Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Công nghệ 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Giống có vai trò quan trọng đối với

A. khối lượng sản phẩm thuỷ sản.

B. chất lượng môi trường nước nuôi.

C. chất lượng sản phẩm thuỷ sản.

D. các sinh vật phù du trong nước.

Câu 2. Tôm sinh sản bằng phương thức nào?

A. Giao vĩ và đẻ trứng.

B. Giao vĩ và đẻ con.

C. Giao phối và đẻ trứng.

D. Giao phối và đẻ con.

Câu 3. Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản bằng

A. hydrogen lỏng.

B. nitrogen lỏng.

C. oxygen lỏng.

D. nước đá khô.

Câu 4. Thức ăn thuỷ sản được chia thành mấy nhóm? 

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 5. Trong chế biến thức ăn thuỷ sản, chế biến thức ăn công nghiệp có bao nhiêu bước?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 6. Bước cuối cùng trong quá trình lên men đậu nành khô làm thức ăn cho động vật thuỷ sản là

A. nhân sinh khối vi sinh vật có lợi.

B. lên men.

C. làm khô và đóng gói.

D. phối trộn.

Câu 7. Đặc điểm của bãi nuôi ngao Bến Tre là

A. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 20%), độ mặn cao.

B. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 60% đến 80%), độ mặn từ 1,5-2,5%

C. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát chiếm 10%), độ mặn khoảng 1%.

D. không bị ô nhiễm, có đáy cát bùn (cát hiếm 90%), độ mặn 0%

Câu 8. Có mấy vụ chính để thả ngao giống?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9. Trong quá trình làm khô và đóng gói chế phẩm men khô đậu nành, ta sấy chế phẩm ở 40oC cho đến khi

A. độ ẩm đạt 50%.

B. độ ẩm trên 50%.

C. độ ẩm 20%.

D. độ ẩm 9 - 11%.

Câu 10. Bước cuối cùng trong chế biến thức ăn công nghiệp là gì?

A. Sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sây khô, băm nhỏ, xay, nghiền,…

B. Phối trộn nguyênn liệu và bổ sung chất khoáng, phụ gia thích hợp.

C. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp.

D. Sấy khô, đóng gói và bảo quản.

Câu 11. Thức ăn thuỷ sản không bao gồm

A. thức ăn kích thích tăng trưởng. 

B. thức ăn hỗn hợp.

C. chất bổ sung.

D. thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

Câu 12. Ngoài nhiệt độ, thời gian bảo quản dài hạn dựa vào các yếu tố nào?

A. Độ ẩm không khí, tia UV (ánh nắng mặt trời).

B. Loài cá, chất lượng tinh trùng, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản, phương pháp hạ nhiệt,…

C. Chất bảo quản, độ ẩm không khí, loài cá.

D. Tia UV ( ánh nắng mặt trời), loài cá, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản.

Câu 13. Cá có sức sinh sản tương đối cao vì

A. đặc tính đẻ trứng, thụ tinh ngoài môi trường nước.

B. có thể đẻ nhiều lứa trong năm.

C. đặc tính đẻ con.

D. đặc tính thụ tinh trong.

Câu 14. Phát biểu nào sau không đúng khi nói về vai trò của giống thuỷ sản?

A. Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.

B. Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau.

C. Mỗi loài, giống thuỷ sản khác nhau có chất lượng sản phẩm khác nhau.

D. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, cần làm tốt công việc chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất và chất lượng.

Câu 15. Vì sao mật độ thả tôm thẻ chân trắng ở ba giai đoạn nuôi khác nhau? 

A. Do mỗi giai đoạn nuôi tôm có kích thước khác nhau và sức đề kháng khác nhau.

B. Do chất lượng nước 3 hồ khác nhau.

C. Do thức ăn 3 hồ khác nhau.

D. Do lượng oxygen hoà tan trong nước 3 hồ khác nhau.

Câu 16. Trong chế biến thức ăn thuỷ sản, protein thực vật được sử dụng nhiều vì

A. để thay thế protein bột cá, giảm giá thành và áp lực khai thác cá tự nhiên.

B. để giảm giá thành.

C. protein thực vật tốt hơn protein bột cá.

D. protein thực vật dễ chế biến và sản xuất hơn protein bột cá.

Câu 17. Trong chế biến thức ăn thuỷ sản, chế biến thức ăn công nghiệp có đặc điểm

A. thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình.

B. thức ăn có thời gian bảo quản ngắn.

C. thực hiện ở quy mô hớn, thời gian bảo quản dài.

D. thức ăn chỉ cần cắt, thái, xay, nghiền nhỏ,…

Câu 18. Thức ăn hỗn hợp có vai trò là

A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.

B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.

D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia

Câu 19. Chỉ thị phân tử được ứng dụng trong chọn giống thuỷ sản có nhược điểm là:

A. Cần yêu cầu cao về kĩ thuật và trang thiết bị.

B. Rút ngắn thời gian chọn lọc.

C. Có thể chọn lọc ngay ở giai đoạn con non.

D. Cho kết quả chính xác hơn phương pháp chọn giống truyền thống. 

Câu 20. Phát biểu không đúng khi nói về bảo quản nguyên liệu dùng làm thức ăn?

A. Nhóm nguyên liệu cung cấp protein như bột cá, bột thịt, bột huyết,… dễ hút ẩm nên dễ bị nhiễm nấm mốc, vì vậy cần sấy khô, bọc kín.

B. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng như ngô, khoai, sắn,… nên bảo quản dạng hạy hoặc dạng miếng khô sẽ được lâu hơn dạng bột vì dạng bột dễ hút ẩm.

C. Tuỳ theo đặc tính của các loại nguyên liệu thức ăn và khuyến cáo của nhà sản xuất để có phơng pháp bảo quản thích hợp.

D. Nhiệt độ và thời gian bảo quản tất cả các loại nguyên liệu đều giống nhau. 

Câu 21. Khi ương nuôi tôm, trong giai đoạn Nauplius không cần cho ăn vì

A. tôm trong giai đoạn này không cần chất dinh dưỡng.

B. tôm trong giai đoạn này không cần hoặc cần rất ít chất dinh dưỡng.

C. tôm đang được nuôi dưỡng bởi bọc noãn hoàng có sẵn.

D. tôm có thức ăn la sinh vật phù du có sẵn trong nước.

Câu 22. Ta có thể chuyển đổi giới tính của cá rô phi trong chăn nuôi thuỷ sản bằng cách 

A. tiêm trực tiếp hormone điều khiển giới tính vào cơ thể cá

B. trộn hormone điều khiển giới tính vào thức ăn cho cá bột.

C. hoà hormone điều khiển giới tính vào nước nuôi cá.

D. trộn hormone điều khiển giới tính vào thức ăn cho cá đã thành thục sinh dục

Câu 23. Khi trong hồ nuôi xuất hiện dịch bệnh, ta nên

A. tiêu huỷ toàn bộ số cá trong lồng nuôi.

B. vớt bỏ cá chết, cá bệnh, kiểm tra mẫu nước nuôi và xử lý điều trị.

C. vớt bỏ cá chết và rắc vôi bột vào lồng nuôi.

D. treo viên TCCA hoặc phun BKC lồng lưới.

Câu 24. Cho các nhận định sau:

  1. Thức ăn tươi sống cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thường.
  2. Chất bổ sung thường có lượng nước rất thấp (5% đến 7%).
  3. Bước đầu tiên cùng trong chế biến thức ăn công nghiệp là sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sây khô, băm nhỏ, xay, nghiền,…
  4. Bảo quản chất bổ sung: đóng gói, phân loại và dán nhãn.
  5. Thức ăn tươi sống thường có hàm lượng nước cao.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Sau khi học xong bài “ Thức ăn thuỷ sản” giáo viên giao cho học sinh thực hành dự án “Tìm hiểu một số loại thức ăn thuỷ sản”, nhóm học sinh khi báo cáo dự án và đưa ra một số câu hỏi thảo luận.

a) Thức ăn tươi sống là loại thức ăn có hàm lượng protein cao nên phù hợp nhất cho các loài động vật thuỷ sản.

b) Cần xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản nằm đảm bảo hiệu quả nuôi trồng.

c) Thức ăn hỗn hợp dạng viên chìm phù hợp cho tôm, giáp xác và dạng viên nổi phù hợp cho cá.

d) Cá tạp là dạng thức ăn dễ tìm, giá thành thấp, có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá nhưng sử dụng cá tạp làm thức ăn cần lưu ý kiểm soát chất lượng nước.

Câu 2. Trong chuyến tham quan mô hình ương nuôi tôm giống trong bể, trước khi trình bày báo cáo nhóm học sinh đã thảo luận và nhận xét như sau:

a) Bể nuôi và nguồn nước dùng trong ương nuôi tôm giống phải được vệ sinh, khử trùng bằng hoá chất theo quy trình.

b) Tất cả các giai đoạn phát triển của tôm giống đều có thể sử dụng thức ăn nhân tạo với kích thước phù hợp.

c) Trước khi thả ương, ấu trùng phải được tắm qua dung dịch formol hoặc iodine nhằm mục đích để diệt ngoại kí sinh trùng.

d) Cần thả từ từ ấu trùng vào bể để ấu trùng quen dần với môi trường nuôi bê ương.

Câu 3. Công nghệ sinh học được ứng dụng phổ biến trong chọn và nhân giống thuỷ sản: hormone hỗ trợ sinh sản, điều khiển giới tính của động vật thuỷ sản, kỹ thuật bảo quản tinh trùng cá giúp con người chủ động sản xuất giống, sử dụng RNAi đặc hiệu có thể giúp tạo ra các giống mới.

a) Ứng dụng công nghệ RNAi tạo điều kiện cho chất lượng của thuỷ sản được tăng cao.

b) Sử dụng hormone sinh sản giúp kích thích cho cá đẻ đồng loạt.

c) Tinh trùng của cá có thể giữ ở nhiệt độ thường từ - 2 đến 4◦C.

d) Sử dụng hormon giới tính đực ở cá giúp kết quả thu lại trên 95% là giới tính đực.

Câu 4. Thức ăn thuỷ sản rất dễ bị biến chất do oxy hoá hoặc do sự phát triển của các loại nấm mốc và sản sinh ra độc tố. Vì thế nhiều chất phỵ gia được bổ sung vào thức ăn thuỷ sản có tác dụng làm giảm quá trình oxy hoá, ức chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại,…

a) Các chất phụ gia này có thể là enzyme tiết ra từ vi khuẩn, có khả năng làm giảm hoặc loại bỏ các độc tố nấm mốc.

b) Tất cả các chất phụ gia đều có thể làm giảm quá trình oxy hoá, ức chế nấm mốc.

c) Tất cả các loại nấm mốc đểu sản sinh ra độc tố có hại cho thực ăn thuỷ sản.

d) Công nghệ sinh học và enzyme là hai công nghệ phổ biến nhất để bảo quản thực phẩm.

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

KẾT NỐI TRI THỨC

………………………………………….


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

KẾT NỐI TRI THỨC

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức công nghệ

7

2

4

3

Giao tiếp công nghệ

2

1

Sử dụng công nghệ

2

2

1

5

Đánh giá công nghệ

1

2

4

1

Thiết kế kĩ thuật

2

1

TỔNG

12

8

4

4

4

8

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức công nghệ

Giao tiếp công nghệ

Sử dụng công nghệ

Đánh giá công nghệ

Thiết kế kĩ thuật

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

CHƯƠNG VI. CÔNG NGHỆ GIỐNG THUỶ SẢN

9

8

9

8

Bài 13: Vai trò của giống thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được vai trò của giống nuôi trồng

1

C1

Thông hiểu

Chỉ ra được phát biểu không đúng về vai trò củ giống thuỷ sản

1

C14

Vận dụng

Bài 14: Sinh sản của cá và tôm

Nhận biết

Nhận biết được phương thức sinh sản của tôm

1

C2

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân khả năng sinh sản của cá cao

1

C13

Vận dụng

Đưa ra được mô hình nuối tôm

Đưa ra được các giai đoạn nuôi tôm

1

4

C21

C2

Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được cách bảo quản tinh trùng.

Nhận biết được chất lượng thuỷ sản

Nhận biết được các yếu tố bảo quản thực phẩm

2

3

C3, 12

C3a,b,c

Thông hiểu

Chỉ ra được hocmone ảnh hưởng đến giống

Chỉ ra được nhược điểm của chọn giống thuỷ sản

1

1

C19

C3d

Vận dụng

Đưa ra được cách chuyển đổi giới tính của cá

1

C22

CHƯƠNG VII: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THUỶ SẢN

11

8

11

8

Bài 16: Thức ăn thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được thức ăn thuỷ sản.

Nhận biết được thức ăn tươi sống

Nhận biết được các loại thức ăn thuỷ sản

2

1

C4, 11

C1a

Thông hiểu

Chỉ ra được cách bảo quản hiệu quả thức ăn

Chỉ ra được vai trò của thức ăn hỗn hợp

1

3

C18

C1b, c, d

Vận dụng

Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được các bước chế biến thức phẩm

Nhận biết được bước cuối cùng trong chế biến thực phẩm

2

C5, 10

Thông hiểu

Chỉ ra được đặc điểm trong chế biến thực phẩm

Chỉ ra được phát biểu không đúng về bảo quản thực phẩm

2

C17, 20

Vận dụng

Đưa ra được các bước chế biến thuỷ sản

1

C24

Bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thực ăn thuỷ sản

Nhận biết

Nhận biết được bước cuối cùng của thức ăn thuỷ sản

Nhận biết được độ ẩm của thức ăn

2

C6, 9

Thông hiểu

Chỉ ra được cách chế biến lương thực

1

C16

Vận dụng

Đưa ra được các chất phụ gia

Vai trò của chất phụ gia

ảnh hưởng của nấm mốc

Công nghệ sinh học trong bảo quản thực phẩm

4

C4

CHƯƠNG VIII. CÔNG NGHỆ NUÔI THUỶ SẢN

4

0

4

0

Bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến ở Việt Nam

Nhận biết

Nhận biết được đặc điểm của ngao nuôi 

Nhận biết được các vụ chính thả ngao

2

C7, 8

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân của mật độ thả tôm

1

C15

Vận dụng

Đưa ra được cách điều trị dịch bệnh ở hồ

1

C23

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay