Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2 (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 (bản 2) chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn HĐTNHN 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

     Câu 1 (0,5 điểm). Đối lập với sự tự tin là gì?

  1. Tự trọng
  2. Trung thực
  3. Tiết kiệm
  4. Tự ti, mặc cảm

     Câu 2 (0,5 điểm). Khi bạn làm điều mình không thích, em nên?

  1. Bình tĩnh, nhường nhịn, luôn nhìn về mặt tích cực của bạn
  2. Tranh cãi với bạn
  3. Cáu gắt với bạn
  4. Không quan tâm bạn làm gì

     Câu 3 (0,5 điểm). Em nên làm gì để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội?

  1. Bình luận theo cảm tính
  2. Không chọn lọc thông tin trước khi đăng trên trang cá nhân
  3. Chia sẻ thông tin chưa được xác thực
  4. Không kết bạn với những tài khoản có hành vi và lời nói thiếu chuẩn mực

     Câu 4 (0,5 điểm). Để giữ gìn và phát triển tình bạn, cần phải làm gì?

  1. Lạc quan, yêu thương nhau
  2. Thẳng thắn mọi chuyện với nhau
  3. Im lặng khi có chuyện
  4. Chân thành, tôn trọng lẫn nhau

     Câu 5 (0,5 điểm). Đâu là trường hợp thể hiện sự tự tin trong các tình huống?

  1. Minh rụt rè, không hay phát biểu ý kiến trong giờ học.
  2. Sơn từ chối giúp đỡ bạn bè trong lớp hoàn thành bài thuyết trình.
  3. Thủy luôn chủ động hướng dẫn các bạn yếu môn Toán trong lớp làm bài tập bổ trợ.
  4. Kiên trốn học vì sợ hôm nay cô kiểm tra bài cũ tới lượt mình.

     Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?

  1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
  2. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.
  3. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.
  4. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.

     Câu 7 (0,5 điểm). Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

  1. Không nên giao tiếp với nhiều bạn
  2. Kì thị sự khác biệt
  3. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
  4. Giữ khoảng cách với thầy cô

     Câu 8 (0,5 điểm). Nhân vật nào sau đây thể hiện tính không tự tin trong học tập?

  1. T luôn năng nổ trong các giờ học thể dục.
  2. G xóa đáp án của mình và chép đáp án của bạn trong giờ kiểm tra.
  3. Y luôn giơ tay phát biểu thể hiện quan điểm của mình trong mỗi tiết Văn.
  4. V luôn tự tin thể hiện tài năng bản thân trong giờ âm nhạc.

     Câu 9 (0,5 điểm). Bố mẹ Liên chuyển hướng kinh doanh nên cả gia đình đến thị trấn ở một tỉnh khác để sinh sống. Liên cảm thấy lo lắng khi chuyển đến học tập và làm quen với các bạn ở ngôi trường mới. Nếu là Liên, em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ cởi mở, kết bạn và hòa hợp với các bạn, thầy cô để thích ứng nhanh với môi trường học mới
  2. Sợ hãi vì không thể làm quen với cuộc sống mới, môi trường mới
  3. Không chơi với ai và muốn quay về trường cũ
  4. Buồn bã và không muốn đi học, ngại tiếp xúc với các bạn mới

     Câu 10 (0,5 điểm). Để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh chúng ta cần làm gì?

  1. Làm việc gì mình giỏi, việc khó thì bỏ qua
  2. Rèn luyện hàng ngày, trau dồi kiến thức
  3. Theo thời gian điểm mạnh và điểm yếu sẽ tự khắc phục nên không cần làm gì
  4. Phô trương tài năng, không nhìn nhận điểm yếu của mình

     Câu 11 (0,5 điểm). Theo em, Linh nên ứng xử như thế nào trong tình huống sau: Em gái Linh đã tan học lâu rồi nhưng chưa về nhà.

  1. Linh nên quát mắng em để em biết lỗi của mình
  2. Báo với bố mẹ để xử phạt em
  3. Nhẹ nhàng hỏi thăm em lí do về muộn, nhắc nhở lần sau nên báo cho gia đình
  4. Không quan tâm, đó là việc riêng của em

     Câu 12 (0,5 điểm). Tối qua, bố về muộn, để cả nhà phải đợi cơm quá lâu. Bố cũng không gọi điện báo cho cả nhà, khiến mẹ rất tức giận. Em sẽ làm gì để giải quyết mâu thuẫn này?

  1. Giận bố vì bố không báo cho cả nhà, khiến ai cũng phải đợi
  2. Nói chuyện với bố, bảo bố nên báo trước với gia đình để mọi người không phải đợi
  3. Không quan tâm, đó là chuyện người lớn giải quyết
  4. Trách bố vì để cả nhà phải đợi cơm quá lâu
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện ứng xử, điều chỉnh cảm xúc của bản thân  hợp lí ở các tình huống sau:

      - Tình huống 1: Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên H và hai bạn nam tên M và Q. Gần đây, H thể hiện thân thiện với M hơn. Q cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu là Q em nên làm gì?

      - Tình huống 2: Đi học về muộn, bố hỏi K: Hôm nay con lại đi chơi đâu mà về muộn thế? Nghe thấy vậy, K bức xúc nói: “Tại sao bố mẹ lúc nào cũng nghĩ con đi chơi là sao, con còn bao nhiêu việc khác chứ”. K vùng vàng bỏ vào phòng, đóng sập cửa lại. Nếu là K, em nên làm gì?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân mà em biết.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 1: Tự tin là chính mình

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

Chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

 4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 1

6

1

 

 

Tự tin là chính mình

Nhận biết

Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

2

C1, C5

Thông hiểu

- Thể hiện được sự tự tin của bản thân.

- Biết điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi.

- Tuân thủ quy định của trường.

3

C6, C8, C9

Vận dụng

Phân tích được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân để khắc phục.

1

C10

Vận dụng cao

Kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân.

1

C2 (TL)

Chủ đề 2

6

1

 

 

Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

Nhận biết

- Biết cách phát triển mối quan hệ với các bạn.

- Quản lí được cảm xúc của bản thân.

2

C2, C4

Thông hiểu

- Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn.

- Làm chủ mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội.

- Ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.

3

C3, C7, C11

Vận dụng

- Biết cách hóa giải những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.

- Thể hiện ứng xử, điều chỉnh cảm xúc của bản thân  hợp lí ở các tình huống.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay