Đề thi cuối kì 1 hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn HĐTN 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 12
KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Khi người thân bị bệnh ốm, em sẽ làm gì?
- Đưa người bệnh ra ngoài hóng gió.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và xoa bóp cho người bị bệnh.
- Để người bệnh trong không gian phòng kín.
- Để người bệnh ở nhà một mình.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là cách để tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?
- Thể hiện sự cau có, bực tức với người thân.
- Con cái cãi nhau với bố mẹ.
- Thể hiện sự yêu thương, gắn bó, chia sẻ với người thân.
Anh em trong gia đình gây gổ với nhau.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu là nội dung thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội?
- Xác định được mục đích thiết lập mối quan hệ.
- Xác định được khó khăn của cộng đồng.
- Xác định được vấn đề cần giải quyết.
Xác định được người cần giúp đỡ.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là nội dung thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng?
- Lựa chọn kĩ năng thiết lập mối quan hệ.
- Lựa chọn phương pháp thiết lập mối quan hệ.
- Lựa chọn phương thức chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
- Lựa chọn được đối tượng mà mình muốn thiết lập mối quan hệ.
Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, việc làm nào dưới đây thể hiện chi tiêu hợp lí trong gia đình?
- Lập kế hoạch chi tiêu hàng tuần.
- Bật nóng lạnh cả ngày.
- Phân chia không công bằng công việc với tất cả các thành viên trong gia đình.
Các thành viên phải tuân thủ quy định của người chủ gia đình.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây nói không đúng về giá trị gia đình đối với cá nhân và xã hội?
Là môi trường nuôi dưỡng và giáo dục mỗi người.
Giúp cá nhân thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe.
Là tế bào của xã hội, góp phần phát triển kinh tế cho đất nước.
Là nơi cái nôi cho bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc cần làm thể hiện sự chủ động tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình?
Lặng im trước những vấn đề bất đồng.
Tự nguyên tham gia bàn cách khắc phục rủi ro gặp phải về kinh tế gia đình.
Đề xuấ những vấn đề nảy sinh trong gia đình cần giải quyết.
Sẵn sàng đảm nhận một phần công việc để giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải hoạt động truyền thông giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?
- Tìm hiểu về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
- Vẽ tranh cổ động.
- Thuyết trình về một thế giới hòa bình.
- Tọa đàm.
Câu 9 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không phải hoạt động nhân đạo, từ thiện về giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?
- Tiểu phẩm tuyên truyền.
- Quyên góp giúp đỡ trẻ em vùng cao.
- Tình nguyện vì an sinh xã hội.
Tặng quà người già neo đơn.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội?
- Mạnh dạn trong giao tiếp.
- Thể hiện thái độ thiện chí khi làm quen với người khác.
- Sử dụng phối hợp lời nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp để tạo niềm tin vớ người khác.
- Chia sẻ với mọi người mọi lúc, mọi nơi.
Câu 11 (0,5 điểm). Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với gia đình?
- Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
- Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.
- Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.
Câu 12 (0,5 điểm). Đâu không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng?
- Mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân.
- Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.
- Giúp cộng đồng phát triển bền vững.
Góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong tình huống sau:
Tình huống: Một người mà Ngọc quen biết thường đăng lên mạng xã hội những bài viết về truyền thống văn hóa của các dân tộc trên thế giới nhưng có nhiều thông tin không chính xác.
Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao việc duy trì trách nhiệm trong gia đình lại quan trọng?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | |
Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 4 | 2 | 1 | ||||
Trách nhiệm với gia đình | Nhận biết | - Nhận diện được việc cần làm khi người thân bị bệnh ốm. - Nhận diện được cách để tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình. | 2 | C1, C2 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được việc làm nào dưới đây thể hiện chi tiêu hợp lí trong gia đình. - Nhận diện được nội dung không đúng về giá trị gia đình đối với cá nhân và xã hội. - Nhận diện được ý không phải là việc cần làm thể hiện sự chủ động tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình. | 3 | C5, C6, C7 | |||
Vận dụng | - Nêu được trách nhiệm của học sinh đối với gia đình. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | - Xác định được ý nghĩa của việc duy trì trách nhiệm trong gia đình. | 1 | C2 (TL) | |||
Chủ đề 5 | 4 | 1 | ||||
Xây dựng cộng đồng | Nhận biết | - Nhận diện được nội dung thể hiện sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội. - Nhận diện được nội dung thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. | 2 | C3, C4 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải hoạt động truyền thông giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị. - Nhận diện được ý không phải hoạt động nhân đạo, từ thiện về giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị. - Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của sự chủ động, tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội. | 3 | C8, C9, C10 | |||
Vận dụng | - Nêu được ý không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng. - Xác định và xử lí được tình huống thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong tình huống: Một người mà Ngọc quen biết thường đăng lên mạng xã hội những bài viết về truyền thống văn hóa của các dân tộc trên thế giới nhưng có nhiều thông tin không chính xác. | 2 | C12 | C1 (TL) | ||
Vận dụng cao |