Đề thi cuối kì 2 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………   Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Ông Nguyễn Sinh Sắc – bố Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?

A. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức.

B. Người nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.

C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.

D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.

Câu 2. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành

A. học ở Trường Tiểu học Pháp – Việt (Vinh).

B. theo cha vào Huế, học ở Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba, Trường Quốc học Huế.

C. dạy học ở Trường Dục Thanh.

D. đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ để tìm đường cứu nước.

Câu 3. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động tiêu biểu nào dưới đây? 

A. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

Câu 4. Trước khi trở về Việt Nam (1941) để trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở 

A. Triều Tiên. 

B. Lào. 

C. Hà Lan. 

D. Liên Xô. 

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945?

A. Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).

B. Ra Chỉ thị Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

C. Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.

D. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969?

A. Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

B. Lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.

C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Câu 7. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III? 

A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.

B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.

C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.

D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 8. “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ” được Hồ Chí Minh trả lời nhà văn Mỹ đăng trên báo nào?

A. Báo Nhân dân.

B. Báo Thanh niên.

C. Báo Tiền Phong.

D. Báo Người cùng khổ.

Câu 9. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin được in trên báo

A. báo Nhân dân.

B. báo Thanh niên.

C. báo Nhân Đạo.

D. báo Người Cùng khổ.

Câu 10. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để tham dự sự kiện nào?

A. Hội nghị Quốc tế Thiếu nhi.

B. Hội nghị Quốc rế Phụ nữ.

C. Hội nghị Quốc tế Nông dân.

D. Hội nghị Quốc tế Công nhân.

Câu 11. Cuối tháng 12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở

A. Phay Khắt, Nà Ngần (Cao Bằng).

B. Chiêm Hóa, Tân Trào (Tuyên Quang).

C. Võ Nhai, Đại Từ (Thái Nguyên).

D. Vị Xuyên, Đồng Văn (Hà Giang).

Câu 12. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà chưa thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào?

A. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản về cách mạng Đông Dương.

B. Lực lượng cách mạng còn non trẻ, thực dân Pháp đang còn mạnh.

C. Công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê-nin chưa được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.

D. Lực lượng cách mạng còn chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.

Câu 13. Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lê-nin đã xâm nhập mạnh mẽ vào phong trào công nhân.

B. Bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

D. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn đấu tranh tự giác.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và gia cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

B. Mở ra thời kì cách mạng giải phóng dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước nhảy vọt của cách mạng và dân tộc Việt Nam.

D. Mở đầu quá trình giải quyết khủng hoảng về đường lối của Cách mạng Việt Nam.

Câu 15. Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp – Nhật.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 16. Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỷ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về

A. lực lượng cách mạng.

B. khuynh hướng chính trị.

C. đối tượng cách mạng.

D. mục tiêu trước mắt.

Câu 17. Ai là người đặt ra những cơ sở đảm bào và chỉ dẫn, soi đường cho quá trình “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”?

A. Võ Chí Công.

B. Trần Đức Lương.

C. Hồ Chí Minh.

Câu 18. Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm

A. 1956.

B. 1966.

C. 1976.

D. 1986.

Câu 19. Tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” vào năm nào?

A. 1997.

B. 1977.

C. 1987.

D. 1988.

Câu 20. “Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do”. Câu nói trên là nói về

A. Hồ Chí Minh.

B. Lê Tuấn Anh.

C. Trường Chinh.

D. Tôn Đức Thắng.

Câu 21. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì một trong 

những lí do cơ bản nào sau đây?

A. Là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ. 

B. Góp phần vào xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 

C. Là người Việt Nam đầu tiên xuất dương tìm đường cứu nước.

D. Là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam. 

Câu 22. Năm 2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để 

A. phát động thế hệ trẻ đi học theo phong cách Hồ Chí Minh.  

B. xây dựng hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn học.  

C. phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 

D. nâng cao năng lực học tập của nhân dân trong thời đại mới.  

Câu 23. Nội dung nào sau đây là một trong những hình thức vinh danh và tri ân của các thế hệ người Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Xây dựng ở mỗi xã một trường học mang tên Nguyễn Ái Quốc. 

B. Tổ chức bán đấu giá cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp

C. Đưa vào sách giáo khoa Lịch sử tất cả các bài viết của Nguyễn Ái Quốc. 

D. Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học và nghệ thuật. 

Câu 24. “Sự nghiệp văn hóa quan trọng nhất của Người là đã lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm trong thời đại mới, giành lại cho nhân dân những quyền sống của con người, một cuộc sống có văn hóa,... Hồ Chí Minh đã cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa” là câu nói của ai?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Tổng bí thư Trần Phú.

C. Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

      “Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào. Ngày 5/6/1911, lấy tên là Nguyễn Văn Ba, làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước”.

(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngôn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.108)

a. Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.

b. Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã giải quyết được khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam.

c. Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.

d. Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

   “Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12,

 NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)

a. Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.

b. Việc Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã mở ra cơ hội mới trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước.

c. Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin.

d. Cụm từ “đây là còn đường giải phóng chúng ta!” trong đoạn tư liệu trên chính là con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: 

     “…Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ, hi sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.

(Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam

trong Lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969 tại Hà Nội, 

trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, 

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.626)

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và thế giới.

b. Theo nội dung đoạn tư liệu, không chỉ tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục.

c. UNESCO ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam vào đúng dịp kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

d. UNESCO ra nghị quyết yêu cầu các nước thống nhất việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây: 

      “…Trung ương đã quyết định cần tích cực chuẩn bị cho cuộc họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội đại biểu. Bác [Hồ Chí Minh] giục chuẩn bị cho kịp họp hai hội nghị quan trọng này từ tháng 7… Giữa lúc công việc bộn bề như thế, Bác bỗng bị mệt…. Lúc nào tỉnh, Bác chỉ nói chuyện tình hình: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

(Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi kí

NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr.129 – 130)

a. Đoạn tư liệu ghi nhận vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc chớp thời cơ, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Hồ Chí Minh xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc từ khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

c. Thời cơ của Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được tính từ khi Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945).

d. Bối cảnh nổ ra cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có sự đan xen giữa thời cơ và nguy cơ.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12  –  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

……………………………………………………


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 

7

7

0

4

4

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

3

4

0

2

5

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

3

0

0

1

TỔNG

10

11

3

6

9

1

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

 TN đúng sai 

(số ý)

CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

24

16

24

16

Bài 14. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Nhận biết 

Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.

4

2

C1, C2, C3, C4

C1c, C1d

Thông hiểu 

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

3

2

C5, C6, C7 

C1a, C1b 

Vận dụng

Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

1

C8

Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc 

Nhận biết 

Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. 

3

3

C9, C10, C11

C2a, C2c, C4a

Thông hiểu

Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. 

Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

4

5

C12, C13, C14, C15

C2b, C2d, C4b, C4c, C4d

Vận dụng

Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Sưu tầm tư liệu và có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với Việt Nam. 

1

C16

Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam 

Nhận biết

Nêu được nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh. 

4

1

C17, C18, C19, C20

C3a

Thông hiểu 

Nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam. 

3

2

 C21, C22, C23

C3c, C3d

Vận dụng 

Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

1

1

C24

C3b

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay