Đề thi cuối kì 2 tin học 9 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 9 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Tin học 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS ….……………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ THI HỌC KÌ II
TIN HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1. Quy trình thanh toán tiền lương thường bao gồm mấy bước?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 2. Trong bài toán tính lương, bước nào cần sử dụng cấu trúc điều kiện?
A. Nhập dữ liệu đầu vào.
B. Tính lương vượt mức.
C. Xuất kết quả tiền lương.
D. Lưu dữ liệu vào hồ sơ.
Câu 3. Công việc đặc thù của nhóm các nhà chuyên môn phân tích và phát triển phần mềm là gì?
A. Thiết kế, xây dựng, tích hợp và triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu.
B. Thiết kế nội dung để truyền đạt thông tin dưới hình thức hình ảnh, âm thanh, hoạt hình,…
C. Thiết lập chính sách và triển khai các kế hoạch bảo mật dữ liệu.
D. Nghiên cứu, phân tích các thành phần của hệ thống thông tin.
Câu 4. Trong quá trình giải bài toán tin học, việc xác định bài toán là
A. xác định đầu vào, đầu ra.
B. chia bài toán thành những bài toán nhỏ bằng cách trả lời các câu hỏi liên quan.
C. thực hiện giải pháp.
D. chạy chương trình với những dữ liệu khác nhau.
Câu 5. Một trong những yếu tố quan trọng của thuật toán bám tường là gì?
A. Luôn tiến thẳng khi không có đường khác.
B. Luôn giữ tường ở bên trái hoặc phải.
C. Quay ngẫu nhiên khi gặp ngã rẽ.
D. Dừng lại khi gặp tường.
Câu 6. Tại sao nữ giới phù hợp với lĩnh vực tin học?
A. Khả năng ghi nhớ tốt, cẩn thận, chu đáo.
B. Không bị áp lực gia đình.
C. Chỉ làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo.
D. Không cần phải đối mặt với sự cạnh tranh.
Câu 7. Kĩ năng phân tích dữ liệu được áp dụng trong lĩnh vực y tế như thế nào?
A. Phân tích dữ liệu để giám sát an ninh mạng và phòng chống tội phạm mạng.
B. Phân tích dữ liệu dữ liệu để xác định rủi ro tài chính và tối ưu hoá lợi nhuận.
C. Phân tích dữ liệu để đưa ra chiến lược marketing, quảng cáo và tiếp thị.
D. Phân tích dữ liệu y tế để đưa ra các phương án điều trị và xác định đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao.
Câu 8. Quá trình giải quyết vấn đề thường được thực hiện qua mấy bước?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 9. Tại sao thuật toán bám tường có thể giúp robot thoát khỏi mê cung?
A. Nó kiểm tra mọi ngóc ngách trong mê cung.
B. Nó chỉ tiến về phía trước.
C. Nó ghi nhớ đường đi đã qua.
D. Nó luôn đi theo đường ngắn nhất.
Câu 10. Thuật toán bám tường được mô tả dưới dạng nào?
A. Mã máy.
B. Dạng liệt kê các bước hoặc sơ đồ khối.
C. Ngôn ngữ tự nhiên.
D. Mô hình ba chiều.
Câu 11. Tìm hiểu vấn đề là
A. xác định những yếu tố đã cho và kết quả cần đạt.
B. phân chia vấn đề thành những vấn đề nhỏ hơn, dễ giải quyết hơn.
C. lựa chọn cách giải quyết vấn đề và trình bày giải pháp đó một cách cụ thể, rõ ràng.
D. xem xét hiệu quả đạt được khi thực hiện giải pháp để cải tiến hoặc phát hiện những giải pháp mới.
Câu 12. Đầu vào của bài toán giải phương trình là gì?
A. Thông báo “phương trình có vô số nghiệm”.
B. Nghiệm của phương trình (nếu có).
C. Các hệ số ,
,
.
D. Thông báo “phương trình vô nghiệm”.
Câu 13. Khi nào robot cần quay trái 90° trong thuật toán bám tường bên phải?
A. Khi không có đường đi phía trước.
B. Khi cả phía trước và bên phải đều có tường.
C. Khi không có tường bên phải.
D. Khi không có tường bên trái.
Câu 14. Bước thứ 2 trong quá trình giải quyết vấn đề là
A. lựa chọn giải pháp.
B. tìm hiểu vấn đề.
C. phân tích vấn đề.
D. thực hiện giải pháp.
Câu 15. Ngành nghề nào không thuộc hướng Khoa học máy tính?
A. Nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
B. Nhà phân tích hệ thống.
C. Nhà thiết kế đồ họa.
D. Nhà phát triển phần mềm.
Câu 16. Tạo kịch bản và chuyển kịch bản đó thành phần mềm trò chơi trên máy tính thuộc nhóm
A. nhà phân tích nội dung và lên kế hoạch tổng thể.
B. nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện.
C. nhà chuyên môn về cơ sở dữ liệu và mạng máy tính.
D. nhà chuyên môn phân tích và phát triển phần mềm.
Câu 17. Nghề không thuộc nhóm nhà chuyên môn phân tích và phát triển phần mềm là
A. nhà lập trình các ứng dụng.
B. nhà phát triển web và truyền thông đa phương tiện.
C. nhà bảo mật (máy tính).
D. nhà phát triển phần mềm.
Câu 18. Cho hình sau:
Trong sơ đồ khối, hình trên thể hiện điều gì?
A. Bắt đầu/Kết thúc chương trình.
B. Điều kiện rẽ nhánh.
C. Xử lý/Tính toán/Gán.
D. Trả về giá trị.
.................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Một robot xuất phát từ Lối vào, tìm đường tới Lối ra như hình sau:
Biết rằng màu đỏ là đường đi của robot. Em hãy xác định kết quả cần đạt và cho biết robot phải làm gì để đạt được kết quả đó.
Câu 2. (2 điểm) Cho bài toán sau: Tìm và hiển thị giá trị lớn nhất của những số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím. Số lượng các số trong dãy không được biết trước khi nhập dữ liệu, quá trình nhập các số của dãy kết thúc khi nhập vào số 0. Chỉ sử dụng một biến số nguyên để nhập dữ liệu đầu vào. Em hãy mô tả các bước xây dựng thuật toán cho bài toán này.
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | Bài 14. Giải quyết vấn đề | 4 | 2 | 1 | 2 | 8 | 1 | 4,0đ | ||||
Bài 15. Bài toán tin học | 6 | 2 | 1 | 8 | 1 | 4,0đ | ||||||
Chủ đề 6. Hướng nghiệp với tin học | Bài 17. Tin học và thế giới nghề nghiệp | 6 | 2 | 8 | 2,0đ | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 4 | 0 | 1 | 2 | 0 | 2 | 1 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10,0 điểm 100% | 10,0 điểm 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ THI HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN (câu) | TL (câu) | |||
24 | 2 | |||||
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | ||||||
Bài 14. Giải quyết vấn đề | Nhận biết | - Số bước trong quá trình giải quyết vấn đề. - Khái niệm tìm hiểu vấn đề. - Nội dung các bước trong quá trình giải quyết vấn đề. - Kí hiệu của các hình trong sơ đồ khối. | 4 | C8, 11, 14, 18 | ||
Thông hiểu | - Yếu tố quan trọng trong thuật toán bám tường. - Dạng mô tả của thuật toán bám tường. - Các thông tin về sử dụng thuật toán bám tường để tìm đường trong mê cung. | 2 | 1 | C5, 10 | C1 | |
Vận dụng cao | - Lí giải được cách thức hoạt động của thuật toán bám tường khi robot tìm đường trong mê cung. | 2 | C9, 13 | |||
Bài 15. Bài toán tin học | Nhận biết | - Các bước trong bài toán tính lương. - Khái niệm xác định bài toán. - Yếu tố trong bài toán tin học. | 6 | C1, 2, 4, 19, 23, 24 | ||
Thông hiểu | - Xác định đầu vào của bài toán. - Thông tin đúng về đầu vào của một bài toán cho sẵn. | 2 | C12, 20 | |||
Vận dụng | - Mô tả các bước xây dựng thuật toán. | 1 | C2 | |||
Chủ đề 6. Hướng nghiệp với tin học | ||||||
Bài 17. Tin học và thế giới nghề nghiệp | Nhận biết | - Công việc đặc thù của nhóm các ngành nghề trong lĩnh vực tin học. - Nắm được các công thức tính hàm khi các dữ liệu ở các trang tính khác nhau. - Nhận biết được cách vẽ đồ thị trực quan trong quản lí chi tiêu gia đình. | 6 | C3, 7, 15, 16, 17, 21 | ||
Vận dụng cao | - Giải thích được lí do nữ giới phù hợp với lĩnh vực tin học. - Xác định được công việc phù hợp dựa vào đặc điểm đã cho | 2 | C6, 22 |