Đề thi cuối kì 2 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. “Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do”. Câu nói trên là nói về
A. Hồ Chí Minh.
B. Lê Tuấn Anh.
C. Trường Chinh.
D. Tôn Đức Thắng.
Câu 2. Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh vào năm
A. 1956. | B. 1966. | C. 1976. | D. 1986. |
Câu 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho mục tiêu nào sau đây?
A. Độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
B. Phát triển kinh tế - xã hội.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 4. Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một trong những lí do nào sau đây?
A. Là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, tham gia bảo vệ hòa bình thế giới.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho dân tộc Việt Nam.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ nhân dân Nam Phi chống chế độ A-pác-thai.
D. Có đóng góp trực tiếp vào giải quyết mâu thuẫn cuộc đối đầu Đông – Tây.
Câu 5. Năm 1987, cuộc họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Pa-ri (Pháp) đã ra Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là
A. một nhà ngoại giao có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á trong thế kỉ XX.
B. nhà chính trị, quân sự, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời phong kiến.
C. Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
D. người vận dụng xuất sắc chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam.
Câu 6. Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì đã
A. cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.
B. để lại di sản to lớn trên lĩnh vực khoa học – kĩ thuật.
C. để lại di sản to lớn trên lĩnh vực văn học và khoa học.
D. huy động mọi nguồn lực để giúp đỡ người dân Việt Nam.
Câu 7. Hình thức nào sau đây không phải là sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Hồ Chí Minh?
A. Xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, lưu niệm, …
B. Nhiều trường học, đường phố, … mang tên Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
C. Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng sáng tác trong văn học.
D. Hồ Chí Minh tiếp tục được nghiên cứu bởi giới sử học quốc tế.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải điểm tương đồng về hình thức vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân thế giới và nhân dân Việt Nam?
A. Xây dựng Lăng Chủ tịch.
B. Xây dựng quảng trường, nhà lưu niệm.
C. Viết sách về Hồ Chí Minh.
D. Xây dựng công trình tưởng niệm.
Câu 9. Bà Hoàng Thị Loan – mẹ Chủ tịch Hồ chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp của Người?
A. Một sĩ phu yêu nước lãnh đạo các phong trào đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm.
B. Người cần mẫn, nhân hậu, có học thức; nuôi dưỡng các con bằng tình yêu thương và những điệu hò câu ví của dân ca xứ Nghệ.
C. Tiếp xúc với sách báo mới, thường bàn luận về các phong trào yêu nước.
D. Một tấm gương kiên trì về ý chí vượt khó vươn lên, người thầy mẫu mực trong dạy chữ, dạy người.
Câu 10. Hồ Chí Minh có tên gọi khác là
A. Nguyễn Sinh Sắc. | B. Nguyễn Sinh Khiêm. |
C. Nguyễn Tất Đạt. | D. Văn Ba. |
Câu 11. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành
A. học ở Trường Tiểu học Pháp – Việt (Vinh).
B. theo cha vào Huế, học ở Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba, Trường Quốc học Huế.
C. dạy học ở Trường Dục Thanh.
D. đến nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ để tìm đường cứu nước.
Câu 12. Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8.
B. thành lập Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt.
C. phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công.
D. thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
Câu 13. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò nổi bật nào sau đây?
A. Hoạch định đường lối xây dựng và bảo vệ chế độ mới.
B. Đề ra kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy ở Việt Bắc.
C. Chủ trì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
D. Trực tiếp chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng về yếu tố gia đình ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh?
A. Nguyễn Sinh Sắc đúc kết và chia sẻ về sự thất bại của con đường dân chủ tư sản.
B. Truyền thống yêu nước và hiếu học của quê hương luôn được gia đình nuôi dưỡng.
C. Thân mẫu của Hồ Chí Minh xuất thân trong một nhà nho yêu nước, sống chan hòa.
D. Thân phụ của Hồ Chí Minh là một người thầy mẫu mực trong dạy chữ và dạy người.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945?
A. Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
B. Ra Chỉ thị Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
C. Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chống thù trong giặc ngoài.
D. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 16. “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
….
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Câu nói của Hồ Chí Minh thuộc nội dung nào sau đây?
A. cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
C. Tác phẩm Đường Kách mệnh.
D. Bản Di chúc của Hồ Chí Minh được công bố tại lễ truy điệu Người ngày 9-9-1969.
Câu 17. Trong thời gian ở Liên Xô 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào?
A. Nhân đạo.
B. Thanh Niên.
C. Đời sống nhân dân.
D. Tạp chí Cộng sản, Thư tín quốc tế.
Câu 18. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?
A. 21 – 10 – 1943. | B. 22 – 12 – 1944. |
C. 25 – 12 – 1944. | D. 26 – 12 – 1954. |
Câu 19. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập diễn ra vào thời gian nào?
A. 19 – 5 – 1890. | B. 2 – 9 – 1945. |
C. 5 – 6 – 1911. | D. 20 – 12 – 1946. |
Câu 20. Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam?
A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về con đường cứu nước ở Việt Nam.
B. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
C. Chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Gắn phong trào cách mạng của Việt Nam với cách mạng thế giới.
Câu 21. Nội dung nào sau đây nhận định sai về ý nghĩa ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Là kết quả cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp trong những năm 20 của thế kỉ XX.
B. Là sự kết hợp giữa phong trào cộng sản quốc tế và tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây.
C. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc.
D. Kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời kì mới.
Câu 22. Sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên là
A. đọc bản Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7-1920).
B. trở thành ủy viên Ban chấp hành quốc tế nông dân (6-1923).
C. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
D. đại biểu tham dự đại hội V – Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô (1924).
Câu 23. Ý nghĩa nào dưới đây không đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính quyền.
B. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng nhân dân đấu tranh.
C. Phối hợp với lực lượng Đồng Minh tham gia giành chính quyền.
D. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 24. Luận điểm: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Tuyên ngôn Độc lập. | B. Đường Kách mệnh. |
C. Điều lệ vắn tắt của Đảng. | D. Thường thức chính trị. |
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng tôi đã được nghe, được thấy và được học tập nhiều bài học về con người và cách mạng. Song, chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu, nếu như không gặp được người tượng trưng cho cả dân tộc. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh … Trong khi Chủ tịch nói, chúng tôi hiểu rằng người đang ở trước mặt mình đây chính là người đã cùng một số người khác sáng lập ra Đảng Cộng sản, là người bị tù đày, truy nã, sống trong hang, là người tổ chức đấu tranh để giải phóng Tổ quốc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là lịch sử, là người suốt đời gắn bó với cách mạng. Cuộc đời mẫu mực và nếp sống giản đơn thể hiện rõ trong những câu nói ngắn gọn và sáng sủa, chứa đựng sự dũng cảm và anh hùng của các thế hệ kiểu mẫu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên mặt trận bảo vệ đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
(A. A-gian-đê – Tổng thống nước Cộng hòa Chi-lê, “Một người tượng trưng cho cả dân tộc”, in trong: Bùi Phúc Hải (sưu tầm, biên soạn), Bác Hồ trong trái tim
bạn bè quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.8, 10)
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tham gia sáng lập Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam và có đóng góp tích cực vào phong trào dân tộc trên thế giới.
b. Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân thế giới yêu quý vì lối sống giản dị, tấm gương đạo đức mẫu mực cũng như sự hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
c. Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như đại diện cho khát vọng đấu tranh của nhân loại.
d. Chủ tịch Hồ Chí Minh được quốc tế tôn vinh vì đã trực tiếp tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo Cứu quốc,
số 147, ngày 21/1/1946)
a. Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân.
b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Tổ quốc.
c. Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
d. Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhận thấy những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
(Tập biên bản của Đại hội đồng UNESCO, khóa họp ngày 20-10 đến ngày
20-11-1987, trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.72 – 73)
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh của tất cả các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
b. UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vì đã trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa của mọi quốc gia trên thế giới.
c. Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới” vì có vai trò to lớn đối với Việt Nam và góp phần khẳng định bản sắc văn hóa các dân tộc trên thế giới.
d. Thế giới tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự trân trọng về tư tưởng, hành động và nhân cách cao thượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được các tổ chức quốc tế và nhân dân các nước thừa nhận.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:
“…Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ, hi sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.
(Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
trong Lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969 tại Hà Nội,
trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.626)
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
b. Theo nội dung đoạn tư liệu, không chỉ tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục.
c. UNESCO ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam vào đúng dịp kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
d. UNESCO ra nghị quyết yêu cầu các nước thống nhất việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
………………………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 7 | 3 | 0 | 4 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 2 | 2 | 0 | 2 | 4 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 | 2 |
TỔNG | 10 | 5 | 1 | 6 | 8 | 2 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 14. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh | Nhận biết | Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. | 4 | 1 | C9, C10, C11, C12 | C2a | ||
Thông hiểu | Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 3 | 3 | C13, C14, C15 | C2b, C2c, C2d | |||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 1 | C16 | |||||
Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc | Nhận biết | Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. | 3 | C17, C18, C19 | ||||
Thông hiểu | Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. | Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. | 4 | 2 | C20, C21, C22, C23 | C1a, C1d | ||
Vận dụng | Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. | Sưu tầm tư liệu và có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với Việt Nam. | 1 | 2 | C24 | C1b, C1c | ||
Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam. | 3 | 3 | C1, C2, C3 | C3a, C3b, C4a | ||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh. | 4 | 3 | C4, C5, C6, C7 | C3c, C3d, C4b | |||
Vận dụng | Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. | 1 | 2 | C8 | C4c, C4d |