Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Phong Châu (Phú Thọ)
Đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 của THPT Phong Châu (Phú Thọ) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
TRƯỜNG THPT PHONG CHÂU ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi có 05 trang) | ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Môn: Công nghệ - nông nghiệp Thời gian làm bài:50 phút(không kể thời gian phát đề) |
Họ, tên thí sinh:……………………………
Số báo danh:……………………………….
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia làm những nhóm nào sau đây:
A. Nhóm cây ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới
B. Nhóm cây nhiệt đới, ôn đới, hàn đới
C. Nhóm cây ôn đới, liên đới, nhiệt đới
D. Nhóm cây ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới, hàn đới
Câu 2. Loại máy nào sau đây được áp dụng trong khâu làm đất?
A. Máy cấy lúa.
B. Máy sạ.
C. Máy gieo hạt tự động.
D. Máy cày.
Câu 3. Phương pháp tưới nhỏ giọt thường dùng cho loại cây nào sau đây?
A. Cây hoa lan
B. Dưa leo, bầu bí
C. Cây cỏ công trình
D. Cây trong vườn ươm
Câu 4. Bảo quản bằng chiếu xạ là
A. bảo quản với số lượng lớn, thường dùng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng khô như ngô, thóc, đậu, …
B. bảo quản dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
C. chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch.
D. loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả.
Câu 5. Lượng thức ăn hàng ngày của lợn được tính theo yếu tố nào sau đây?
A. Giai đoạn phát triển.
B. Khối lượng cơ thể.
C. Hình thức chăn thả.
D. Cấu trúc chuồng nuôi.
Câu 6. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về đối tượng của sản xuất lâm nghiệp?
A. Là những cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng ngắn.
B. Là những cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng đài.
C. Là những loài động, thực vật quý hiếm, có chu kì sinh trưởng dài.
D. Là sinh vật quý hiếm, có chu kì sinh trưởng ngắn.
Câu 7. Phương pháp xử lý chất thải nào sau đây trong chăn nuôi là nhờ quá trình lên men kị khí?
A. Lọc khí thải.
B. Xử lí nhiệt.
C. Ủ phân compost.
D. Biogas.`
Câu 8. Bác A cần nuôi 300 con gà đẻ. Dựa vào bảng số liệu dưới đây theo em, bác A cần diện tích chuồng nuôi và nơi vận động là bao nhiêu?
A. 51 m2/Con và 1200 m2/Con.
B. 390 m2 và 300 m2.
C. 51 m2 và 1200 m2.
D. 450 m2 và 330 m2.
Câu 9. Hoạt động quản lí rừng không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Giao rừng, cho thuê rừng.
B. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
C. Phòng chống cháy rừng.
D. Thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh.
Câu 10. Đảm bảo thường xuyên phủ xanh diện tích rừng là nhiệm vụ của hoạt động nào sau đây?
A. Chăm sóc rừng.
B. Trồng rừng.
C. Bảo vệ rừng.
D. Khai thác rừng.
Câu 11. Cây lim xanh có tốc độ tăng trưởng về đường kính thân trung bình đạt khoảng 0,5–0,7cm/năm, về chiều cao là 0,5 – 0,7m/năm nên thuộc nhóm cây sinh trưởng nào sau đây?
A. Nhóm cây sinh trưởng nhanh
B. Nhóm cây sinh trưởng chậm
C. Nhóm cây sinh trưởng trung bình
D. Nhóm cây sinh trưởng tương đối nhanh
Câu 12. Đối với rừng sản xuất nên khai thác rừng vào giai đoạn nào sau đây?
A. Giai đoạn non.
B. Giai đoạn gần thành thục.
C. Cuốigiai đoạn thành thục.
D. Giai đoạn già cỗi.
Câu 13. Xây dựng chuồng nuôi theo hướng nào để đón gió mát và ánh sáng mặt trời buổi sáng chiếu vào chuồng?
A. Hướng Đông Bắc.
B. Hướng Tây Bắc hoặc Nam.
C. Hướng Nam hoặc Đông Nam.
D. Hướng Đông hoặc Đông Nam.
Câu 14. Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của cây rừng ở giai đoạn già cỗi?
A. Ít bị sâu, bệnh phá hại so với các giai đoạn khác.
B. Khả năng ra hoa, đậu quả giảm.
C. Thích ứng tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, nắng nóng.
D. Các quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh.
Câu 15. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 triển vọng của ngành thuỷ sản nước ta trong thời gian tới là
A. tăng tỉ lệ nuôi và tăng tỉ lệ khai thác thuỷ sản.
B. đưa nước ta trở thành một trong ba nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới.
C. phát triển đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập cao nhất cả nước.
D. đưa nước ta trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới.
Câu 16. Màu vàng nâu là màu nước nuôi thích hợp cho các loài thuỷ sản nào sau đây?
A. Thuỷ sản nước ngọt.
B. Thuỷ sản nước ngọt và nước mặn.
C. Thuỷ sản nước ngọt và nước lợ.
D. Thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
Câu 17. Phát biểu nào không đúng khi nói về ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản?
A. Góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.
B. Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai thác tận diệt nguồn lợi thuỷ sản.
D. Không làm suy thoái môi trường, mang hiệu quả kinh tế
Câu 18. Trong các phương thức nuôi thuỷ sản ở Việt Nam hiện nay, phương thức nào sau đây thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất?
A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến.
B. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
C. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
D. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
Câu 19. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Đại diện chủ sở hữu nguồn lợi thủy sản là ai?
A. Toàn dân
B. Nhà nước
C. Tổ chức phi chính phủ
D. Cá nhân
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một khu rừng phòng hộ đầu nguồn phân bố tại nơi có độ dốc trên 15 độ. Khi khu rừng đủ điều kiện và được phép khai thác, người ta đưa ra những nhận định về phương thức khai thác rừng nên áp dụng cho khu rừng như sau:
a) Khai thác trắng toàn bộ diện tích rừng.
b) Khai thác chọn với điều kiện duy trì được khả năng phòng hộ của rừng sau khai thác.
c) Khai thác trắng toàn bộ diện tích rừng và trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp.
d) Khai thác chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại cây còn non, cây có phẩm chất tốt
Câu 2: Khi thực hành tập quan sát màu nước của một số ao thuỷ sản, nhóm học sinh đưa ra một số nhận định sau:
a) Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loài thuỷ sản nước ngọt là màu xanh nhạt (xanh nõn chuối) do sự phát triển của tảo lục.
b) Đối với các loài thuỷ sản nước lợ và nước mặn, màu nước nuôi thích hợp là vàng nâu (màu nước trà) và xanh rêu.
c) Quan sát màu nước ao nuôi giúp đánh giá chính xác chất lượng nước, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất cho tôm, cá sinh trưởng, phát triển.
d) Độ trong của nước ao nuôi phù hợp cho nuôi cá là 30 – 45cm
Câu 3: Đọc thông tin sau:
Trong công nghiệp chế biến cá tra, có khoảng 60% cơ thể cá không được sử dụng làm thực phẩm, bao gồm dầu, mỡ, da, nội tạng và xương. Những phế phụ phẩm này có chứa nhiều loại protein khác nhau. Các nhà khoa học đã tuyển chọn và sử dụng những loại enzyme thích hợp để thủy phân một số loại protein có trong phế phụ phẩm cá tra để chế biến thức ăn thủy sản giàu lysine.
Từ thông tin trên, có nhận định sau:
a) Quá trình chế biến thức ăn thủy sản giàu lysine có ý nghĩa giúp cải thiện hàm lượng lysine trong thức ăn, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu lysine, giảm thiểu chi phí sản xuất.
b) Việc phối trộn nguyên liệu với enzyme, bổ sung nước sạch và ủ trong thời gian thích hợp để enzyme thủy phân protein trong nguyên liệu thành lysine là quan trọng nhất.
c) Không thể thay thế phế phụ phẩm cá tra bằng bất kì loài cá nước mặn nào khác.
d) Nên áp dụng quá trình này ở những nước có nền khoa học phát triển.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................