Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 8
Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
ĐỀ SỐ 8 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Môn thi thành phần: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi sử dụng chất kích thích miên dịch phòng bệnh thuỷ sản?
A. Chất kích thích miễn dịch làm tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. giúp phòng đồng thời nhiều loại bệnh.
B. Chất kích thích miễn dịch làm tăng khả năng miễn dịch đặc hiệu, chỉ có khả năng phòng bệnh đối với một tác nhân gây bệnh nhất định.
C. Chất kích thích miễn dịch làm tăng khả năng miễn dịch đặc hiệu, có khả năng phòng bệnh đối với các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.
D. Chất kích thích miễn dịch làm tăng khả năng miễn dịch đặc hiệu, có khả năng phòng bệnh đối với các tác nhân gây bệnh là virus.
Câu 2. Một trong những cơ chế tác động của probiotics khi được bổ sung vào cơ thể động vật thuỷ sản để phòng bệnh là
A. tạo lớp rào chắn bên ngoài cơ thể tôm, cá để ngăn vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
B. cạnh tranh và ức chế vi sinh vật gây bệnh.
C. giảm pH đột ngột trong ruột tôm, cá để làm chết vi sinh vật gây bệnh.
D. làm tăng độ muối trong ruột tôm, cá để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.
Câu 3. Loai vaccine được sử dụng phổ biến nhất để phòng bệnh cho cá hiện nay là
A. vaccine nguyên bào bất hoạt.
B. vaccine nguyên bào nhược độc.
C. vaccine tiểu đơn vị.
D. DNA và RNA vaccine.
Câu 4. Có các bước chính sau trong quy trình phát hiện bệnh bằng kĩ thuật PCR:
(1) Thu mẫu.
(2) Tách chiết DNA.
(3) Thực hiện phản ứng PCR đặc hiệu.
(4) Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.
Thứ tự đúng của các bước là:
A. (1), (4), (2), (3).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (4), (3), (1), (2).
D. (2), (3), (1), (4).
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của khai thác chọn?
A. Không có thời kì tái sinh rừng rõ ràng.
B. Do chỉ chặt đi những cây thành thục đã đạt tới một kích cỡ nhất định nên rừng duy trì được cấu trúc nhiều tầng.
C. Hoàn cảnh rừng sau khai thác bị biến đổi rõ rệt, tán rừng bị phá vỡ cấu trúc.
D. Đất rừng không bị phơi trống nên hạn chế được xói mòn đất, tiều hoàn cảnh rừng ít bị xáo trộn.
Câu 6. Cá rô phi khi được tiêm vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus sẽ có khả năng kháng bệnh nào?
A. Kháng được các bệnh do tác nhân là vi khuẩn.
B. Chỉ kháng được bệnh do vi khuẩn Streptococcus.
C. Kháng được các bệnh do tác nhân là vi khuẩn, virus.
D. Kháng được tất cả các loại tác nhân gây bệnh.
Câu 7. Tác dụng gián tiếp của việc sử dụng vaccine để phòng các bệnh vi khuẩn trong thuỷ sản là
A. tăng hiệu quả tiêu hoá.
B. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.
C. giảm thiểu sử dụng kháng sinh điều trị.
D. đẩy nhanh quá trình thành thục ở cá.
Câu 8. Biểu hiện đặc trưng nhất trên cá song nhiễm bệnh hoại tử thần kinh là
A. cả bỏ ăn, bơi xoay tròn, không định hướng.
B. cá ăn nhiều. bơi theo đàn.
C. cá bơi nhanh, thân màu sáng.
D. cá bị mòn vây, bơi yếu
Câu 9. Để xử lí các phụ phẩm khó tiêu hoá thành nguyên liệu thức ăn thuỷ sản, người ta ứng dụng phương pháp nào?
A. Nghiền mịn.
B. Xử lí bằng enzyme và vi sinh vật.
C. Ngâm nước.
D. Sấy khô.
Câu 10. Nhận định nào sau đây là sai về xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản?
A. Phát triển thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
B. Tăng tỉ trọng sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản, giảm tỉ trọng sản lượng từ khai thác thuỷ sản.
C. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm.
D. Khai thác các sản phẩm thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi tốt như VietGAP, GlobalGAP,...
Câu 11. Độ mặn phù hợp cho bãi nuôi nghêu Bến Tre là khoảng bao nhiêu?
A. Từ 5 đến 10%.
B. Trên 40%.
C. Từ 25% đến 350%.
D. Từ 15% đến 250%.
Câu 12. Biện pháp nào sau đây là phù hợp giúp tăng khả năng kháng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi nước mặn, lợ?
A. Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường ngâm
B. Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường thức ăn.
C. Định kì tắm cho tôm bằng nước ngọt.
D. Định kì tắm cho tôm bằng thuốc khử trùng.
Câu 13. Khi cá bột đã đạt đến giai đoạn cá hương, trước khi kéo lưới thu hoạch cá, người ta cần phải làm gì?
A. Tăng lượng thức ăn sử dụng trước ít nhất 3 ngày.
B. Tăng lượng thức ăn sử dụng trước ít nhất 1 ngày.
C. Dừng cho ăn trước ít nhất 1 ngày.
D. Dừng cho cá ăn trước ít nhất 1 tuần.
Câu 14. Trong quá trình chuẩn bị sảnh diệt rong, ng độ 151 mg/L" thuộc bước nước trước khi ấu trùng hàu, hà bằng TCCA với nồng độ 5 mg/L và chlorine với xử lí nào?
A. Lắng lọc.
B. Khử trùng, diệt tạp.
C. Bổ sung chế phẩm vi sinh.
D. Gây màu nước
Câu 15. Khi nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng bè, cá thường được cho ăn
mấy lần trong một ngày?
A. 8 lần.
B. 4 lần.
C. 6 lần.
D. 2 lần.
Câu 16. Trong quá trình nuôi tôm 3 giai đoạn, số bữa cho ăn trong ngày (tần suất cho ăn) thay đổi như thế nào?
A. Giống nhau ở tất cả các giai đoạn nuôi.
B. Tăng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3.
C. Giảm dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3.
D. Giống nhau ở giai đoạn 1 và 2, giai đoạn 3 tăng thêm.
Câu 17. Biện pháp nào sau đây không đúng để ức chế sự phát triển của nấm mốc trong quá trình bảo quản thức ăn thuỷ sản?
A. Bổ sung khoáng.
B. Bổ sung enzyme ức chế nấm mốc.
C. Bổ sung các chủng nấm đối kháng.
D. Bổ sung chất phụ gia ức chế nấm mốc.
Câu 18. Trong các loài tôm sau đây, loài tôm nào có sức sinh sản lớn nhất?
A. Tôm sông.
B. Tôm thẻ chân trắng.
C. Tôm càng xanh.
D. Tôm sú.
Câu 19. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Trong các loại thức ăn hỗn hợp cho thuỷ sản, thành phần dinh dưỡng nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất?
A. Lipit.
B. Khoáng.
C. Vitamin.
D. Vitamin.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Có các ý kiên nhân xét sau về công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn:
A. Công nghệ nuôi tuần hoàn giúp nuôi với mật độ cao, tăng năng suất nuôi.
B. Công nghê nuôi tuần hoàn có mức độ an toàn sinh học cao, tiết kiệm nước.
C. Công nghệ nuôi tuần hoàn có chi phí lắp đặt và vận hành thấp.
D. Công nghệ nuôi tuần hoàn hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các giai đoạn sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài tôm, cá nước ngọt, nước lợ, mặn ở Việt Nam.
Câu 2. Có các ý kiến nhận định về công nghệ biofloc như sau:
A. Công nghệ nuôi có mức độ an toàn sinh học cao, ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh.
B. Giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả nuôi.
C. Quá trình quản lí và vận hành đơn giản, chi phí thấp.
D. Phù hợp để nuôi hầu hết các đối tượng thuỷ sản.
Câu 3. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về các biện pháp tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Sau đây là một số ý kiến đóng góp của học sinh trong nhóm cần thảo luận thêm:
A. Sản xuất giống nhân tạo các loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm.
B. Lưu giữ giống gốc và nguồn gene của các loài thuỷ sản.
C. Cấm thả giống các loài thuỷ sản có giá trị, loài bản địa, đặc hữu vào vùng nước tự nhiên.
D. Tái tạo nơi trú ngụ của nhiều loài thuỷ sản thông qua việc trồng rừng ngập mặn, nuôi cấy san hô, thả chà nhân tạo.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................