Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Đoan Hùng (Phú Thọ)

Đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 của THPT Đoan Hùng (Phú Thọ) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025

MÔN: CÔNG NGHỆ- NÔNG NGHIỆP

(Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề)

Phần I (6 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người?

A. Cung cấp lương thực cho tiêu dùng và xuất khẩu.

B. Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. 

C. Cung cấp trứng, thịt, sữa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. 

D. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người. 

Câu 2. Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia thành các nhóm nào sau đây? 

A. Cây hằng năm và cây lâu năm. 

B. Cây thân thảo và cây thân gỗ. 

C. Cây ôn đới, nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây á nhiệt đới. 

D. Cây lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu. 

Câu 3. Để cải tạo đất chua, biện pháp nào sau đây là thích hợp? 

A. Bón vôi.        

B. Bón phân đạm.        

C. Bón phân kali.         

D. Bón phân lân.

Câu 4. Sản phẩm nào sau đây được chế biến từ sản phẩm trồng trọt? 

A. Sữa chua.      

B. Sirô.              

C. Nước mắm.   

D. Giò lụa. 

Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của chăn nuôi?

A. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất đồ uống có ga. 

B. Đảm bảo an ninh lương thực. 

C. Cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt. 

D. Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. 

Câu 6. Chăn nuôi công nghiệp đặc điểm nào sau đây? 

A. Chi phí đầu tư thấp, thân thiện với môi trường. 

B. Quy mô chăn nuôi lớn, không gây ô nhiễm môi trường. 

C. Quy mô chăn nuôi nhỏthường gây ô nhiễm môi trường. 

D.Năng suất cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt.

Câu 7. Phương pháp chế biến cá thường áp dụng ở quy mô gia đình là 

A. Đóng hộp, sấy khô.  

B. Hun khói, chế biến xúc xích.

C. Luộc, rán.                

D. Làm nước mắm, đóng hộp.

Câu 8. Nhờ công nghệ cấy truyền phôi, từ phôi của một con bò mẹ cao sản có thể tạo ra hàng chục con bê con. Các con bê này có đặc điểm nào sau đây? 

A. Cùng giới tính và mang đặc điểm di truyền của con bò mẹ mang thai. 

B. Khác giới tính và mang đặc điểm di truyền của con bò mẹ mang thai, anh 

C.Khác giới tính và mang đặc điểm di truyền của con bò mẹ cho phôi. 

D. Cùng giới tính và mang đặc điểm di truyền của con bò mẹ cho phôi. 

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phương thức nuôi thuỷ sản thâm canh? 

A. Năng suất thấp do không chủ động được nguồn giống và thức ăn. 

B. Chi phí vận hành sản xuất thấp do không phải đầu tư con giống và thức ăn. 

C. Quản lí vận hành dễ dàng do được đầu tư nhiều trang thiết bị hỗ trợ. 

D. Hiệu quả kinh tế thấp do phải áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình nuôi. 

Câu 10. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về tuổi thành thục sinh dục của cá? 

A. Cácloài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục giống nhau. 

B. Con cái luôn thành thục sinh dục trước con đực. 

C. Concái luôn thành thục sinh dục sau con đực. 

D. Các loài khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khácnhau.

Câu 11. Việc phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản có thể dẫn đến hiện tượng nào sau đây? 

A. Suy thoái tài nguyên rừng.                               

B. Mở rộng diện tích rừng. 

C. Nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường.        

D. Phát triển lâm nghiệp bền vững.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thuỷ sản? 

A. Ứng dụng chỉ thị phân tử để rút ngắn thời gian chọn giống thuỷ sản. 

B. Ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh trên thuỷ sản.

C. Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nuôi thuỷ sản. 

D. Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo giống thuỷ sản năng suất cao phục vụ GIỐNG sản xuất.

Câu 13. Trồng rừng có vai trò nào sau đây? 

A. Cung cấp lương thực cho con người.                

B. Bảo vệ môi trường sinh thái.

C. Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.

D. Tạo nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số.

Câu 14. Trong hoạt động chăm sóc rừng, các công việc “làm cỏ, vun xới" nhằm mục đích nào sau đây?

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng. 

B. Hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cỏ dại. 

C. Tạo không gian thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây rừng. 

D. Giúp cây rừng nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại. 

Câu 15. Nuôi thuỷ sản quảng canh có nhược điểm nào sau đây?

A. Vốn đầu tư lớn, rủi ro cao nếu người nuôi không nắm vững kiến thức và kĩ thuật.

B. Năng suất và sản lượng thấp. 

C. Hiệu quả kinh tế thấp do cần đầu tư trang thiết bị hiện đại. 

D. Mật độ nuôi cao nên dễ xảy ra dịch bệnh. 

 Câu 16. Trong kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thả tôm giống vào sáng sớm hoặc chiều mát. 

B. Chỉ được nuôi trong ao lót bạt, không được nuôi trong ao đất. 

C. Chọn tôm giống khoẻ mạnh, chiều dài cơ thể từ 1 – 3 cm. 

D. Mỗi ngày cho tôm ăn 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. 

Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thức ăn hỗn hợp trong nuôi thuỷ sản? 

A. Có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. 

B. Có thành phần chủ yếu là hỗn hợp gồm vitamin, khoáng chất, amino acid. 

C. Thường có hàm lượng protein cao, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động của một số loài thuỷ sản. 

D. Thường được bảo quản trong kho lạnh hoặc tủ đông. 

Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng về nguồn lợi thuỷ sản?

A. Là tài nguyên sinh vật trong vùng biển có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí. 

B. Là nguồn thuỷ sản được khai thác trong các vùng biển. 

C. Là nguồn thuỷ sản được khai thác trong các vùng nước tự nhiên. 

D. Là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí. 

Câu 19. ............................................

............................................

............................................

Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhu cầu thức ăn của cá?

A. Các loài cá nuôi có nhu cầu chất lượng và số lượng thức ăn giống nhau. 

B. Mỗi loài cá thường chỉ ăn được một số loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí, sinh hoá của chúng.

C. Nhiệt độ môi trường nước nuôi không ảnh hưởng đến lượng thức ăn hằng ngày của cả.

D. Cá bị bệnh thường có nhu cầu về lượng thức ăn nhiều hơn so với cá khoẻ. 

Phần II. Thí sing trả lời từ câu 1 đến câu 4.Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Ở một số vùng biển nước ta, do việc khai thác thuỷ sản gần bờ bằng các phương pháp truyền thống (lưới, câu,. . . ) ngày càng kém hiệu quả. Vì vậy, một số hộ dân đã chuyển sang hình thức khai thác thuỷ sản bằng thuốc nổ, hoá chất, kích điện. Một số nhận định sau đây về thực trạng trên:

a) Cần nghiêm cấm khai thác thuỷ sản bằng phương pháp huỷ diệt (thuốc nổ, ho chất, kích điện) để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 

b) Việc khai thác thuỷ sản bằng phương pháp huỷ diệt (thuốc nổ, hoá chất, kích điện sẽ làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản và gây ô nhiễm môi trường. 

c) Việc khai thác thuỷ sản bằng thuốc nổ, hoá chất, kích điện sẽ giúp nâng cao thị nhập và ổn định đời sống lâu dài cho ngư dân vùng biển. 

d) Cần có chính sách hỗ trợ để các hộ ngư dân chuyển đổi ngành nghề khai thác gần bở kém hiệu quả sang các ngành nghề khác hiệu quả hơn. 

Câu 2. Khi tìm hiểu dự án: “Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc trong nước nuôi thuỷ sản”, nhóm học sinh đã thảo luận và đưa ra một số ý kiến sau: 

a) Các khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản là NH3, NO3, H2S,... 

b) Các nhóm vi khuẩn phổ biến tham gia vào quá trình chuyển hoá nitrogen trong nước được ứng dụng phổ biến là Nitrosomonas Azotobacter

c) Con đường chuyển hoá để xử lí khí độc theo thứ tự là. NH3 → NO, → NO. 

d) Các nhóm vi khuẩn được sử dụng ở dạng chế phẩm sinh học để bổ sung vào hệ thống nuôi hoặc kết hợp vào các công nghệ xử lí môi trường. 

Câu 3. Công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn (RAS) và công nghệ biofloc là hai công nghệ tiên tiến được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Cả hai công nghệ này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi nhận xét về hai công nghệ này, nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định sau: 

a) Mức độ tái sử dụng nước của công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn (RAS) và công nghệ biofloc là tương đương nhau. 

b) Chi phí đầu tư và vận hành công nghệ nuôi thuỷ sản tuần hoàn (RAS) cao gấp nhiều lần công nghệ biofloc. 

c) Năng suất thuỷ sản khi áp dụng công nghệ biofloc cao hơn nhiều mô hình nuôi thuỷ sản theo công nghệ tuần hoàn (RAS). 

d) Cả hai công nghệ này đều có thể góp phần giảm thiểu được rủi ro do dịch bệnh và giảm ô nhiễm môi trường. 

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay