Đề thi giữa kì 2 hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2 (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 (bản 2) chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn HĐTNHN 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 11
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm- Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1. Các biểu hiện nào là biểu hiện của giao tiếp, ứng xử có văn hóa?
- Ăn mặc phù hợp trong đám hiếu.
- Hành vi xâm phạm các công trình văn hóa, mỹ thuật công cộng.
- Hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có những lời nói, hành động khiếm nhã ở nơi công cộng.
- Tình trạng chen chúc, xô đẩy, không nhường nhịn khi mua hàng.
Câu 2. Cộng đồng được hiểu là gì?
- Là một nhóm cá thể tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
- Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường là có chung các mối quan tâm.
- Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là không có chung các mối quan tâm.
- Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm?
- Tác động của con người
- Hậu quả của chiến trang
- Do cháy rừng vào mùa khô
- Chính sách nhà nước
Câu 4. Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng trong lĩnh vực môi trường?
- Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng
- Tham gia vẽ tranh cổ động cho các sự kiện chính trị tại địa phương
- Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện
- Tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm (đường phố, trường học)
Câu 5. Để bảo vệ rừng, chúng ta cần làm gì?
- Đốt rừng để làm nương rẫy
- Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống
- Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây
- Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền
Câu 6 Theo em như vì sao cần truyền thông về văn hóa mạng xã hội?
- Thúc đẩy chuyển đổi số đến với người dân
- Giúp mọi người tự do ngôn luận không cần phải sợ hãi, e dè.
- Tạo môi trường cho mọi người thoải mái kết bạn.
- Góp phần nâng cao cách ứng xử, ngôn ngữ văn minh trong môi trường ảo.
Câu 7. Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta được xếp vào nhóm
- Rừng sản xuất
- Rừng phòng hộ
- Rừng đặc dụng
- Rừng tái sinh
Câu 8. Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi là
- Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp
- Bảo vệ rừng và giữ nước đầu nguồn
- Làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng
- Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, cải tạo đất, bảo vệ rừng giữ nước đầu nguồn
Câu 9. Ý kiến nào sau đây không cần thiết khi lên kế hoạch thiện nguyện?
- Giới hạn thành viên tham gia hoạt động thiện nguyện.
- Hìnhthức tổ chức hoạt động thiện nguyện.
- Thời gian tổ chức hoạt động thiện nguyện.
- Mục đích của hoạt động thiện nguyện.
Câu 10. Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng đất của vùng đồi núi, trung du nước ta?
- Mở rộng diện tích để chăn nuôi
- Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày
- Tích cực trồng cây lương thực
- Áp dụng hình thức canh tác nông – lâm kết hợp
Câu 11. Ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên đối với cảm xúc con người?
- Một cảnh quan thiên nhiên đẹp, trong lành và yên tĩnh có thể giúp con người cảm thấy thư thái, bình yên
- Tạo ra cảm giác hài lòng, hạnh phúc, và an toàn.
- Một cảnh quan thiên nhiên xấu, bị ô nhiễm và ồn ào có thể gây ra sự bất an, căng thẳng và căng thẳng tinh thần.
- Tất cả phương án trên.
Câu 12. Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn trong việc vận động người dân địa phương cùng tham gia hoạt động phát triển cộng đồng?
- Nhiều người không có thời gian tham gia hoạt động cộng đồng.
- Nhiều người chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
- Hầu hết mọi người thờ ơ với các hoạt động cộng đồng.
- Hầu hết mọi người không được chào đón khi tham gia hoạt động cộng đồng.
- PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống bằng lời nói, hành động cụ thể trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Lan và Ngọc đề xuất với cô giáo tổ chức chương trình từ thiện cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Cô giáo vẫn phân vân vì chưa tin tưởng vào khả năng của hai bạn. Nếu là hai bạn, em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Ngày cuối tuần, Linh thường chay bộ quanh sân dưới khu tập thể. Có rất nhiều các cụ già đang tập thể dục và các em nhỏ đang chảy nhảy nhưng vẫn có nhiều bạn vẫn trượt pa-tanh và trượt ván rất nhanh. Nếu là Linh, em sẽ làm gì?
- Tình huống 3: Mai rủ Hương ra nghĩa trang liệt sĩ để thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc nhân ngày 27/07. Hương thấy đây là một hành động đẹp và liền đồng ý. Hương chuẩn bị một chiếc váy ngắn thật xinh. Nếu là Mai, em sẽ làm gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Em sẽ làm gì để thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
✄
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………