Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 12
Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
ĐỀ SỐ 12 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Môn thi thành phần: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về triển vọng của lâm nghiệp đối với kinh tế ở nước ta?
A. Ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế – kĩ thuật hiện đại, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi ích tài nguyên rừng nhiệt đới.
B. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng giảm.
C. Đảm bảo các sản phẩm từ gỗ được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và có chứng chỉ quản lí rừng bền vững.
D. Tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản, tăng sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng.
Câu 2. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2020, khả năng đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến?
A. giảm rõ rệt.
B. duy trì ổn định.
C. giảm từ 70% xuống dưới 30%.
D. tăng từ 30% đến trên 70%.
Câu 3. Đối với hầu hết các loài thuỷ sản, sự phát triển của phôi và cá con diễn ra như thế nào?
A. Phát triển trong cơ thể con mẹ.
B. Phát triển trong môi trường nước, bên ngoài cơ thể con mẹ.
C. Phát triển trong miệng con bố.
D. Phát triển trên cạn, chỉ xuống nước khi đạt kích cỡ giống.
Câu 4. Một trong những tính ưu việt của việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống thuỷ sản là?
A. kĩ thuật thực hiện đơn giản.
B. không yêu cầu cao về trang thiết bị.
C. rút ngắn thời gian của quá trình chọn giống và cho kết quả chính xác hơn.
D. dễ dàng áp dụng ở từng hộ nuôi.
Câu 5. Khoảng nhiệt độ tối ưu để nuôi các loài thuỷ sản vùng nhiệt đới là?
A. từ 25 đến 30°C.
B. từ 13 đến 18°C.
C. từ 32 đến 37°C
D. từ 13 đến 37°C.
Câu 6. Một trong những hoạt động phát triển rừng là?
A. chăn thả gia súc tự do trong hệ sinh thái rừng.
B. khai thác tận dụng những loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị.
C. trồng lại rừng sau khai thác.
D. chuyển diện tích rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây ăn quả.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các bên liên quan trong công tác bảo vệ rừng?
A. Chủ rừng cần chấp hành sự quản lí, thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Người dân cần có trách nhiệm theo dõi diễn biến rừng
C. Người dân cần có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về các hành vi vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ rừng.
D. Các cấp quản lí cần tổ chức, chỉ đạo thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng.
Câu 8. Yêu cầu về độ ẩm của thức ăn công nghiệp là?
A. dưới 20%.
B. dưới 12%.
C. trên 12%.
D. từ 20 đến 25%.
Câu 9. Tác dụng của việc bón vôi khi cải tạo đáy ao là?
A. khử trùng, diệt tạp, tăng hàm lượng ammonia.
B. khử trùng, diệt tạp, tăng độ mặn của nước.
C. khử trùng, diệt tạp, tăng pH môi trường nuôi.
D. khử trùng, diệt tạp, tăng mật độ tảo trong ao.
Câu 10. Loài thuỷ sản nào dưới đây thuộc nhóm bản địa?
A. Cá tầm.
B. Cá hồi.
C. Cá chép.
D. Tôm thẻ chân trắng.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng về một số nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái tài nguyên rừng?
A. Hoạt động khai thác gỗ với cường đô nhỏ hơn khả năng tăng trưởng của rừng đã làm nhiều khu vực rừng trở nên nghèo kiệt, không thể phục hồi.
B. Chặt phá rừng để lấy củi đột không tác động đến các hệ sinh thái tài nguyên rừng
C. Săn bắn các loại động vật rừng hoang dã không ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng.
D. Khai thác trái phép, quá mức gỗ và các loại lâm sản ngoài đã làm cho nhiều hệ sinh thái rừng bị suy giảm nghiêm trọng.
Câu 12. Màu nước phù hợp cho ao nuôi tôm nước lợ, mặn là?
A. màu xanh lam.
B. màu vàng nâu (màu nước trà).
C. màu vàng chanh.
D. màu nâu đen.
Câu 13. Loại thức ăn nào thường được sử dụng cho cá rô phi nuôi lồng?
A. Thức ăn công nghiệp viên nổi.
B. Thức ăn công nghiệp viên chìm.
C. Thức ăn tự chế dạng bánh ẩm.
D. Các loại cá tạp giá rẻ.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng về bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm nuôi nước lợ, mặn?
A. Tôm nhiễm bệnh giảm ăn đột ngột, hoạt động kém.
B. Tôm bệnh bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ ao.
C. Vỏ tôm xuất hiện đốm trắng dạng chìm, kích cỡ khoảng 0,5 – 2 mm.
D. Tỉ lệ chết dưới 10%, tối đa khoảng 30%.
Câu 15. Mật độ vi sinh vật trong ao nuôi thuỷ sản thường tăng cao khi?
A. độ trong ao nuôi cao.
B. độ pH tăng cao.
C. hàm lượng oxygen giảm thấp.
D. môi trường tích luỹ nhiều chất hữu cơ.
Câu 16. Nhận định nào dưới đây là không đúng về quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng?
A. Cây rừng bắt đầu ra hoa, kết quả ở giai đoạn gần thành thục.
B. Sinh trưởng của cây rừng chậm dần ở giai đoạn già cỗi.
C. Tốc độ sinh trưởng của cây rừng ở giai đoạn non rất nhanh.
D. Cây rừng ra hoa kết quả đạt số lượng nhiều nhất ở giai đoạn thành thục.
Câu 17. Biện pháp nào sau đây là không phù hợp để tăng cường hàm lượng oxygen hoà tan cho ao nuôi thuỷ sản?
A. Quản lí mật độ tảo phù hợp để tảo quang hợp tạo oxygen cho ao.
B. Sử dụng sục khí, quạt nước giúp tăng khả năng khuếch tán oxygen vào nước.
C. Sử dụng vôi bột bón xuống ao.
D. Thay nước mới giàu oxygen.
Câu 18. Nhận định nào sau đây là sai về việc sử dụng thức ăn theo tiêu chuẩn VietGAP?
A. Cơ sở nuôi phải sử dụng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi của đối tượng nuôi.
B. Thức ăn có chứa hormone và chất kích thích sinh trưởng.
C. Thức ăn đảm bảo chất lượng theo quy định. sử dụng thức ăn hết hạn.
D. Không sử dụng thức ăn hết hạn
Câu 19. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Có các công đoạn chính sau trong quy trình sản xuất thức ăn thuỷ sản công nghiệp:
(1) Lựa chọn nguyên liệu.
(2) Phối trộn.
(3) Ép viên.
(4) Sấy khô, đóng gói.
Thứ tự đúng của các công đoạn chính trong quy trình là:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (2), (1), (4), (3).
C. (3), (2), (1), (4).
D. (4), (1), (2), (3).
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Sau khi được tham quan hệ thống nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng bè trên sông, nhóm học sinh cần trao đổi để trình bày bài thu hoạch nhóm. Sau đây là một số ý kiến học sinh trong nhóm góp ý liên quan đến quá trình chăm sóc quản lí hệ thống nuôi:
a. Định kì điều chỉnh lượng thức ăn cho cá.
b. Định kì bón chế phẩm sinh học vào lồng nuôi.
c. Định kì vệ sinh lưới lồng để tránh bị bít tắc, tạo sự thông thoáng, kiểm tra phao, dây leo.
d. Tại mỗi lồng có thể treo túi vôi bên trong để sát khuẩn và hạn chế kí sinh trùng
Câu 2. Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, liên quan đến quản lí dịch bệnh, học sinh trong nhóm đưa ra một số ý kiến sau:
a. Phải thực hiện cách li, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa các ao nuôi và từ ao nuôi ra bên ngoài.
b. Sử dụng thuốc thú y thuỷ sản nằm trong Danh mục thuốc được lưu hành theo phác đồ của cán bộ chuyên môn.
c. Không cần thường xuyên ghi chép diễn biến dịch bệnh trong trại nuôi.
d. Thu hoạch sản phẩm ngay sau khi sử dụng thuốc thú y thuỷ sản, kháng sinh để điều trị bệnh.
Câu 3. Khi tìm hiểu về công nghệ tạo giống rô phi đơn tính đực, nhóm sinh viên 2. thập được một số thông tin như sau
a. Cá rô phi đức có kích cỡ lớn hơn nhiều so với thu cá rô phi cái.
b. Sử dụng hormone estrogen để tạo cá rô phi giống đơn tính đực.
c. Cho cá bột ăn thức ăn có trôn hormone trong 21 ngày.
d. Tỉ lệ cá đơn tính đực đạt được khoảng 50% bằng phương pháp bồ sung hormone vào thức ăn.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................