Đề thi cuối kì 1 hoạt động trải nghiệm 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn HĐTN 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 12
KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?
- Tham gia hoạt động của lớp.
- Quyên góp ủng hộ trẻ em vùng cao.
- Viết thư cho bạn.
Tìm hiểu về kiến thức, chuyên môn.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là hoạt động về giao lưu giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hữu nghị phù hợp với học sinh trung học phổ thông?
Tìm hiểu về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
Vẽ tranh cổ động.
Hội trại.
Tình nguyện vì an sinh xã hội.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu là cách để các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc?
- Thể hiện sự tức giận với người thân.
- Đi du lịch một mình.
- Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình.
- Nói những điều tiêu cực trong gia đình.
Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là bước đầu tiên để giải quyết sự bất đồng trong gia đình?
- Tìm hiểu nguyên nhân sự bất đồng.
- Mặc kệ, không quan tâm.
- Cùng nhau giải quyết sự bất đồng.
Đề xuất cách giải quyết.
Câu 5 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng?
- Tự nguyện chia sẻ, hỗ trợ những người khác.
- Tích cực tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ.
- Sắp xếp thời gian hợp lí để phát triển các mối quan hệ.
- Giúp đỡ mọi người trong cộng đồng mọi lúc, mọi nơi khi có thể.
Câu 6 (0,5 điểm). Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nhân đạo, từ thiện giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị phù hợp với học sinh trung học phổ thông?
Quyên góp giúp đỡ trẻ em vùng cao.
Tiểu phẩm tuyên truyền.
Thể dục, thể thao.
Vẽ tranh cổ động.
Câu 7 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng?
Xác định được những khó khăn, những vấn đề cộng đồng cần được giúp đỡ.
Tìm cách huy động nguồn lực chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
Lựa chọn phương thức chia sẻ giúp đỡ cộng đồng.
Xác định mục đích thiết lập mối quan hệ.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không thể hiện trách nhiệm đối với gia đình?
Tổ chức sinh nhật cho người thân.
Tổ chức kỉ niệm ngày cưới cho bố mẹ.
Tổ chức mừng thọ cho ông bà.
Tổ chức sinh nhật cho bản thân.
Câu 9 (0,5 điểm). Điều nào sau đây không phải là một cách thể hiện trách nhiệm của học sinh đối với gia đình?
Tham gia vào các công việc nhà và hỗ trợ khi bố mẹ cần.
Thể hiện sự quan tâm và lắng nghe các thành viên trong gia đình.
Để cho bố mẹ giải quyết mọi vấn đề mà không cần góp sức.
Giữ thái độ tích cực và học tập chăm chỉ để đạt thành tích cao.
Câu 10 (0,5 điểm). Khi giải quyết bất đồng trong gia đình, điều nào sau đây không phải là phương pháp hiệu quả?
Lắng nghe quan điểm của người khác và cố gắng hiểu lí do của họ.
Tránh đối thoại và để cho mẫu thuẫn tự giải quyết mà không cần thảo luận.
Thảo luận một cách bình tĩnh và tìm kiếm giải pháp chung có lợi cho cả 2 bên.
Tìm cách làm rõ sự hiểu lầm và thống nhất quan điểm thông qua cuộc trò chuyện.
Câu 11 (0,5 điểm). Việc hiều rõ thông tin về các cá nhân, tổ chức sẽ giúp chúng ta
- trau dồi kĩ năng sống.
- chủ động và tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội.
- hiểu rõ mọi người trong đoàn thể.
- trưởng thành hơn.
Câu 12 (0,5 điểm). Thực hành tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp sau: “Khi em thấy mọi người trong gia đình có vẻ căng thẳng và không ai nói với ai câu gì”.
- Em không quan tâm tới mọi người.
- Em tạo bầu không khí để mọi người trong gia đình ngồi xuống và chia sẻ về suy nghĩ của mình, từ đó tìm ra cách giải quyết.
- Em theo phe mẹ và trách mắng bố.
- Em ngồi nhìn mọi người.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thể hiện vai trò, trách nhiệm của em trong tổ chức cuộc sống gia đình qua tình huống sau:
Tình huống: Ngoài giờ học, Khanh còn tham gia nhiều hoạt động khác của khối và trường. Hầu như hôm nào Khanh cũng về nhà muộn, khi bố mẹ và em đã ăn tối xong. Tuần này, bố mẹ có công việc đột xuất phải vắng nhà cả tuần.
Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, yếu tố quan trọng nhất để quản lí hiệu quả một dự án tình nguyện là gì? Hãy giải thích.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,0 | |
Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 6,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 12
KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Chủ đề 4 | 2 | 1 | ||||
Trách nhiệm với gia đình | Nhận biết | - Nhận diện được cách để các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc - Nhận diện được bước đầu tiên để giải quyết sự bất đồng trong gia đình. | 2 | C3, C4 | ||
Thông hiểu | - Nhận điện được ý không thể hiện trách nhiệm đối với gia đình. - Nhận diện ý không phải là một cách thể hiện trách nhiệm của học sinh đối với gai đình. - Nhận diện được ý không phải là phương pháp hiệu quả khi giải quyết bất đồng trong gia đình. | C8, C9, C10 | ||||
Vận dụng | - Nêu được cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình ở trường hợp: “Khi em thấy mọi người trong gia đình có vẻ căng thẳng và không ai nói với ai câu gì”. - Xác định và xử lí được tình huống thể hiện vai trò, trách nhiệm của em trong tổ chức cuộc sống gia đình qua tình huống:Ngoài giờ học, Khanh còn tham gia nhiều hoạt động khác của khối và trường. Hầu như hôm nào Khanh cũng về nhà muộn, khi bố mẹ và em đã ăn tối xong. Tuần này, bố mẹ có công việc đột xuất phải vắng nhà cả tuần. | 2 | C12 | C1 (TL) | ||
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 5 | 4 | 1 | ||||
Xây dựng cộng đồng | Nhận biết | - Nhận diện được hoạt động giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị. - Nhận diện được hoạt động về giao lưu giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hữu nghị phù hợp với học sinh trung học phổ thông. | 2 | C1, C2 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. - Nhận diện được ý không phải là hoạt động nhân đạo, từ thiện giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị phù hợp với học sinh trung học phổ thông. - Nhận diện được ý không thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. | 3 | C5, C6, C7 | |||
Vận dụng | - Nêu được ý nghĩa của việc hiều rõ thông tin về các cá nhân, tổ chức. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | - Xác định được yếu tố quan trọng nhất để quản lí hiệu quả một dự án tình nguyện. | 1 | C2 (TL) |