Đề thi cuối kì 2 lịch sử 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Lịch sử 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào nào sau đây?
A. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (Pháp).
B. Gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Trung Quốc.
Câu 2. Cuối tháng 12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở
A. Phay Khắt, Nà Ngần (Cao Bằng).
B. Chiêm Hóa, Tân Trào (Tuyên Quang).
C. Võ Nhai, Đại Từ (Thái Nguyên).
D. Vị Xuyên, Đồng Văn (Hà Giang).
Câu 3. Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vào thời gian nào?
A. Tháng 06 – 1923.
B. Giữ năm 1921 đến tháng 06 – 1923.
C. Ngày 30 – 04 – 1945.
D. Ngày 28 – 01 – 1941.
Câu 4. Ngày 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra
A. Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Quân lệnh số 1.
D. Tuyên ngôn Độc lập.
Câu 5. Vai trò to lớn của Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. thực hiện hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. kêu gọi nhân dân thực hiện khởi nghĩa từng phần ở địa phương.
C. lãnh đạo toàn dân đứng lên giành chính quyền.
D. lãnh đạo các đô thị khởi nghĩa từng phần.
Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (đầu năm 1930)?
A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để hội nghị thông qua.
C. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam.
D. Chủ trì hội nghị.
Câu 7. Cho các dữ liệu sau:
Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập.
Thông qua kế hoạch toàn dân Tổng khởi nghĩa.
Thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
Sắp xếp theo trình tự thời gian cho thấy Đảng đã lãnh đạo nhân dân “chớp thời cơ” tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước là
A. (1), (3), (2).
B. (2), (3), (1).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (1), (3).
Câu 8. Luận điểm: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Tuyên ngôn Độc lập.
B. Đường Kách mệnh.
C. Điều lệ vắn tắt của Đảng.
D. Thường thức chính trị.
Câu 9. Nghị quyết số 24C/18.65 ghi nhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” là của tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D. Quốc tế Cộng sản.
Câu 10. Ai là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tự do và tiến bộ xã hội trên thế giới?
A. Phan Châu Trinh.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Nguyễn Phú Trọng.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành
A. Thành phố Nguyễn Tất Thành.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thành phố Nguyễn Sinh Sắc.
D. Thành phố Văn Ba.
Câu 12. Tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” vào năm nào?
A. 1997. | B. 1977. | C. 1987. | D. 1988. |
Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng về hành động để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân và các quốc gia?
A. Ghi chép lại những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
B. Xây dựng nhà lưu niệm, khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.
C. Dựng tượng đài kỉ niệm, bia tưởng niệm Hồ Chí Minh.
D. Đặt tên Hồ Chí Minh cho các đại lộ, con đường, trường học, công viên.
Câu 14. Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam vì đã
A. cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.
B. để lại di sản to lớn trên lĩnh vực khoa học – kĩ thuật.
C. để lại di sản to lớn trên lĩnh vực văn học và khoa học.
D. huy động mọi nguồn lực để giúp đỡ người dân Việt Nam.
Câu 15. Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một trong những lí do cơ bản nào sau đây?
A. Là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, tham gia bảo vệ hòa bình thế giới.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho dân tộc Việt Nam.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ nhân dân Nam Phi chống chế độ A-pác-thai.
D. Có đóng góp trực tiếp vào việc giải quyết mâu thuẫn cuộc đối đầu Đông – Tây.
Câu 16. Từ việc nhân dân Việt Nam luôn dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh lòng kính yêu vô hạn, em rút ra bài học gì cho bản thân?
A. Cần phải biết ơn những người đã khuất.
B. Cần phải có lòng yêu nước.
C. Cần sống có ích, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
D. Cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Câu 17. Nguyễn Sinh Cung lấy tên là Nguyễn Tất Thành vào năm nào?
A. Năm 1900. | B. Năm 1901. | C. Năm 1906. | D. Năm 1895. |
Câu 18. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc
A. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Câu 19. Từ năm 1890 đến năm 1911, Nguyễn Tất Thành có hoạt động tiêu biểu nào sau đây?
A. Dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết).
B. Hoạt động yêu nước ở Pháp, Liên Xô.
C. Trình bày tham luận ở Hội nghị Véc-xai (Pháp).
D. Mở lớp đào tạo cán bộ ở Trung Quốc.
Câu 20. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?
A. Anh. | B. Pháp. | C. Liên Xô. | D. Trung Quốc. |
Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969?
A. Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
B. Lãnh đạo công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 22. Trong những năm 1920 – 1930, hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không có sự kiện nào sau đây?
A. Xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
B. Lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
C. Trở về nước và trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc.
D. Chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 23. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hành trình cứu nước và hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (1911 – 1969)?
A. Đất nước bị mất độc lập, nhân dân bị áp bức, bóc lột.
B. Truyền thống gia đình và sự nhận thức của cá nhân.
C. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây và xu thế toàn cầu hóa.
D. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quê hương.
Câu 24. Khi bị bắt ở Hồng Kông vào tháng 6-1931, Nguyễn Ái Quốc mang thẻ căn cước mang tên là gì?
A. Nguyễn Tất Thành. | B. Tống Văn Sơ. |
C. Nguyễn Sinh Cung. | D. Hồ Chí Minh. |
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 17-7-1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131)
a. Đoạn tư liệu thể hiện mong muốn của Hồ Chí Minh khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
b. Đoạn tư liệu thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
c. Lời kêu gọi cho thấy Hồ Chí Minh tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
d. Lời kêu gọi là một văn kiện lịch sử, có giá trị như lời hịch kêu gọi cả nước tấn công quân Mỹ.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhận thấy sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
(Trích: Nghị quyết số 24C/18.65, cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 ở Pa-ri (Pháp), từ ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987)
a. Nghị quyết thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của UNESCO đối với Hồ Chí Minh.
b. Nghị quyết thể hiện quan điểm của mọi cá nhân và tổ chức trên thế giới về Hồ Chí Minh.
c. Nghị quyết cho thấy Hồ Chí Minh có những cống hiến lớn về chính trị và những đóng góp quan trọng về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.
d. Nghị quyết khẳng định Hồ Chí Minh đại diện cho xu thế hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“… Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
(Tập biên bản của Đại Hội đồng UNESCO, trích trong: UNESCO với sự kiện tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr.72 – 73)
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.
b. Không chỉ tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục,…
c. UNESCO ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và đúng dịp kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
d. UNESCO ra nghị quyết yêu cầu các nước xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:
“Hồ Chủ tịch là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trái tim, khối óc của Người dành cho dân tộc Việt Nam ta cũng hướng về giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Là người học trò trung thành của Các Mác và Lê-nin, Hồ Chủ tịch chẳng những là một nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là một chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của thế kỉ XX. Hồ Chủ tịch thường dạy chúng ta phải chăm lo bảo vệ sự đoàn kết quốc tế, vì sự nghiệp to lớn của cách mạng Việt Nam, vì nghĩa vụ cao cả đối với cách mạng thế giới”.
(Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
trong Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969 tại Hà Nội, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.27)
a. Điếu văn ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ truy điệu được tổ chức tại Hà Nội sau khi Chủ tịch Hồ Chí Mnh từ trần năm 1969.
b. Nội dung điếu văn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh có cống hiến to lớn đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
c. Chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò đặc biệt đối với tiến trình lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
d. Phong trào cộng sản quốc tế hiện nay trên thế giới đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ và có sự đoàn kết chặt chẽ.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
…………………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 6 | 6 | 0 | 3 | 4 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 3 | 6 | 0 | 2 | 3 | 0 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 |
TỔNG | 9 | 12 | 3 | 5 | 8 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 14. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh | Nhận biết | Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 3 | 2 | C17, C18, C19 | C1a, C1b | ||
Thông hiểu | Tóm tắt cuộc đời và tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. | 4 | 2 | C20, C21, C22, C23 | C1c, C1d | |||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí Minh. | 1 | C24 | |||||
Bài 15. Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc | Nhận biết | Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. | 4 | 3 | C1, C2, C3, C4 | C2c, C2d, C4a | ||
Thông hiểu | Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. | Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. | 3 | 4 | C5, C6, C7 | C2a, C2b, C4b, C4c | ||
Vận dụng | Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. | Sưu tầm tư liệu và có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với Việt Nam. | 1 | 1 | C8 | C4d | ||
Bài 16. Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh. | 4 | 2 | C9, C10, C11, C12 | C3a, C3d | ||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam. | 3 | 1 | C13, C14, C15 | C3c | |||
Vận dụng | Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. | 1 | 1 | C16 | C3b |