Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1 môn HĐTN 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 12
– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, đâu là một mạng xã hội?
A. Google drive.
B. Google Chrome.
C. Locket.
D. Microsoft Edge.
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải biểu hiện của phẩm chất ý chí của cá nhân?
A. Luôn nghĩ về điều mình yêu thích và hứng thú.
B. Xác định mục tiêu rõ ràng.
C. Độc lập ra quyết định và hành động theo quyết định.
D. Tự chủ, kiểm soát các hành vi, cảm xúc của bản thân.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, vì sao cần nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè?
Để thể hiện sự lưu loát, hiệu quả trong giao tiếp của bản thân.
- Nhận được sự tin yêu đồng thời dễ dàng thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
Để nhận được sự tin yêu và coi trọng của mọi người xung quanh.
- Để nâng cao giá trị của bản thân trong mắt thầy cô, bạn bè.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, đâu là dấu hiệu thể hiện sự trưởng thành về xã hội?
A. Nhận biết quyền và nghĩa vụ công dân.
B. Có ý chí và kiên định với mục tiêu.
C. Có khả năng tư duy độc lập.
D. Thay đổi giọng nói.
Câu 5 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè?
A. Chủ động trò chuyện, gặp gỡ, trao đổi nội dung học tập với thầy cô.
B. Thể hiện sự kính trọng, lễ phép với các thầy cô.
C. Thăm hỏi thầy cô khi đau ốm.
D. Xung phong tham gia các hoạt động chung của xã hội.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải cách kiểm soát và làm chủ mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội?
A. Cẩn trọng với những người lạ mặt gửi lời mời kết bạn.
B. Kết thúc mối quan hệ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, đe dọa đến bản thân.
C. Giải quyết mâu thuẫn trên tinh thần trao đổi, xây dựng, không sử dụng các ngôn từ gây kích động, mất kiểm soát.
D. Tham gia các hội nhóm kín, không có chức năng kiểm duyệt nội dung.
Câu 7 (0,5 điểm). Theo em, mối quan hệ là gì?
A. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
B. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
C. Sự tác động qua lại giữa nhiều hơn hai đối tượng hoặc nhiều hơn hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
D. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) hiện tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm hiện tượng có liên quan với nhau.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là sự thay đổi trong cuộc sống?
A. Chuyển trường
B. Gia đình đón thành viên mới.
C. Thay giáo viên bộ môn.
D. Giữ vững thành tích học tập.
Câu 9 (0,5 điểm). Theo em, vì sao cần rèn luyện ý chí?
A. Tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân trong công việc.
B. Giúp vượt qua khó khăn, thách thức và không từ bỏ.
C. Nâng cao giá trị.bản thân trong mắt mọi người.
D. Góp phần hoàn thiện những mặt tiêu cực của bản thân.
Câu 10 (0,5 điểm). Theo em, thích nghi là gì?
Khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra tại nơi sinh sống
Khả năng làm quen với môi trường mới, chấp nhận với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
Khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
Khả năng làm quen với điều kiện mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
Câu 11 (0,5 điểm). Đâu không phải nội dung cần có trong kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường?
A. Mục tiêu.
B. Thời gian thực hiện.
C. Phương tiện cần thiết.
D. Kết quả thực hiện.
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải biểu hiện của người có tư duy độc lập?
A. Không lệ thuộc vào ý kiến của người khác.
B. Biết lắng nghe ý kiến hợp lệ.
C. Có thái độ bình tĩnh, không vội vàng nghe theo ý kiến khác.
D. Nhận diện thông tin nhanh chóng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Thể hiện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn và nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Tân và Mạnh là bạn cùng lớp, do những hành động trêu chọc thái quá và những lời chê bai, nói xấu nhau đã khiến tình bạn giữa hai người rạn nứt. Xung đột đỉnh điểm là trong giờ ra chơi khi Tân liếc nhìn Mạnh, cái nhìn mà Mạnh cho là "nhìn có ý khiêu khích". Mạnh hẹn Tân sau giờ học gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn. Nếu là Tân, em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Nga đang cùng nhóm bạn thực hiện một dự án phát triển cộng đồng. Nhóm của Nga cần thêm thành viên có kĩ năng về truyền thông. Nga được biết bạn Phương ở lớp bên cạnh có kinh nghiệm và năng lực về mặt này nhưng Nga không quen Phương. Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
- Tình huống 3 Hết năm học này, Thanh sẽ đi du học. Thanh buồn vì phải xa các bạn trong lớp, đồng thời Thanh cũng hồi hộp, lo lắng vì chưa biết bắt đầu như thế nào với các mối quan hệ mới ở đất nước xa lạ. Nếu là Thanh, em sẽ làm gì để tiếp tục nuôi dưỡng, giữ gìn các mối quan hệ với bạn bè cũ và mở rộng quan hệ ở môi trường mới?
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu biểu hiện của tư duy độc lập.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
(2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề 1: Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 |
Chủ đề 2: Tôi trưởng thành | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 14 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
(2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn | Nhận biết | - Nêu được một mạng xã hội - Nhận biết được định nghĩa của mối quan hệ. | 2 | C1, C7 | ||
Thông hiểu | - Nêu được ý không phải cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè. - Tìm được câu không phải cách kiểm soát và làm chủ mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội. - Tìm được câu không phải nội dung cần có trong kế hoạch hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường. | 3 | C5, C6, C11 | |||
Vận dụng | - Nhận định được lí do cần nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè. - Thể hiện kĩ năng giải quyết mâu thuẫn và nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong các tình huống. | 1 | 1 | C3 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Tôi trưởng thành | Nhận biết | - Xác định được dấu hiệu thể hiện sự trưởng thành về xã hội - Xác định được định nghĩa của thích nghi. | 2 | C4, C10 | ||
Thông hiểu | - Xác định được ý không phải biểu hiện của phẩm chất ý chí của cá nhân - Xác định được ý không phải là sự thay đổi trong cuộc sống. - Xác định được ý không phải biểu hiện của người có tư duy độc lập? | 3 | C2, C8, C12 | |||
Vận dụng | - Nhận biết được lí do cần cần rèn luyện ý chí. | 1 | C9 | |||
Vận dụng cao | Nêu biểu hiện của tư duy độc lập. | 1 | C2 (TL) |