Đề thi cuối kì 1 hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn HĐTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em mối quan hệ là gì?
Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
Câu 2 (0,5 điểm). Khi gặp khó khăn trong khi tham gia hoạt động phát triển cộng đồng em cần làm gì đầu tiên?
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tổ chức hoạt động.
Tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè.
Tìm ra nguyên nhân của những khó khăn.
Tự mình giải quyết những khó khăn đó.
Câu 3 (0,5 điểm). Cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học là:
Ưu tiên những việc khẩn cấp, quan trọng cần làm trước.
Cố gắng hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc.
Ghi nhớ trong đầu những công việc cần làm.
Ưu tiên các công việc của người lớn trước các công việc của con cái.
Câu 4 (0,5 điểm). Cách xây dựng ngân sách cá nhân là:
Theo dõi quá trình chi tiêu không nhất quán, không thường xuyên.
Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phí phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
Không nắm rõ các khoản chi tiêu hàng tháng.
Câu 5 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?
Chủ động giúp đỡ người gặp khó khăn.
Ngại tham gia, tiếp xúc với người lạ.
Quyên góp tiền để xây dựng trường học.
Quyên góp quần áo, lương thực cho các bạn nhỏ vùng cao.
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?
Bất kì tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể tham gia vào và đóng vai trò nhất định.
Xác định hoạt động cộng đồng cần xây dựng.
Liệt kê các việc làm cần thực hiện trong hoạt động.
Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới đó.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương?
Chăm sóc những hoàn cảnh neo đơn.
Tham gia các lễ hội truyền thống.
Sưu tầm và chia sẻ các tấm gương vượt khó, học giỏi ở địa phương.
Tham gia các hoạt động vui chơi ở lớp.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học?
Liệt kê các công việc cần làm.
Hoàn thành tất cả các công việc cùng một lúc.
Tổ chức các bước thực hiện mỗi công việc sao cho hiệu quả.
Sắp xếp các công việc theo một trình tự hợp lí.
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách xây dựng ngân sách cá nhân?
Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
Lập danh sách các khoản thu, chi hàng tháng.
Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
Theo dõi thường xuyên và điều chính việc chi tiêu cho phù hợp.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải lợi ích của việc tiết kiệm tiền đối với bản thân?
Làm giàu cho bản thân và gia đình.
Có khoản tiết kiệm phòng khi ốm đau, lúc cần thiết.
Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và gia đình.
Giúp mua sắm quần áo và đi du lịch.
Câu 11 (0,5 điểm). Biện pháp kinh doanh phù hợp để phát triển kinh tế gia đình là:
Bán hàng ăn.
Làm đồ thủ công.
Cho thuê trang phục để chụp ảnh.
Chăn nuôi gia cầm.
Câu 12 (0,5 điểm). Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:
“Xây dựng một mạng lưới quan hệ cộng đồng……………………….”.
điều chỉnh các vai trò của cá nhân một cách linh hoạt.
tạo ra một tổ chức có tính thống nhất và liên kết.
giúp cho nhân dân có được những sợi dây liên kết chặt chẽ với nhau.
tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát huy hết vai trò đối với cộng đồng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thể hiện sự bất đồng trong gia đình qua tình huống sau:
Tình huống: Thảo hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ Thảo góp ý về giờ giấc sinh hoạt của Thảo vì cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thảo cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ Thảo không đồng ý với quan điểm của Thảo và hai mẹ con đã giận nhau.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu 4 mục đích tham gia tuyên truyền hoạt động giáo dục ở địa phương.
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4: Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,0 | |
Chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 6,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 4 | 2 | 1 | ||||
Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình | Nhận biết | - Nhận biết được cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học. - Nhận diện được cách xây dựng ngân sách cá nhân. | 2 | C3, C4 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải là cách tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học. - Nhận diện được không phải là cách xây dựng ngân sách cá nhân. - Nhận diện được ý không phải lợi ích của việc tiết kiệm tiền đối với bản thân. | C5, C9, C10 | ||||
Vận dụng | - Nêu được biện pháp kinh doanh phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. | 2 | C11 | C1 (TL) | ||
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 5 | 4 | 1 | ||||
Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động | Nhận biết | - Nêu được khái niệm “mối quan hệ”. - Nhận diện được điều cần làm đầu tiên khi gặp khó khăn trong tham gia hoạt động phát triển cộng đồng. | 2 | C1, C2 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được nội dung không đúng khi nói về cách phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. - Nhận diện được ý không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. - Nhận diện được ý không phải là hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. | 3 | C5, C6, C7 | |||
Vận dụng | - Nêu được vai trò của xây dựng một mạng lưới quan hệ cộng đồng. | 1 | C12 | |||
Vận dụng cao | - Nêu được bốn mục đích tham gia tuyên truyền hoạt động giáo dục ở địa phương. | 1 | C2 (TL) |