Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 10

Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

ĐỀ SỐ 10 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Môn thi thành phần: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Mật độ thực vật phù du, động vật phù du trong ao nuôi thuỷ sản thường được đánh giá gián tiếp thông qua

A. độ trong và màu nước ao nuôi.

B. độ pH.

C. độ mặn.

D. hàm lượng oxygen hoà tan.

Câu 2. Độ mặn thích hợp cho hầu hết các loài cá nước ngọt là bao nhiêu?

A. Dưới 50%

B. Trên 10%.

C. Dưới 20%.

D. Trên 30%.

Câu 3. Trong các hình thức nuôi sau đây, hình thức nào thường tích tụ nhiều chất hữu cơ trong nước hơn?

A. Nuôi tôm trong rừng ngập mặn.

B. Nuôi xen canh cá – lúa.

C. Nuôi xen canh tôm – rong biển.

D. Nuôi thâm canh đơn loài.

Câu 4. Đâu không phải ưu điểm của giống hàu tam bội so với hầu lưỡng bội?

A. Lớn nhanh.

B. Kích cỡ lớn.

C. Thu hoạch quanh năm.

D. Sinh sản nhiều.

Câu 5. Thực khuẩn thể là gì?

A. Vi khuẩn nhiễm trên kí sinh trùng.

B. Virus nhiễm trên vi khuẩn.

C. Virus lây nhiễm trên ký sinh. 

D. Kí sinh trùng nhiễm trên vi khuẩn.

Câu 6. Trong nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, sàng cho ăn được sử dụng để làm gì?

A. Quản lí lượng phân thái.

B. Quản lí tỉ lệ sống của tôm.

C. Quản lí lượng thức ăn sử dụng.

D. Quản lí độ pH của nước.

Câu 7. Phương thức nuôi trồng thuỷ sản nào sau đây không phổ biến ở nước ta?

A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.

B. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.

C. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.

D. Nuôi tôm trên cát.

Câu 8. Phương thức nuôi trồng thuỷ sản nào dưới đây có mật độ thả giống thấp nhất?

A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.

B. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.

C. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.

D. Nuôi trồng thuỷ sản siêu thâm canh.

Câu 9. Đơn vị đo hàm lượng oxygen hoà tan trong môi trường nuôi thuỷ sản là

A. %.

B. mg/L.

C.cm.

D. g. 

Câu 10. Biện pháp nào không phù hợp để giảm thiểu chất thải hữu cơ và khí độc cho ao nuôi thuỷ sản?

A. Sử dụng thức ăn có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi của động vật thuỷ sản, thức ăn có độ kết dính tốt.

B. Định kì siphon đáy kết hợp thay nước để loại bỏ thức ăn thừa, phân thải ra khỏi hệ thống nuôi.

C. Cho ăn dư thừa

D. Định kì bón chế phẩm sinh học để tăng cường phân giải chất hữu cơ trong nước và nền đáy.

Câu 11. Thời gian ương từ cá bột lên cá hương là khoảng bao nhiêu ngày?

A. Dưới 20 ngày.

B. Từ 25 đến 30 ngày.

C. Từ 45 đến 60 ngày.

D. Sau 60 ngày.

Câu 12. Nước thải sau nuôi thuỷ sản cần được quản lí như thế nào?

A. Thải trực tiếp ra kênh mương tự nhiên không cần xử lí.

B. Thu gom để xử lí trước khi thải ra ngoài kênh mương tự nhiên hoặc tái sử dụng cho vụ nuôi sau.

C. Bơm sang ao nuôi khác không cần xử lí.

D. Chỉ thu gom để xử lí trong trường hợp ao nuôi nhiễm bệnh.

Câu 13. Thành phần sinh vật nào trong ao nuôi thuỷ sản có khả năng cung cấp oxygen cho nước?

A. Động vật thuỷ sinh.

B. Thực vật thuỷ sinh.

C. Vi khuẩn.

D. Cá, tôm nuôi.

Câu 14. Đối với ao nuôi tôm sú, người nuôi tiến hành bổ sung nước ngọt trong trường hợp

A. độ pH quá thấp.

B. độ mặn quá thấp.

C. độ mặn quá cao.

D. hàm lượng ammonia quá cao.

Câu 15. Vật nuôi nào sau đây có nguồn gốc bản địa?

A. Bò BBB.

B. Lợn Yorkshire.

C. Lợn Ỉ.

D. Gà ISA Brown.

Câu 16. Nước dùng để ương nuôi ấu trùng tôm biển thường được khử trùng bằng chlorine, biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để loại bỏ dư lượng chlorine trước khi cấp vào bê ương?

A. Tăng độ mặn.

B. Sục khí mạnh.

C. Giảm độ mặn.

D. Tăng pH.

Câu 17. Đâu là một trong những nhóm vi khuẩn quang hoá tự dưỡng, có tác dụng chuyển hoá ammonia thường được sử dụng để tạo chế phẩm sinh học xử lí môi trường nuôi thuỷ sản?

A. Nấm men.

B. Bacillus.

C.Vibrio.

D. Nitrosomonas.

Câu 18. Khoảng pH môi trường nước phù hợp cho các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng là

A. từ 4,5 đến 10,5.

B. từ 4,5 đến 6,5.

C. từ 8,5 đến 10,5,

D. từ 6,5 đến 8,5. 

Câu 19.............................................

............................................

............................................

Câu 24. Mô tả về ưu điểm của một phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ sản như sau: “kiểm tra sự có mặt của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng; quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao; tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại ao, đầm nuôi, tiết kiệm thời gian vận chuyển mẫu”.

Đây là mô tả về phương pháp chẩn đoán nào?

A. Mô bệnh học.

B. Kỹ thuật PCR.

C. Công nghệ gene.

D. KIT chẩn đoán.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Khi được đi thực tế tại nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản, nhóm học sinh cần viết báo cáo thu hoach, sau đây là một số ý kiến của học sinh trong nhóm đã ghi lại: 

a. Các bao thức ăn cần được bảo quản ở nơi thoáng mát.

b. Các bao thức ăn được đặt trực tiếp xuống nền kho chứa.

c. Thời hạn bảo quản không quá 3 tháng.

d. Tuân thủ nguyên tắc, thức ăn nhập trước thì xuất sau.

Câu 2. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ viết báo cáo về chủ đề “Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp”. Sau khi thảo luận giữa các thành viên trong nhóm, một số ý kiến được nêu ra như sau: 

a. Địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển tốt.

b. Ngành lâm nghiệp là ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài.

c. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

d. Quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế luôn diễn ra xen kẽ nhau trong sản xuất lâm nghiệp.

Câu 3Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ thuyết trình về chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nuôi thuỷ sản. Liên quan đến tác động của thời tiết, khí hậu, các thành viên trong nhóm đưa ra một số ý kiến sau: 

a. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến mức nhiệt trung bình và biến động nhiệt độ theo các mùa trong năm.

b. Các loài động vật thuỷ sản nói chung đều có khoảng nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng giống nhau.

c. Việc xác định đối tượng nuôi không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu.

d. Mùa vụ thả nuôi và số vụ nuôi trong năm không bị ảnh hưởng bởi đặc trưng thời tiết, khí hậu.

Câu 4.............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay