Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 9

Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

ĐỀ SỐ 9 – ĐỀ THI THAM KHẢO

Môn thi thành phần: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Bệnh đốm trắng gây chết tỉ lệ cao trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng có nguyên nhân là do

A. một loại virus gây ra.

B. một loại nấm gây ra.

C. một loại kí sinh trùng.

D. một loại vi khuẩn gây ra.

Câu 2. Trong quá trình quản lí hệ thống nuôi biofloc, người nuôi thường bổ sung rỉ mật đường vào bể nuôi nhằm mục đích gì?

A. Duy trì độ mặn phù hợp.

B. Tăng hàm lượng oxygen hoà tan.

C. Tạo tỉ lệ C:N phù hợp.

  1. Duy trì độ pH phù hợp.

Câu 3.  Bước thực hiện nào sau đây là không đúng khi thả tôm giống vào ao ương?

A. Ở miền Bắc, tôm thẻ chân trắng thường được thả khi kết thúc mùa lạnh (tháng 4).

B. Khi tôm giống vận chuyển đến ao ương, mở ngay túi vận chuyển cho nước ao vào túi và đổ tôm vào ao.

C. Thả tôm vào sáng sớm hoặc chiều mát.

D. Ở miền Nam có thể thả quanh năm nhưng nên tránh các tháng mưa nhiều.

Câu 4. Loại thuốc nào có thể được sử dụng để điều trị bệnh gan thận mù trên cá tra? 

A. Thuốc điều trị nấm phù hợp.

B. Thuốc điều trị virus phù hợp.

C. Kháng sinh phù hợp.

D. Thuốc điều trị kí sinh trùng phù hợp.

Câu 5. Tác dụng của công nghệ nano oxygen khi kết hợp trong công nghệ nuôi tuần hoàn là

A. xử lí chất thải vô cơ dạng hoà tan.

B. lọc chất thải rắn thô và chất thải rắn tinh.

C. xử lí chất thải hữu cơ dạng hoà tan.

D. tăng hàm lượng oxygen trong nước và tiêu diệt mầm bệnh.

Câu 6. Ao nuôi tôm sú thâm canh có diện tích 600 m², độ sâu 1,2 m. Ao nuôi xuất hiện bệnh đốm trắng, tôm chết hàng loạt. Kĩ thuật viên cần xử lí khử trùng bằng chlorine dạng bột cho ao trước khi thải ra ngoài, liều lượng xử lí là 50 mg/L. Vậy kĩ thuật viên cần sử dụng bao nhiêu chlorine cho ao?

A. 36 gam.

B. 50kg.

C. 36 kg

D. 50 gam.

Câu 7. Biện pháp nào sau đây là không phù hợp để phòng bệnh VNN trên cá biển? 

  1. Sử dụng con giống đã được kiểm dịch đầy đủ, không mang mầm bệnh VNN. 

B. Thường xuyên bổ sung chế phẩm tăng cường sức đề kháng cho cá.

C. Sử dụng vaccine phòng bệnh.

D. Thả cá có kích cỡ nhỏ để giảm chi phí con giống.

Câu 8. Trong công nghệ biofloc, tác nhân chính giúp xử lí chất thải trong quá trình  nuôi là 

A. các bể nuôi rong, thực vật thuỷ sinh bậc cao nhân nước thải từ bề nuôi. B. các nhóm vi sinh vật phát triển trên bề mặt giá thể đặt trong bể xử lí tách khỏi bể nuôi. 

C. các nhóm vi sinh vật phát triển mất độ cao ngay trong nước nuôi.

D. các hệ thống lọc thô, lọc tinh lắp đặt đồng bộ với bể nuôi. 

Câu 9. Người ta thường đưa loại thức ăn tươi sống nào vào bể ương ấu trùng tôm ngay trước khi thả giống?

A. Tảo tươi.

B. Rotifer.

C. Copepod

D. Artemia.

Câu 10. Nghêu thương phẩm có thể thu hoạch sau khi nuôi bao lâu?

A. Sau 1 đến 2 tháng nuôi.

B. Sau 12 đến 20 tháng nuôi.

C. Sau 6 đến 8 tháng nuôi.

D. Sau 3 tháng nuôi.

Câu 11. Hệ thông ương ấu trùng tôm biển thường được thiết kế như thế nào?

A. Lồng ương đặt trên sông.

B. Bể đặt nổi trong nhà,bim

C. Ao đất.

D. Ao lót bạt ngoài trời.

Câu 12. Tôm sú giống thường được thu hoạch ở giai đoạn nào để bán giống hoặc chuyển sang nuôi thương phẩm?

A. PL15.

B.PL12.

C.PL8.

D. PL20.

Câu 13. Ưu điểm khi nuôi con giống rô phi đơn tính đực là?

A. Ăn ít thức ăn hơn.

B. Lớn nhanh, kích cỡ đồng đều.

C. Không nhiễm bệnh.

D. Dễ thu bắt hơn.

Câu 14. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng di cư đến khu vực nào để đẻ trứng?

A. Vùng nước ngọt ở các con sông.

B. Vùng ven bờ có độ mặn thấp.

C. Vùng nước sâu ngoài khơi, có độ mặn cao.

D. Vùng rừng ngập mặn

Câu 15. Biểu hiện đặc trưng trên cá tra nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là

A. gan, thận sưng và xuất hiện đốm mủ trắng.

B. miệng cá sưng và xuất hiện đốm mủ trắng.

C. bên ngoài thân cá xuất hiện nhiều đốm mủ trắng.

D. xuất hiện nhiều đốm trắng trên các vây, đặc biệt là vây đuôi.

Câu 16. Nhóm thực vật thuỷ sinh thường gặp trong ao nuôi thuỷ sản là

A. rong đuôi chó.

B. bèo lục bình.

C. thực vật phù du (các loài vi tảo).

D. cây sen.

Câu 17. Quá trình chuẩn bị ao ương cá bột lên cá hương có các bước chính sau đây:

(1) Làm cạn, tẩy dọn ao.

(2) Phơi ao.

(3) Cấp nước vào ao qua túi loc. (4) Bón phân gây màu nước.

Thứ tự các bước như sau:

A. (2), (1), (3), (4).

B. (4), (3), (1), (2).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (3), (2), (4), (1).

Câu 18. Đâu là một trong số các nhóm vi khuẩn dị dưỡng có tác dụng phân huỷ chất hữu cơ thường được sử dụng để tạo chế phẩm sinh học xử lí môi trường nuôi thuỷ sản?

A. Vi khuẩn Nitrosomonas.

B. Aeromonas.

C.Vibrio.

D. Bacilus

Câu 19. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Ao nuôi thuỷ sản thường có hình dạng như thế nào?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình tròn.

C. Hình vuông.

D. Hình ngũ giác.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1. Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, liên quan đến lựa chọn đình về cho cơ sở nuôi, học sinh trong nhóm đưa ra một số ý kiến sau: 

a. Nằm ở những khu vực ít bị ảnh hưởng hoặc có nguy cơ thấp bởi các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.

b. Nằm trong hoặc ngoài phạm vi các khu bảo tồn quốc gia và quốc tế.

c. Nằm trong hoặc ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn đất ngập nước và khu bảo tồn biển.

d. Có đủ yêu cầu pháp lí về quyền sử dụng đất, mặt nước. 

Câu 2. Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, học sinh trong nhóm đưa ra một số ý kiến sau: 

a. Có hệ thống nước cấp, nước thải riêng biệt.

b. Có nơi chứa và xử lí nước thải, bùn thải từ ao nuôi.

c. Bố trí hệ thống chứa và xử lí nước thải, chất thải sinh hoạt chung với hệ thống xử lí chất thải từ ao nuôi.

d. Bố trí nơi chứa rác thải nguy hại riêng biệt với nơi chứa, xử lí thuỷ sản chết; tách biệt với khu nuôi trồng và không làm ảnh hưởng đến môi trường. 

Câu 3Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu thông tin và thuyết trình về một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống thuỷ sản. Để tổng hợp thành báo cáo, nhóm đã rà soát một số ý kiến của các thành viên như sau: a. Ứng dụng kĩ thuật sinh sản nhân tạo để nâng cao chất lượng và số lượng con giống, giúp chủ động mùa vụ.

b. Bổ sung hormone sinh sản vào thức ăn cho cá bố mẹ để kích thích chúng đẻ đồng loạt sau đó thu trứng.

c. Ngâm cá biển trong hormone giới tính để chúng duy trì giới tính, giúp cân bằng tỉ lệ đực, cái.

d. Lưu giữ tinh trùng cả trong nitrogen lỏng để bảo quản tinh trùng lâu dai hơn.

Câu 4............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay