Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Vĩnh Chân (Phú Thọ)

Đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 của THPT Vĩnh Chân (Phú Thọ) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ

     TRƯỜNG THPT VĨNH CHÂN

ĐỀ THI THAM KHẢO

(Đề thi có 04 trang)

   KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

Môn: Công Nghệ - Nông nghiệp

 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

          Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Công nghệ nào sau đây được áp dụng trong hình bên?

Tech12h

A. Công nghệ tưới nhỏ giọt 

B. Công nghệ tưới phun mưa 

C. Công nghệ tưới khí canh 

D. Công nghệ tưới thuỷ canh 

Câu 2. Loại nhà kính nào chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm tùy theo loại cây trồng?

A. Nhà kính đơn giản                                         

B. Nhà kính liên hoàn         

C. Nhà kính cố định                                           

D. Nhà kính hiện đại   

Câu 3: Vai trò đầu tiên của ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là:

   A. Đảm bảo an ninh lượng thực.

   B. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp.

   C. Tham gia vào xuất khẩu.

   D. Tạo việc làm cho người lao động.

Câu 4. Sản phẩm nào sau đây được chế biến từ sản phẩm trồng trọt?

A. Sữa chua.                 

B. Sirô.                             

C. Nước mắm.               

D. Giò lụa.

Câu 5. Yêu cầu nào dưới đây là không cần thiết đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong lâm nghiệp.

   A. Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành được các máy móc công nghệ cao, thiết bị thông minh trong sản xuất lâm nghiệp.

   B. Yêu quý sinh vật và có sở thích làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp. 

   C. Có kiến thức, kĩ năng về lâm nghiệp và kinh tế.

   D. Thích đọc sách, vẽ tranh và du lịch.

Câu 6. Đối với rừng phòng hộ, ở giai đoạn già cỗi nên tiến hành hoạt động nào sau đây?

   A. Tăng cường chăm sóc giúp cây phục hồi để thực hiện chức năng phòng hộ.

   B. Khai thác toàn bộ rừng và trồng mới rừng thay thế.

   C. Khai thác các cây già cỗi để tận dụng sản phẩm và tiến hành vệ sinh rừng.

   D. Thu hoạch quả để nhân giống phục vụ trồng rừng mới.

Câu 7. Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của thủy sản với nền kinh tế và cuộc sống xã hội?

   A. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

   B. Đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững.

   C. Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người.

   D. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Câu 8. Rùa biển, ba ba thuộc nhóm thủy sản nào sau đây?

A. Nhóm cá.                                                   

B. Nhóm nhuyễn thể.

C. Nhóm bò sát.                                               

D. Nhóm rong, tảo.

Câu 9. Độ trong và màu nước ao nuôi thuỷ sản chủ yếu do thành phần nào quyết định? 

  A. Sự phân tán của sinh vật phù du, các chất hữu cơ, các hoá chất có màu. 

  B. Sự phân tán của động vật phù du, các chất vô cơ, các hoá chất khác. 

  C. Sự phân tán của thực vật phù du, các chất vô cơ, các hoá chất khác. 

  D. Sự phân tán của động vật, các chất hữu cơ, các hoá chất khác. 

Câu 10: Đâu không phải chất thải lỏng trong chăn nuôi?

A. Nước tiểu               

B. Nước tắm                 

C. Nước ao             

D. Nước rửa chuồng

Câu 11. Một số ưu điểm của phương pháp làm khô sản phẩm thủy sản như sau:

(1) Đơn giản, dễ thực hiện cho nhiều loại thủy sản.

(2) Không cần thiết bị chuyên dụng, ít tốn năng lượng.

(3) Khối lượng thủy sản giảm đi đáng kể sau khi làm khô.

(4) Có thể bảo quản trong thời gian dài nếu được thực hiện đúng cách.

(5) Ảnh hưởng đến hương vị, độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng và độ giòn dai củ thủy sản.

Các phương án đúng là:

A. (1), (3), (5).             

B. (1), (2), (4).               

C. (1), (3), (4).         

D. (1), (2), (3).

Câu 12. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần nghiêm cấm hoạt động nào sau đây?

   A. Đánh bắt thủy sản xa bờ.

   B. Khai thác thủy sản bằng ngư cụ thân thiện môi trường.

   C. Khai thác các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.

   D. Đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ.

Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về biện pháp sử dụng đệm lót sinh học?

   A. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng vật liệu hữu cơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học.

   B. Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đệm lót sinh học giúp phân huỷ chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi.

   C. Biện pháp tuy gia tăng công lao động và lượng nước thải nhưng có lợi thế là không cần tắm cho vật nuôi và cọ rửa chuồng nuôi.

   D. Đệm lót sinh học cũng tạo môi trường thân thiện, giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 14. Trong kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao, phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Thả tôm giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.

 B. Chỉ được nuôi trong ao lót bạt, không được nuôi trong ao đất.

 C. Chọn tôm giống khỏe mạnh, chiều dài cơ thể từ 1 - 3 cm.

 D. Mỗi ngày cho tôm ăn 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Câu 15. Việc phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản có thể dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Suy thoái tài nguyên rừng.                                         

B. Mở rộng diện tích rừng.

C. Nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường.                 

D. Phát triển lâm nghiệp bền vững.

Câu 16. Trong các phương thức khai thác tài nguyên rừng, khai thác dần là

   A. Chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.

   B. Chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong nhiều mùa khai thác.

   C. Chọn chặt những cây đã thành thục.

   D. Chọn chặt những cây già cỗi, cây bị sâu bệnh.

Câu 17. Ứng dụng trong trồng trọt như: cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ nhà kính… đó là ứng dụng?   

A. Công nghệ cao         

B. Truyền thống       

C. Công nghệ vừa         

D. Công nghệ thấp

Câu 18: Ở những trang trại gà lấy trứng, người ta cho những quả trứng nghe nhạc để biến đổi giới tính của chú gà từ trong quả trứng. Những quả trứng cho nghe nhạc sẽ được đem đi ấp và nở ra gà mái. Nhờ đó hạn chế nở ra gà đực, hạn chế tiêu hủy những con gà đực. Thành tựu này là kết quả của

A. công nghệ AI, IoT                                 

B. công nghệ sinh học, nghiên cứu sinh học

C. công nghệ gen di truyền                       

D. công nghệ sản xuất

Câu 19. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Cho một số loại thức ăn thuỷ sản đang được sử dụng ở địa phương ở bảng sau: 

Phân loại thức ăn 

Tên các loại thức ăn 

1. Chất bổ sung 

a. Cám cá (dạng viên)

2. Thức ăn hỗn hợp 

b. Khoáng chất 

3. Nguyên liệu 

c. Giun đất, giun chỉ

4. Thức ăn tươi sống 

d. Cám gạo  

Hãy ghép phân loại thức ăn với tên các loại thức ăn cho phù hợp: 

A. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b.                                      

B. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c. 

C. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c.                                       

D. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a. 

Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Ở các khu vực miền núi của nước ta, một số người dân vào rừng đốt lửa để khai thác mật ong rừng. Sau đây là một số nhận định:

a)Việc người dân đốt lửa để khai thác mật ong cần được khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ khai thác tài nguyên rừng.

b) Mật ong rừng là một loại tài nguyên rừng vì vậy cần được bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi khai thác mật ong của người dân.

c) Đốt lửa để khai thác mật ong có thể dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng nên cần phải nghiêm cấm.

d) Người dân được phép khai thác mật ong rừng nhưng phải sử dụng biện pháp hợp lí để không ảnh hưởng đến đàn ong và các tài nguyên rừng khác.

Câu 2. Do lỗi thiết lập, chế độ vận hành tự động cho hệ thống sục khí, quạt nước cho trại ương nuôi tôm được thiết đặt như sau, em hãy đưa ra ý kiến cho các chế độ cài đặt đó.

a) Bật quạt nước vào thời điểm đêm và rạng sáng cho ao nuôi ngoài trời. 

b) Bật quạt nước vào thời điểm trưa chiều khi cường độ ánh sáng mặt trời cao cho ao nuôi mật độ tảo cao.

c) Bật sục khí liên tục cho bể ương trong nhà.

d) Bật sục khí vào thời điểm đêm và rạng sáng cho bể nuôi trong nhà. 

Câu 3: Hiện nay, có thể điều khiển giới tính của con giống thủy sản theo hướng có lợi cho người nuôi nhằm tạo hiệu quả tối ưu trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi bằng nhiều cách khác nhau. Các nhận định như sau:

a) Có thể bổ sung vào thức ăn cho thủy sản hormone giúp chuyển đổi giới tính như estrogen (chuyển sang giới tính cái) hoặc testosterone (chuyển sang giới tính đực).

b) Bổ sung các hormone giới tính vào thức ăn cho cá sẽ giúp duy trì giới tính của một số loài cá giúp đảm bảo cân bằng tỉ lệ cá bố mẹ.

c) Tất cả các loài động vật thủy sản đều có sự giống nhau giữa con cái và con đực về ngoại hình, tốc độ sinh trưởng.

d) Có thể ngâm hoặc tiêm hormone cho thủy sản nhằm điều khiển tỉ lệ giới tính phù hợp.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay