. Khuyên ngăn K không nên mua sản phẩm này vì không có nguồn gốc rõ ràng, giá thành lại quá rẻ.

D. Khuyên K không mua sản phẩm này vì không muốn K giảm cân.

Câu 23 (0,25 điểm). Việc thích ứng với sự thay đổi giúp mỗi người:

A. Không gặp phải vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

B. Không gặp phải khó khăn trong cuộc sống.

C. Làm cho thay đổi đi qua nhanh chóng.

D. Vượt qua sự thay đổi của hoàn cảnh.

Câu 24 (0,25 điểm). Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải:

A. Thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

B. Ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

C. Ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.

D. Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Nêu khái niệm về tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng xanh.

b. Vì sao chúng ta cần phải tiêu dùng thông minh?

Câu 2 (1,0 điểm). Đọc tình huống và trả lời câu hỏi sau:

Anh Tiến đang học năm thứ hai của một trường đại học thì bố của anh bỗng nhiên lâm bệnh nặng, không lao động được vừa phải chữa chạy tốn kém lại không có người chăm sóc. Anh Tiến cảm thấy rất hoang mang, lo lắng trước thay đổi đột xuất đến với mình và gia đình”.

Hãy đưa ra giải pháp và lời khuyên để giúp anh Tiến trong tình huống trên.

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

  

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

  

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

BÀI 7

12

1

Thích ứng với thay đổi

Nhận biết

- Nêu được tính cách của một người bạn sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau.

- Nêu được những điều em học được ở  môi trường học tập mới, ngoài thầy, cô mới, chương trình kiến thức học mới.

2

C1,

C4

Thông hiểu

- Nêu được nội dung của câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.

- Chỉ ra được biện pháp không phải thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

- Chỉ ra nội dung không phải là biểu hiện của người thích ứng tốt với thay đổi.

- Chỉ ra được nội dung không phải là biểu hiện của người có sự tự tin.

- Nêu được ý  kiến   đúngt khi nói về người tự tin.

- Chỉ ra được thay đổi về môi trường có thể xảy ra đối với cuộc sống của bản thân và gia đình.

6

C6,

C9,

C12,

C15,

C18,

C21

Vận dụng

- Nêu được cách xử lý tình huống nếu là bạn Mai trong tình huống trên.

- Chỉ ra được nhận định mà em đồng tình.

- Nêu được cách xử lí tình huống giúp bạn Hạnh trong tình huống trên.

- Nêu được ý nghĩa của việc thích ứng với sự thay đổi.

4

C3,

C8,

C19,

C23

Vận dụng cao

Nêu ra giải pháp và lời khuyên để giúp anh Tiến trong tình huống trên.

1

C2

(TL)

BÀI 8

12

1

Tiêu dùng thông minh

Nhận biết

- Nêu được khái niệm xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí.

- Nêu được khái niệm của tiêu dùng thông minh.

- Nêu được khái niệm về tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng xanh.

- Nêu được lý do chúng ta cần phải tiêu dùng thông minh.

2

1

C2,

C5

C1 ýa

(TL),

C1 ýb

(TL)

Thông hiểu

- Sắp xếp các cách để trở thành người tiêu dùng thông minh.

- Nêu được lí do phải xác định nhu cầu chính đáng.

- Nêu đưoạc thói quen chúng ta không nên làm để có thói quen tiêu dùng thông minh.

- Nêu được lợi ích của tiêu dùng thông minh.

- Chỉ ra được ý thể hiện người tiêu dùng thông minh.

- Nêu được biểu hiện của tiêu dùng thông minh.

6

C7,

C10,

C11,

C13,

C14,

C16

Vận dụng

- Nêu được quan điểm về việc làm của anh C trong tình huống.

- Nêu nhận xét về hành động của chị M.

- Nêu được cách giải quyết giúp bạn K trong tình huống trên.

- Nêu được cách để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

4

C17,

C20,

C22,

C24

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công dân 9 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay