Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn HĐTN 9 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 9 (BẢN 2)
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Biểu hiện nào sau đây là người giao tiếp, ứng xử tích cực?
A. Chia sẻ các nội dung chưa kiểm duyệt lên mạng xã hội.
B. Tránh xa những người lạ, không quen biết.
C. Lịch sự, tế nhị trò chuyện với bạn bè.
D. Nóng giận khi bạn làm không đúng ý mình.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu không phải cách để ứng phó căng thẳng một cách tích cực?
A. Tránh tiếp xúc với mọi người, sống thu mình.
B. Tự tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
C. Thường xuyên gần gũi, hòa mình với thiên nhiên.
D. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.
Câu 3 (0,5 điểm). Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới?
Không để tâm tới lời nói của bố mẹ.
- Đặt bản thân vào vị trí của bố mẹ để suy nghĩ.
Bày tỏ thái độ không hài lòng với bố mẹ.
- Thực hiện những điều mình cho là đúng.
Câu 4 (0,5 điểm). Căng thẳng tâm lí là có thể được nhận thấy thông qua các khía cạnh nào?
A. Tinh thần, hành vi.
B. Thể chất, lời nói.
C. Cử chỉ, hành động.
D. Thái độ, suy nghĩ.
Câu 5 (0,5 điểm). Đâu là việc không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?
A. Hòa đồng, thân thiện với mọi người.
B. Chủ động giúp đỡ người khác.
C. Tuân thủ quy định chung khi diễn ra hoạt động.
D. Làm những công việc được giao một cách hời hợt, không chú tâm.
Câu 6 (0,5 điểm). Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực tạo động lực cho bản thân, chúng ta không nên làm gì?
A. Đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu.
B. Bình tĩnh, không nóng vội để đánh giá tình huống.
C. Nhìn nhận, đánh giá sự việc của người khác một cách trung thực.
D. Phán xét, quy chụp trách nhiệm cho cá nhân.
Câu 7 (0,5 điểm). Khi bị bạn nhắc nhở nói quá to thì em sẽ khắc phục như thế nào?
A. Điều chỉnh âm lượng giọng đủ nghe.
B. Cân bằng cảm xúc nhẹ nhàng hơn.
C. Ngại ngùng và e thẹn.
D. Không phát biểu ý kiến nữa.
Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?
A. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt.
B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã.
C. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.
D. Tinh thần phấn chấn, vui tươi, tràn đầy năng lượng.
Câu 9 (0,5 điểm). H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người như thế nào?
A. May mắn và tự tin.
B. Biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
C. Biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
D. Rất coi trọng thành tích.
Câu 10 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
Luôn cảm thấy vui vẻ.
Thực hiện đúng lời hứa.
Mất tập trung, hay quên.
Lời nói đi đôi với việc làm.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải cách thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt?
A. Tìm kiếm về những sự khác biệt trong cuộc sống.
B. Chia sẻ những hiểu biết sự khác biệt mà bản thân biết.
C. Giao lưu, học hỏi những quan điểm khác nhau của bạn bè.
D. Bảo vệ ý kiến của bản thân trước sự góp ý của mọi người.
Câu 12 (0,5 điểm). Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí?
A. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.
B. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
C. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần.
D. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thực hành ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Bố mẹ biết kết quả kiểm tra giữa kì của Hà không cao liền nói: “Bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con mà tại sao con vẫn có kết quả học tập như vậy?”. Hà thấy buồn và áp lực.
- Tình huống 2: Thành biết mình giao tiếp không tốt, thường khiến người khác không hài lòng nên rất ngại trò chuyện với các bạn. thành cảm thấy rất căng thẳng mỗi khi giao tiếp với mọi người.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt và áp dụng trong trường hợp sau: Khi đối thoại hay tranh luận, bạn đưa ra quan điểm trái ngược với mình.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
(2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9 (BẢN 2)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hòa | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,0 |
Chủ đề 2: Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 6,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 14 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
(2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 9 (BẢN 2)
BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hòa | Nhận biết | - Nêu được người giao tiếp, ứng xử tích cực. - Nhận biết được cách khắc phục khi bị nhắc nhở nói quá to. | 2 | C1, C7 | ||
Thông hiểu | - Nêu được ý không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực. - Nêu được câu không nên làm để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực tạo động lực cho bản thân. - Tìm được câu không phải cách thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt. | 3 | C5, C6, C11 | |||
Vận dụng | Nhận định được suy nghĩ tích cực trong tình huống cụ thể. | 1 | C3 | |||
Vận dụng cao | Nêu cách thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt và áp dụng trong trường hợp. | 1 | C2 (TL) | |||
Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống | Nhận biết | - Xác định được các phương diện biểu hiện của căng thẳng tâm lí. - Xác định được biểu hiện của căng thẳng tâm lí. | 2 | C4, C10 | ||
Thông hiểu | - Xác định được ý không phải cách để ứng phó căng thẳng một cách tích cực. - Xác định được ý không phải là biểu hiện của căng thẳng. - Xác định được ý không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí. | 3 | C2, C8, C12 | |||
Vận dụng | - Nêu được cách ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống. - Xác định và xử lí tình huống thực hành ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực cuộc sống trong các tình huống . | 1 | 1 | C9 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao |