Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Hưng Hoá (Phú Thọ)

Đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 của THPT Hưng Hoá (Phú Thọ) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

ĐỀ ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

Môn: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên: .........................................    Số báo danh: …………….

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN. 

(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án duy nhất).

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của lâm nghiệp đối với môi trường sinh thái?

A. Điều hoà dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi; giảm thiểu lũ lụt, hạn hán; giữ ổn định nguồn nước.

B. Chắn sóng, chắn gió, chống cát bay ở những khu vực ven biển. 

C. Điều tiết ánh sáng ở những khu dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị. 

D. Bảo tồn nguồn gene sinh vật và đa dạng sinh học.

Câu 2. Biểu đồ sau đây là thực trạng về diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 2007 – 2022, 

Tech12h

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Tổng diện tích rừng ở nước ta tăng từ 2,6 triệu ha năm 2007 lên 4,6 triệu ha năm 2022. 

B. Diện tích rừng đặc dụng gần như không thay đổi từ năm 2007 đến năm 2022. 

C. Diện tích rừng phòng hộ năm 2017 cao hơn so với các năm còn lại. 

D. Tổng diện tích rừng năm 2022 là 4,6 triệu ha, trong đó rừng sản xuất chiếm gần 85%. 

Câu 3. Khoảng thời gian chặt hạ cho khai thác chọn kéo dài bao lâu?

A. Trong 1 cấp tuổi cây (5 - 10 năm).              

B. Không giới hạn thời gian.

C. Dưới 1 năm.                                             

D. 3 - 4 năm.

Câu 4. Trong vòng đời sâu hại thuộc nhóm côn trùng biến thái hoàn toàn, giai đoạn sinh trưởng phát phát dục nào có sức phá hại cây trồng nhiều nhất? 

A. Sâu non.                    

B. Trứng.                       

C. Nhộng.                       

D. Trưởng thành.

D. phát triển đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập cao nhất cả nước. 

Câu 5. Phương pháp hoặc dụng cụ nào không sử dụng để xác định hàm lượng ammonia trong nước?

A. Máy đo điện tử.                                        

B. KIT so màu.

C. Phân tích, chuẩn độ trong phòng thí nghiệm.        

D. Đĩa secchi.

Câu 6. Hàm lượng oxygen hoà tan tối ưu cho các đối tượng nuôi thuỷ sản là:

A.  Trên 3 mg/L.             

B.  Dưới 5 mg/L.             

C.  Dưới 2 mg/L.            

D.  Dưới 1 mg/L.

Câu 7. Khi độ pH trong ao nuôi giảm thấp, biện pháp xử lí nào sau đây là không phù hợp? 

A. Sử dụng nước vôi trong hoặc nước soda để trung hoà H+ trong nước. 

B. Tăng cường độ sục khí để tạo điều kiện khuếch tán CO2, ra ngoài không khí.

C. Quản lí tốt độ trong và mật độ tảo để giảm biến động pH trong nước. 

D. Bổ sung một số hoá chất có tính acid như citric acid, phèn nhôm. 

Câu 8. Ở tôm sú khi thành thục sinh dục lần đầu, con cái có khối lượng khoảng:

A. 100 g/con.                  

B. 40 g/con.                    

C. 50 g/con.                    

D. 70 g/con. 

Câu 9. Trong chuyển đổi giới tính cá rô phi, hormone nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất để tạo cá rô phi đơn tính đực?

A. 17α-methyl testosterone.                           

B. Estrogen.

C. Testosterone.                                            

D. HCG.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của các nhóm thức ăn thuỷ sản?

A. Mỗi nhóm thức ăn có vai trò khác nhau đối với động vật thuỷ sản. 

B. Mỗi loài thuỷ sản thường chỉ ăn được một số loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí, sinh hoá của chúng. 

C. Căn cứ vào vai trò của các nhóm thức ăn để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. 

D. Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản đều sử dụng các nhóm thức ăn giống nhau

Câu 11. Để xử lí các phụ phẩm khó tiêu hoá thành nguyên liệu thức ăn thuỷ sản, biện pháp nào sau đây có liên quan đến công nghệ sinh học?

A. Nghiền mịn.                                             

B. Xử lí bằng enzyme và vi sinh vật.

C. Ngâm nước.                                             

D. Sấy khô.

Câu 12. Giả sử, gia đình em có 20 lồng nuôi cá với kích thước mỗi lồng là 3 m × 3 m × 3 m, phần lồng nổi trên mặt nước là 0,5 m. Nếu thả cá rô phi đơn tính với mật độ 40 con/m3 thì cần bao nhiêu con giống?

A. 1 800 con.                                                

B. 8000 con.

C. 18 000 con.                                              

D. 180 000 con.

Câu 13. Ưu điểm của phương pháp bảo quản lạnh thuỷ sản là

A. ít tốn kém do chi phí đầu tư kho lạnh rẻ. 

B. có thể bảo quản vĩnh viễn, chất lượng không thay đổi theo thời gian. 

C. không ảnh hưởng đến độ giòn dai, kết cấu của thuỷ sản nếu bảo quản không đúng cách. 

D. bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; ức chế vi sinh vật phân huỷ, giữ được hương vị, độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của thuỷ sản nếu bảo quản đúng cách. 

Câu 14. Trao đổi ion giữa keo đất và rễ cây trồng trong môi trường đất xảy ra ở thành phần cấu tạo nào của hạt keo đất?

A. Lớp ion khuếch tán.                                  

B. Lớp ion bất động.

C. Lớp ion quyết định điện.                           

D. Nhân.

Câu 15: Cơ sở cho sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng là gì?

A. Sự chuyển đổi giữa các cation và anion trong đất khi tiếp xúc với rễ cây.

B. Sự chuyển đổi ion dương và ion âm giữa các lớp điện tích của keo đất.

C. Sự trao đổi ion của tầng khuếch tán và ion của dung dịch đất.

D. Sự trao đổi cation của tầng khuếch tán và anion của dung dịch đất.

Câu 16. Rừng ở nước ta được giao cho các chủ rừng gồm:

A. Ban quản lí rừng đặc dụng; ban quản lí rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang; hội cựu chiến binh; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục.

B. Tổ chức kinh tế; lực lượng vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; hội nông dân.

C. Ban quản lí rừng đặc dụng; ban quản lí rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế; lực lượng vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

D. Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục, hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng cần ra, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, hội nông dân.

Câu17. Những hoạt động nào sau đây đều là hoạt động chăm sóc rừng? 

A. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, tỉa cành, bón phân, tưới nước. 

B. Làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu hại, phòng chống cháy rừng, tưới nước. 

C. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, bón phân, tưới nước, khai thác rừng trồng. 

D. Làm cỏ, làm hàng rào bảo vệ, tỉa cành, bón phân, tưới nước. 

Câu 18. Có các bước trong quy trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu như sau: 

(1) Tạo hố trồng cây.                                     (2) Đặt cây vào hố.

(3) Rạch và xé bỏ vỏ bầu.                               (4) Lấp đất lần 1.

(5) Vun gốc.                                                 (6) Lấp đất lần 2.

Thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con có bầu nào dưới đây là đúng?

A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).          

B. (1) → (3) → (4) → (5) → (2) → (6).

C. (1) → (3) → (2) → (4) → (5) → (6).          

D. (1) → (4) → (3) → (2) → (6) → (5).

Câu 19. ............................................

............................................

............................................

Câu 24: Câu nào sau đây đúng về biện pháp cơ giới trong vệ sinh chuồng nuôi?

A. Sử dụng các dụng cụ như chối, xẻng, vòi xịt nước, ... để loại bỏ chất thải, độn chuồng, bụi bẩn, ... ra khỏi nền, sàn, tường, trần của chuồng nuôi sau đó rửa sạch.

B Đối với dụng cụ chăn nuôi, sàn, vách ngăn, ... bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1 – 3 ngày trước khi rửa.

C. Phương pháp này nên được kết hợp với các phương pháp khử trùng vật lí, hoá học để tăng hiệu quả khử trùng.

D. Tất cả các đáp án trên.

PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. 

(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý A, B, C, D  ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai).

Câu 1. Trong một chuyến tham quan ở một mô hình nuôi cá ở địa phương, học sinh được tiếp cận với một số vấn đề thực thế như: sử dụng thức ăn cho cá, mật độ thả cá, hàm lượng oxygen trong nước, màu nước…Khi tổ chức thảo luận về vấn đề chất thải trong ao nuôi, một số nhận định được nêu ra như sau:

a. Thức ăn thừa và thức ăn bị tan rã sẽ tạo ra chất thải trong ao. Đó có thể là một trong những nguyên nhân làm ao nuôi bị ô nhiễm. Vì thế, cần điều chỉnh lượng thức ăn hợp lí, chọn loại thức ăn phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi.

b.  Mật độ nuôi cao làm lượng chất thải tạo ra nhiều. Cho nên, cần điều chỉnh mật độ nuôi hợp lí để quản lí, chăm sóc vật nuôi tốt hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và tránh lây lan dịch bệnh cho động vật thủy sản.

c. Quá trình bài tiết của động vật thuỷ sản tạo ra chất thải trong nước nhiều nên độ trong của nước thấp. Vì vậy, cần thay nước hoặc siphon đáy ao định kì để cải thiện màu nước và ngăn ngừa bệnh phát sinh phát triển

d. Các chất thải trong ao nuôi có vẻ vượt quá mức cho phép nên thấy độ màu của nước đậm hơn mức bình thường. Chất thải nhiều cũng tốt cho động vật thủy sản, bởi vì nó tăng hàm lượng oxygen trong nước.

Câu 2. Hiện trạng một khu rừng tự nhiên tại một xã thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc như sau: tán rừng thưa, cấu trúc rừng bị phá vỡ, rừng nghèo kiệt với thành phần cây bụi và cây gỗ đường kính nhỏ chiếm chủ yếu. Một phần diện tích có rừng che phủ trước đây hiện đang trồng ngô và sắn. Người ta đưa ra một số nhận định về nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng ở khu vực này như sau:

a. Hệ sinh thái rừng bị suy giảm do xây dựng nhà máy thuỷ điện.

b. Diện tích rừng bị thu hẹp do lấy đất trồng cây nông nghiệp.

c. Chất lượng rừng bị suy giảm do khai thác gỗ không bền vững.

d. Diện tích rừng bị thu hẹp do phát triển cơ sở hạ tầng.

Câu 3. Tại một địa phương ở khu vực Tây Nguyên đang xảy ra tình trạng người dân địa phương lấn chiếm đất rừng cho trồng cây công nghiệp, khai thác gỗ bất hợp pháp diễn ra rất phức tạp tại các khu rừng đặc dụng. Dưới đây là những nhận định về các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng suy thoái tài nguyên rừng tại địa phương này:

a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân địa phương về ý nghĩa của bảo vệ rừng. 

b. Phát triển các cơ sở chế biến lâm sản.

c. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực vào rừng.

d. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lí nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay