Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2 (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 (bản 2) chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn HĐTNHN 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2

 

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

     Câu 1 (0,5 điểm). Khi bố mẹ cãi nhau vì một vấn đề nào đó rồi giận nhau, em sẽ làm gì?

  1. Chờ bố mẹ bình tĩnh lại và bảo bố mẹ nên ngồi lại nói chuyện rõ ràng với nhau
  2. Không để ý vì chuyện đó là chuyện bình thường hay xảy ra
  3. Thất vọng và bỏ nhà đi sang nhà bạn
  4. Lặng im lắng nghe và đi ngủ để cho mọi chuyện tự qua

     Câu 2 (0,5 điểm). Người hay nổi nóng, cáu giận thì cần làm gì để điều chỉnh bản thân?

  1. Đập phá đồ đạc
  2. Bỏ đi khỏi nơi khiến mình tức giận
  3. Hạ “cái tôi” của bản thân để mở lòng với mọi người
  4. Không nói chuyện, để ý tới ai

     Câu 3 (0,5 điểm). Khi có người đóng góp ý kiến về điểm yếu của mình, đâu là cách cư xử đúng?

  1. Trở nên tức giận
  2. Lắng nghe để tự thay đổi
  3. Tự ái trước lời góp ý thiện chí của họ
  4. Cho rằng họ là người xấu

     Câu 4 (0,5 điểm). Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

  1. Không nên giao tiếp với nhiều bạn
  2. Kì thị sự khác biệt
  3. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
  4. Giữ khoảng cách với thầy cô

     Câu 5 (0,5 điểm). Việc làm nào sau đây phù hợp để phát huy sở trường “vẽ tranh”?

  1. Tham gia CLB Mĩ thuật của trường
  2. Tích cực phát biểu ý kiến trong các giờ học
  3. Tham gia CLB Âm nhạc của thành phố
  4. Tích cực tham gia các cuộc thi thể thao ở trường

     Câu 6 (0,5 điểm). Đâu là cách ứng xử hợp lí trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.

  1. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.
  2. Cãi lại cha mẹ.
  3. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.
  4. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.

     Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân?

  1. Tự khẳng định nét riêng của bản thân
  2. Suy nghĩ tự ti về khuyết điểm của bản thân
  3. Tích cực tham gia hoạt động tập thể
  4. Tự tin thể hiện khả năng riêng của bản thân trước mọi mọi người

     Câu 8 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây là quy định về trang phục khi ở trường?

  1. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
  2. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
  3. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
  4. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.

     Câu 9 (0,5 điểm). Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí yêu thương được hiểu là?

  1. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
  2. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp
  3. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp
  4. Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn

     Câu 10 (0,5 điểm). Khi thay đổi môi trường học tập mới, các em cần thực hiện những việc làm và tự điều chỉnh, thay đổi bản thân để:

  1. Tham gia nhiều hoạt động của trường, lớp
  2. Học theo phương pháp học cũ
  3. Thích nghi mới môi trường và vượt qua những khó khăn
  4. Không thích nghi được với môi trường mới

     Câu 11 (0,5 điểm). Lan là một học sinh giỏi Toán nhiều năm, cậu luôn đạt điểm cao trong các kì thi học sinh giỏi Văn của thành phố. Thế nhưng, trong lớp Lan thường rất ít khi phát biểu trong giờ Văn. Theo em, Lan có điểm mạnh, điểm yếu gì?

  1. Điểm mạnh: có kiến thức tốt về môn Toán; Điểm yếu: rụt rè, ít nói.
  2. Điểm mạnh: chăm chỉ học; Điểm yếu: tự kiêu
  3. Điểm mạnh: tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi; Điểm yếu: không thích tiếp xúc với bạn bè
  4. Điểm mạnh: hòa đồng, nhanh nhẹn; Điểm yếu: hướng nội

     Câu 12 (0,5 điểm). Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Khánh đang làm thí nghiệm thì Khánh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ đề xuất với Khánh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?

  1. Chỉ trích Khánh vì việc làm của Khánh làm ảnh hưởng đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô
  2. Nhẹ nhàng nhắc Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Khánh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô
  3. Nghiêm khắc nhắc nhở Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết
  4. Mặc kệ Khánh vì đó có phải việc của mình đâu. Khi nào Khánh bị thầy cô bắt vì làm việc riêng trong giờ học thì Khánh tự khắc biết điều chỉnh lại bản thân
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và phân tích cách chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của các nhân vật ở các tình huống:

      - Tình huống 1: Các bạn trong lớp nói T là người mạnh mẽ, khá quyết liệt. Trong nhiều cuộc họp, T thường thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm của một số bạn trong lớp để mong các bạn đó tiến bộ. Nếu bạn nào có ý kiến thắc mắc thì T sẵn sàng đưa ra các minh chứng rất rõ ràng làm cho các bạn không thể phản ứng lại.

      - Tình huống 2: Trong lớp học, X được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng X cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn.

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu các cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình mà em biết hoặc đã tham gia hoá giải.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 1: Tự tin là chính mình

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

Chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

 4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 1

6

1

 

 

Tự tin là chính mình

Nhận biết

- Biết cách khắc phục điểm yếu của bản thân.

- Thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

2

C3, C5

Thông hiểu

- Nhận diện được đặc điểm riêng của bản thân.

- Biết cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- Tuân thủ quy định của lớp, trường.

3

C7, C8, C10

Vận dụng

Phân tích cách chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của các nhân vật ở các tình huống.

1

1

C11

C1 (TL)

Vận dụng cao

Chủ đề 2

6

1

 

 

Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

Nhận biết

- Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.

- Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

2

C1, C4

Thông hiểu

- Biết quản lí cảm xúc của bản thân.

- Ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.

- Làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường.

3

C2, C6, C9

Vận dụng

Làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ với bạn bè và thầy cô ở trường.

1

C12

Vận dụng cao

Nêu các cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình mà em biết hoặc đã tham gia hoá giải.

1

C2 (TL)

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay