Đề thi giữa kì 1 tin học 9 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 9 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Tin học 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TIN HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Truy cập trang web tổ chức đánh bạc trực tuyến trái pháp luật là
A. hành vi vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức.
B. hành vi vi phạm đến việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng.
C. hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản, đánh bạc,...
D. hành vi vi phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Câu 2. Phần mềm nào dưới đây giúp em vẽ các hình hình học và giải toán?
A. Flowgorithm.
B. Cabri II plus.
C. Virtual Physics Lab.
D. Crocodile Chemistry.
Câu 3. Tiêu chí nào sau đây không được dùng để đánh giá chất lượng thông tin?
A. Tính đa dạng.
B. Tính liên quan.
C. Tính mới.
D. Tính chính xác.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực đến con người và xã hội nhiều hơn so với tác động tích cực.
B. Bằng cách sử dụng Internet, mọi người có thể bổ sung sự hiểu biết của mình về bất kì lĩnh nào, ở mọi nơi và vào mọi lúc.
C. Bạo lực mạng là một ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng công nghệ không đúng cách và thiếu trách nhiệm dẫn tới những tác động tiêu cực như ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thể chất và tinh thần con người.
D. Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, đem lại những thay đổi tích cực trong xã hội, trong đó có giáo dục.
Câu 5. Em cần tìm kiếm thông tin về bài thi TOEFL ở đâu?
A. Website của nhà trường.
B. Website của IDP Việt Nam.
C. Website của IIG Việt Nam.
D. Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 6. Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong lĩnh vực công nghiệp?
A. Máy chụp X-quang.
B. Ô tô tự lái.
C. Máy rút tiền tự động.
D. Robot lắp ráp.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức?
A. Tự ý chia sẻ thông tin cá nhân của người khác.
B. Quảng cáo bán hàng hoá, dịch vụ cấm.
C. Phát tán virus máy tính thông qua truy cập các liên kết lừa đảo.
D. Bình luận sai trái trên mạng xã hội.
Câu 8. Khi quan sát sự chuyển hoá của các dạng năng lượng thông qua phần mềm PhET, em có thể thay đổi nguồn năng lượng nào sau đây?
A. Máy phát điện.
B. Pin mặt trời.
C. Bóng đèn compact.
D. Ánh sáng mặt trời.
Câu 9. Phương án nào sau đây là một tác động tích cực của công nghệ thông tin lên giáo dục?
A. Xuất hiện nhiều thiết bị gian lận thi cử tinh vi.
B. Thúc đẩy quá trình tự động hoá ở mọi công đoạn sản xuất.
C. Nguồn tài liệu số phong phú, dễ dàng truy cập trên Internet.
D. Ảnh hưởng đến việc phát triển các giá trị truyền thống và nhân văn của Việt Nam.
Câu 10. Phương án nào sau đây là một ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực giao thông?
A. Máy tính được sử dụng để dự báo thời tiết.
B. Máy tính được sử dụng để điều khiển hệ thống đèn tín hiệu.
C. Máy tính được sử dụng để mô phỏng dòng chảy của chất lỏng, chất khí,…
D. Máy tính được sử dụng để phân tích hình ảnh y tế.
Câu 11. Hành vi nào sau đây là trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số?
A. Phân biệt chủng tộc.
B. Tạo dựng sự việc không có thật rồi đưa lên Internet nhằm xúc phạm danh dự, bôi nhọ người khác.
C. Xem trộm mật khẩu tài khoản mạng xã hội của người khác.
D. Buôn bán vũ khí, chất cấm.
Câu 12. Phần mềm ChemLab mô phỏng hoạt động gì?
A. Thí nghiệm sinh học.
B. Thí nghiệm vật lí.
C. Thí nghiệm toán học.
D. Thí nghiệm hoá học.
Câu 13. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng là
A. hành vi vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức.
B. hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
C. hành vi tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ không phù hợp quy định của pháp luật, trái với thuần phong mĩ tục, lối sống văn minh.
D. hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản, đánh bạc,...
Câu 14. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Bộ xử lí không chỉ xuất hiện trong máy tính hay điện thoại thông minh mà còn được gắn vào các thiết bị khác để hỗ trợ xử lí bất kì loại thông tin nào có thể số hoá được.
C. Hệ thống phun tưới tự động là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong nông nghiệp hiện đại.
D. Máy chụp cắt lớp là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong sản xuất công nghiệp.
Câu 15. Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến đời sống con người?
A. Giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
B. Phát sinh những hành vi thiếu văn hoá, trái đạo đức, vi phạm pháp luật trong môi trường số.
C. Sự phát triển của các ngành nghề mới.
D. Thông tin số có thể bị đánh cắp.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phần mềm mô phỏng pha màu giúp em tìm hiểu những hệ màu cơ bản khác nhau như
RGB, CMYK hay RBY.
B. Phần mềm mô phỏng giúp người sử dụng nghiên cứu những nội dung lí thuyết một
cách trực quan, sinh động bằng cách tương tác với phần mềm.
C. Phần mềm mô phỏng tạo ra nhiều tình huống để luyện tập hoặc nghiên cứu đối tượng một cách đầy đủ hơn.
D. Phần mềm mô phỏng giúp người sử dụng làm quen, tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động của
một đối tượng, sự vật với chi phí thấp.
Câu 17. Luật nào sau đây quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan?
A. Luật Công nghệ thông tin do Quốc hội ban hành năm 2006.
B. Luật An ninh mạng do Chính phủ ban hành năm 2018.
C. Luật An ninh mạng do Quốc hội ban hành năm 2018.
D. Luật Công nghệ thông tin do Chính phủ ban hành năm 2006.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Internet là một kho thông tin khổng lồ.
B. Số lượng bản tin làm cho thông tin trở thành hữu ích.
C. Cần phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận, trao đổi và sử dụng thông tin để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
D. Không phải thông tin nào tìm được trên Internet cũng có thể sử dụng để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Câu 19. Để mở công cụ tính trong phần mềm Geometer’s Sketchpad, em thực hiện như thế nào?
A. Chọn Calculate/Number…
B. Chọn Number/Measure…
C. Chọn Measure/Number…
D. Chọn Measure/Calculate…
Câu 20. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định.
B. Chất lượng thông tin thể hiện ở mức độ đáp ứng của thông tin đối với các yêu cầu cụ thể nhằm giải quyết vấn đề, làm thông tin trở nên hữu ích.
C. Tính phù hợp cung cấp cho người tìm kiếm cái nhìn tổng thể về vấn đề được đặt ra.
D. Tính cập nhật cho biết thông tin đã bị lỗi thời chưa.
Câu 21. Thiết bị nào sau đây không gắn bộ xử lí?
A. Đồng hồ thông minh.
B. Máy đo huyết áp.
C. Bảng từ trắng.
D. Máy quét mã vạch.
Câu 22. Phần mềm mô phỏng pha màu cho biết
A. màu lục (Green) được tạo ra từ màu đỏ (Red) và màu lam (Blue) của hệ màu RGB.
B. màu lam (Blue) được tạo ra từ màu hồng sẫm (Magenta) và màu vàng (Yellow) của hệ màu CMYK.
C. màu trắng (White) được tạo ra từ màu xanh lơ (Cyan), màu hồng sẫm (Magenta) và màu vàng (Yellow) của hệ màu CMYK.
D. màu trắng (White) được tạo ra từ màu đỏ (Red), màu lục (Green) và màu lam (Blue) của hệ màu RGB.
Câu 23. Khi tìm kiếm thông tin về Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU năm học 2024 – 2025, bạn Minh đã không để ý đến thời hạn nộp bài dự thi nên đã bỏ lỡ cơ hội tham gia. Theo em, sơ suất này vi phạm tiêu chí nào về chất lượng thông tin?
A. Tính đầy đủ.
B. Tính chính xác.
C. Tính mới.
D. Tính sử dụng được.
Câu 24. Khi sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo lắp ráp mạch điện một chiều, em cần mắc Ampe kế như thế nào?
A. Mắc Ampe kế song song với đoạn mạch điện cần đo cường độ dòng điện và không mắc trực tiếp vào hai cực của nguồn điện.
B. Mắc Ampe kế nối tiếp với đoạn mạch điện cần đo cường độ dòng điện và mắc trực tiếp
vào hai cực của nguồn điện.
C. Mắc Ampe kế nối tiếp với đoạn mạch điện cần đo cường độ dòng điện và không mắc trực tiếp vào hai cực của nguồn điện.
D. Mắc Ampe kế song song với đoạn mạch điện cần đo cường độ dòng điện và mắc trực tiếp vào hai cực của nguồn điện.
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội.
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy nêu các bước sử dụng phần mềm PhET để mở cửa sổ mô phỏng hiệu ứng nhà kính.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2024 - 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Thế giới kĩ thuật số | 3 | 3 | 6 | 1,5 | |||||||
Bài 2. Thông tin trong giải quyết vấn đề | 3 | 3 | 0,75 | ||||||||
Bài 3. Thực hành: Đánh giá chất lượng thông tin | 1 | 1 | 2 | 0,5 | |||||||
Bài 4. Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet | 5 | 1 | 1 | 6 | 1 | 3,5 | |||||
Bài 5. Tìm hiểu phần mềm mô phỏng | 3 | 1 | 4 | 1,0 | |||||||
Bài 6. Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng | 1 | 2 | 1 | 3 | 1 | 2,75 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 0 | 7 | 1 | 3 | 1 | 2 | 0 | 24 | 2 | 10 |
Điểm số | 3,0 | 0 | 1,75 | 2,0 | 0,75 | 2,0 | 2 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 3,0 điểm 30% | 3,75 điểm 37,5% | 2,75 điểm 27,5% | 0,5 điểm 5% | 10 điểm 100% | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2024 - 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL | TN | |||
MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG | 0 | 6 | ||||
Bài 1. Thế giới kĩ thuật số | Nhận biết | - Nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi. - Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của nó trong khoa học kĩ thuật và đời sống. | 3 | C6 C10 C21 | ||
Thông hiểu | - Nêu được ví dụ minh hoạ sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi. - Giải thích được tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội thông qua các ví dụ cụ thể. | 3 | C4 C9 C14 | |||
TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN | 0 | 5 | ||||
Bài 2. Thông tin trong giải quyết vấn đề | Thông hiểu | - Giải thích được sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ. - Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ. | 3 | C3 C18 C20 | ||
Bài 3. Thực hành: Đánh giá chất lượng thông tin | Vận dụng | - Tìm kiếm được thông tin để giải quyết vấn đề. | 1 | C5 | ||
Vận dụng cao | - Đánh giá được chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề. | 1 | C23 | |||
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ | 1 | 6 | ||||
Bài 4. Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet | Nhận biết | - Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin. - Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ. | 5 | C1 C7 C11 C13 C17 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ. | 1 | 1 | C1 | C15 | |
ỨNG DỤNG TIN HỌC | 1 | 7 | ||||
Bài 5. Tìm hiểu phần mềm mô phỏng | Nhận biết | - Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng. Nhận ra được ích lợi của phần mềm mô phỏng. | 3 | C2 C12 C16 | ||
Vận dụng cao | - Tạo ra màu mới và tìm hiểu về những hệ thống màu khác nhau bằng phần mềm pha màu. | 1 | C22 | |||
Bài 6. Thực hành: Khai thác phần mềm mô phỏng | Nhận biết | - Nêu được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng. - Nhận biết được sự mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính có thể giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề. | 1 | C8 | ||
Vận dụng | - Sử dụng phần mềm mô phỏng. | 1 | 2 | C2 | C19 C24 |