Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Thanh Ba (Phú Thọ)

Đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 của THPT Thanh Ba (Phú Thọ) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

Môn: Công nghệ - nông nghiệp

Thời gian làm bài: 50 phút

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN. 

(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án duy nhất).

Câu 1.Keo đất là gì? 

A. Là những phần tử chất rắn có kích thước dưới 1µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.

B. Là khả năng đất có thể giữ lại các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm thay đổi nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt đất.

C. Là khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

D. Là những phần tử chất rắn có kích thước trên 1µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.

Câu 2. Đâu  là giá thể vô cơ được dùng trong trồng trọt?

A. Rêu bùn than.             

B. Mùn cưa.     

C. Phân chuồng                 

D. Sỏi nhẹ Keramzit.

Câu 3.  Đặc điểm của vật nuôi nhập  nội là gì?

A. Năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện địa phương.

B. Năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương kém.

C. Năng suất kém, thích nghi tốt với điều kiện địa phương.

D. Năng suất kém, thích nghi với điều kiện địa phương kém.

Câu 4: Lai kinh tế là gì ? 

A. Là lai giữa các cá thể của hai loài khác nhau với mục đích tạo ra ưu thế lai với những đặc điểm tốt hơn bố mẹ.

B. Là phương pháp lai khi mà vật nuôi chỉ có được một số đặc điểm tốt nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện hơn.

C. Là phương pháp lai khi mà vật nuôi đã đáp ứng đủ nhu cầu nhưng vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần cải tiến.

D. Là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có khả năng sản xuất cao hơn.

Câu 5. Chủ rừng B có diện tích rừng lớn, trong đó có một phần diện tích đất rừng ở vị trí độ dốc lớn. Việc làm nào sai khi chủ rừng B thực hiện khái thác trắng?

A. Không khai thác cây rừng ở nơi độ dốc lớn.

B. Trồng rừng được tiến hành sau khi khai thác xong.

C. Chặt toàn bộ các cây trong một mùa kể cả vị trí độ dốc lớn.

D. Khai thác khi cây rừng ở giai đoạn thành thục.

Câu 6: Nên khai thác rừng vào giai đoạn nào sau đây?

A. Giai đoạn non.                                                   

B. Giai đoạn gần thành thục.

C. Giai đoạn thành thục.                                         

D. Giai đoạn già cỗi.

Câu 7: Đề án phát triển nghành công nghiệp chế biến gỗ giai đoạn 2021- 2030 là giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỉ USD năm 2025, 25 tỉ USD năm 2030; giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỉ USD năm 2025, trên 6 tỉ USD năm 2030 cho thấy triển vọng phát triển lâm nghiệp là gì ? 

A. Phát triển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

B. Phát triển đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh.

C. Phát triển để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái.

D. Phát triển để thực hiện chức năng xã hội của rừng.

Câu 8: Ưu điểm của phương pháp bảo quản lạnh sản phẩm thuỷ sản là

A. ít tốn kém do chi phí đầu tư kho lạnh rẻ. 

B. có thể bảo quản vĩnh viễn, chất lượng không thay đổi theo thời gian. 

Ckhông ảnh hưởng đến độ giòn dai, kết cấu của thuỷ sản nếu bảo quản không đúng cách. 

D. bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; ức chế vi sinh vật phân huỷ, giữ được hương vị, độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của thuỷ sản nếu bảo quản đúng cách. 

Câu 9: Bệnh thủy sản nào sau đây do vi rút Betanodavirus gây nên?

A. Bệnh đốm trắng trên tôm.                                

B. Bệnh gan thận mủ ở cá tra. 

C. Bệnh lồi mắt, xuất huyết ở cá rô phi.                 

D. Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển. 

Câu 10. Hãy chọn đúng thứ tự các bước của quy trình kĩ thuật nuôi tôm giống?

A. Chuẩn bi bể nuôi → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí.

B. Chuẩn bị bể nuôi → Lựa chọn, thả giống → Chăm sóc và quản lí → Thu hoạch.

C. Lựa chọn, thả giống → Chuẩn bị bể nuôi → Thu hoạch → Chăm sóc và quản lí.

D. Chuẩn bị bể nuôi → Chăm sóc và quản lí → Lựa chọn, thả giống → Thu hoạch.

Câu 11: Phần lớn chất thải rắn trong nước thải công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn sẽ được giữ lại và loại bỏ nhờ hệ thống nào sau đây? 

A. Bể nuôi.         

B. Bể lọc cơ học.     

C. Bể lọc sinh học.     

D. Bể chứa nước thải. 

Câu 12: Nhược điểm của hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn là 

A. tiết kiệm nước.                                                

B. chi phí đầu tư ban đầu cao. 

C. giúp tăng năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn. 

D. kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm phân hữu cơ? 

A. Phân bón hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, hiệu quả đạt nhanh.

B. Phân hữu cơ dùng để bón thúc là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho loại mục. 

C. Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng của phân không ổn định (tùy thuôc vào nguồn gốc).

D. Phân bón hữu cơ chỉ nuôi dưỡng cây trồng, không có vai trò cải tạo đất.

Câu 14. Đâu là chế phẩm virus trừ sâu?

A. Chế phẩm Bt.                                                       

B. Chế phẩm NPV.

C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium.                     

D. Chế phẩm nấm Trichoderma.

Câu 15: Đâu không phải là ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi?

A. Đệm lót sinh học.

B. Biogas.

C. Ủ phân.                                               

D. Robot dọn vệ sinh.

Câu 16. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

A. Là quá trình đưa phôi từ các thể cái này vào cá thể cái khác, phôi vẫn sống và phát triển bình thường trong cơ thể nhận phôi.

B. Là công nghệ hỗ trợ sinh sản bằng cách lấy tinh dịch từ con đực để pha loãng và bơm vào đường sinh dục của con cái.

C. Là quá trình trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong môi trường ống nghiệm.

D. Là việc sử dụng kĩ thuật nhân bản từ tế bào sinh dưỡng để tạo ra vật nuôi.

Câu 17. Có các nhận định về vai trò của trồng rừng như sau: 

(1) Phủ xanh những vùng đồi trọc, những diện tích rừng bị tàn phá do cháy.

(2) Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội.

(3) Làm giảm lượng mưa tại những khu vực có trồng rừng. 

(4) Góp phần bảo tồn đa đạng sinh học.

(5) Giảm phát thải khí nhà kính.

Các nhận định đúng là:

A. (2), (3), (4), (5).        

B. (1), (2), (3), (5).         

C. (1), (2), (3), (4).         

D. (1),(2),(4), (5).

Câu 18. Để bảo quản dài hạn tinh trùng động vật thủy sản, người ta thường sử dụng chất nào sau đây?

A. Nitrogen lỏng.          

B. Hydrogen.                

C. Oxygen.                   

D. Helium.

Câu 19. ............................................

............................................

............................................

Câu 24: Khi đi thăm quan một cơ sở nuôi ngao thấy người ta không cho ngao ăn, Nhóm học sinh đưa ra một số nhận xét sau theo em nhận xét nào đúng?

A. Ngao là loài ăn tạp, chúng ăn các sinh vật phù du trong nước. 

B. Ngao là loài ăn lọc, chúng ăn các sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ trong nước. 

C. Ngao là sinh vật có thể tự tổng hợp được chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

D. Ngao là loài ăn lọc, chúng ăn các thực vật phù du, cá, động vật nguyên sinh trong nước. 

PHẦN II.  TRẮC NGHIỆM  ĐÚNG  SAI. 

(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý A., B., C., D. ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai).

Câu 1. Khi tìm hiểu cơ sở sản xuất bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản. một nhóm học sinh có các nhận định như sau:

a) Làm khô đơn giản, dễ thực hiện, không cần các thiết bị chuyên dụng, ít tốn năng lượng.

b) Các loại hải sản như: hàu, sò, cá hồi, cá ngừ…sau khi được làm sạch kỹ lưỡng, có thể ăn sống trực tiếp để thưởng thức hương vị tươi ngon tự nhiên. 

c) Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tôm chua vì nó tác động trực tiếp đến quá trình lên men rượu.

d) Thịt cá, tôm được xé nhỏ, rang hoặc sấy khô để tạo thành ruốc.

Câu 2. Một nhóm học sinh được yêu cầu tìm hiểu và đề xuất một số việc nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản, góp phần phát triển thuỷ sản bền vững. Sau khi tìm hiểu đã đưa ra một số nhận định như sau:

a) Việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.
b)  Nếu tăng mật độ nuôi thủy sản càng cao thì năng suất sẽ càng tăng mà không gây ảnh hưởng đến môi trường nước.

c) Người nuôi có thể áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm - lúa để vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế."

d) Để giảm ô nhiễm môi trường, người nuôi chỉ cần hạn chế sử dụng hóa chất mà không cần thay đổi cách quản lý ao nuôi.

 Câu 3. Một nhóm học sinh thảo luận về những việc nên làm để hạn chế suy thoái tài nguyên rừng, sau khi thảo luận đã đưa ra các việc nên làm như sau: 

a) Tăng cường khai thác tài nguyên rừng phục vụ phát triển kinh tế. 

b)  Giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật để giúp nâng cao sự gắn bó, quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng. 

c) Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ các loài động vật, thực vật rừng quý hiếm. 

d) Tăng cường trồng cây công nghiệp và cây đặc sản ở những rừng có nguy cơ bị tàn phá. 

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay