Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Phú Thọ

Đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Phú Thọ sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ

ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM HỌC 2024 – 2025

PHẦN I. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. 

Câu 1. Hình bên thể hiện bước nào trong quy trình trồng trọt?

A. Làm đất.                     

B. Chăm sóc.                            

C. Gieo trồng.                  

D. Thu hoạch.

Câu 2. Sản phẩm nào sau đây được chế biến từ thuỷ sản?

A. Mì tôm.                       

B. Giò lụa.                      

C. Nước tương.                 

D. Nước mắm.

Câu 3. Trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng, giai đoạn nào cho năng suất và chất lượng lâm sản tương đối ổn định?

A. Giai đoạn non.                                                               

B. Giai đoạn gần thành thục.     

C. Giai đoạn thành thục.                                                     

D. Giai đoạn già cỗi.

Câu 4. Trong công tác chọn giống vật nuôi, việc đánh giá và chọn lọc những cá thể có tốc độ tăng trưởng nhanh, sức khỏe tốt là dựa vào chỉ tiêu nào sau đây?

A. Phát dục.            

B. Khả năng sản xuất.                  

C. Thể chất.                      

D. Ngoại hình.

Câu 5. Phương pháp nhân giống cây trồng nào sau đây là phương pháp nhân giống hữu tính?

A. Giảm cành.         

B. Chiết cành.                            

C. Nuôi cấy mô tế bào.     

D. Gieo hạt.

Câu 6. Hoạt động nào sau đây là hoạt động bảo vệ rừng?

A. Phòng và chữa cháy rừng.        

B. Thu hồi rừng.       

C. Cho thuê rừng.             

D. Giao rừng.

Câu 7. Trong ao nuôi thuỷ sản, loại sinh vật nào sau đây có khả năng cung cấp oxygen hoà tan cho nước?

A. Cá                     

B. Thực vật thuỷ sinh.                 

C. Tôm.                         

D. Động vật phù du.             

Câu 8. Loại sinh vật nào sau đây thuộc nhóm thuỷ sản nước ngọt?

A. Cá thu.                

B. Cá chép.                                 

C. Tôm hùm.                             

D. Cá ngừ.

Câu 9. Nhóm thức ăn nào sau đây thường chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho động vật thuỷ sản?

A. Thức ăn hỗn hợp.          

B. Chất bổ sung.               

C. Thức ăn tươi sống.          

D. Nguyên liệu.

Câu 10. Giun quế là nguồn thức ăn cho một số loài cá cảnh, thành phần dinh dưỡng nào trong giun quế chiếm tỉ lệ cao nhất?

A. Lipid.                 

B. Vitamin.                                

C. Khoảng.                                 

D. Protein.

Câu 11. Khi khai thác tài nguyên rừng, phương thức khai thác trắng thường áp dụng cho loại rừng nào sau đây?

A. Rừng đặc dụng.               

B. Rừng nguyên sinh.       

C. Rừng sản xuất.             

D. Rừng phòng hộ.

Câu 12. Định kì đo hàm lượng Tech12h trong nước nuôi thuỷ sản thuộc biện pháp quản lí

A. các yếu tố thuỷ hoá.       

B. chất nuôi thuỷ sản.     

C. các yếu tố thuỷ sinh.     

D. các yếu tố thuỷ lí.

Câu 13. Trong nuôi trồng thuỷ sản, việc ứng dụng chỉ thị phân tử để chọn giống có ưu điểm nào sau đây? 

A. Xác định chính xác những cá thể mang gene mong muốn ở giai đoạn phát triển sớm.

B. Dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

C. Tăng khả năng tạo biến dị di truyền ở đời sau.

D. Xác định chính xác kiểu gene dựa vào kiểu hình của các cá thể ở giai đoạn sớm.

Câu 14. Phương pháp bảo quản nào sau đây làm thay đổi nồng độ Tech12h và Tech12h để giảm hô hấp của sản phẩm trồng trọt?

A. Bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh.                           

B. Bảo quản bằng chiếu xạ. 

C. Bảo quản bằng hoá chất.                                                   

D. Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh. 

Câu 15. Năm 2000, các bác sĩ thú y tại Botswana đã phát hiện ra con lai của một con dê cái với một con cừu đực, nó được gọi là Toast. Con Toast được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

A. Lai kinh tế phức tạp.              

B. Lai xa.                  

C. Lai kinh tế đơn giản.           

D. Lai cải tạo.

Câu 16. Mô hình chăn nuôi bò sữa sử dụng chip điện tử, robot, hệ thống vắt sữa tự động thuộc phương thức chăn nuôi nào sau đây?

A. Chăn thả tự do.                                            

B. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

C. Chăn nuôi công nghệ cao.                           

D. Chăn nuôi bán công nghiệp.

Câu 17. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ môi trường nuôi thuỷ sản?

A. Quy trình nuôi.           

B. Thời tiết.            

C. Nguồn nước.            

D. Tính lưu động của nước.

Câu 18. Vai trò chủ yếu của trồng rừng phòng hộ ven biển là 

A. điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hạn chế xói mòn.

B. giúp chắn gió, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm nhập mặn của nước biển. 

C. giúp phục hồi hệ sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

D. cung cấp gỗ và lâm sản cho con người.

Câu 19. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Nước ta có đường bờ biển dài hơn 3 260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thuỷ

sản khá phong phú. Đặc điểm này tạo ra triển vọng gì cho thuỷ sản Việt Nam?

A. Phát triển nhờ chính sách hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

B. Phát triển nhờ lợi thế của điều kiện tự nhiên.

C. Phát triển để cung cấp nhu cầu tiêu dùng của con người.

D. Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

PHẦN II. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), đ), ở mỗi câu hỏi, học sinh chọn Đúng hoặc Sai.

Câu 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng các loại rừng trồng toàn quốc theo mục đích sử dụng năm 2022 như sau:

Chỉ tiêu

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Tổng diện tích

Diện tích (ha)

94 241

630 994

3 930 758

4 655 993

Tỉ lệ (%)

2,0

13,6

84,4

100

Nguồn: Quyết định số 2357/QĐ-BNN-KL năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng diện tích rừng trồng. 

b) Công tác trồng và chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chưa được chú trọng.

c) Cần tăng diện tích rừng đặc dụng chủ yếu để phục vụ công tác khai thác lâm sản quý hiếm. 

d) Để bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường chức năng phòng hộ và phát triển kinh tế bền vững cần tăng diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Câu 2. Để xác định độ mặn thích hợp đối với sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú giống, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm và thu được kết quả sau:

Chỉ tiêu

Độ mặn ‰

5

10

15

20

25

Khối lượng trung bình của tôm lúc đầu (g/con)

0,01

0,01

0,01

0,01

0,01

Khối lượng trung bình của tôm sau 30 ngày (g/con)

0,28

0,38

0,39

0,37

0,33

Tỉ lệ sống (%)

86,5

91,5

95,5

92,9

90,7

Nguồn: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 56, số 5B, 2020

a) Tỉ lệ sống của tôm sú giống cao nhất ở độ mặn 25‰

b) Sau 30 ngày, trong môi trường có độ mặn 5‰ tốc độ tăng trưởng của tôm sú giống là nhanh nhất. c) Ương tôm sú giống trong môi trường nước có độ mặn 15‰, có thể rút ngắn thời gian nuôi giống. d) Khi ương tôm sú giống, để đạt được tỉ lệ sống cao và tốc độ tăng trưởng tốt nhất nên sử dụng môi trường nước có độ mặn từ 5‰ - 20‰.

Câu 3. Trong công nghiệp chế biến cá tra phi-lê đông lạnh, có khoảng 60% cơ thể cá (đầu, da, xương, vây, nội tạng, máu, mỡ, thịt vụn cá) không được sử dụng làm thực phẩm. Theo ước tính, nếu sản lượng cá tra nguyên liệu đạt 1.000.000 tấn/năm thì các doanh nghiệp phải loại bỏ hơn 600.000 tấn phế liệu. Từ phế liệu cá tra, các nhà khoa học đã sử dụng enzyme để thủy phân protein, tạo ra sản phẩm thức ăn thủy sản giàu lysine. Phương pháp này cũng mở ra tiềm năng sản xuất nhiều sản phẩm giá trị khác như dầu cá, collagen, gelatin, bột calcium, dầu diesel sinh học.

a) Phế liệu cá tra có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị. 

b) Công nghệ chỉ thị phân tử đã mở ra nhiều hướng tận dụng nguồn phế liệu cá tra.

c) Việc sản xuất thức ăn thủy sản giàu lysine từ phế liệu cá tra góp phần giảm chi phí trong nuôi trồng thủy sản.

d) Tận dụng phế liệu cá tra giúp giảm thiểu lãng phí trong ngành chế biến thủy sản, hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị kinh tế của cá tra. 

Câu 4.............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay