Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 7
Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
ĐỀ SỐ 7 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Môn thi thành phần: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Nhân định nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích của các biên pháp chăm sóc rừng?
A. Xới đất, vun gốc giúp cho bộ rễ của cây phát triển khoẻ mạnh, hấp thu dinh dưỡng trong đất tốt hơn.
B. Làm cỏ để tăng độ ẩm cho đất trồng rừng.
C. Tưới nước để nâng cao tỉ lệ sống cho cây rừng, khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng.
D. Trồng dặm nhằm bổ sung cây trồng để đạt mật độ theo quy định, tránh để đất trống ở những vị trí cây bị chết gây lãng phí đất.
Câu 2. Ưu điểm của biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là
- đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiên với môi trường.
- Tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả diệt sâu, bệnh nhanh.
C. tiêu diệt được tất cả các loai vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng.
D. hiệu quả diệt trừ sâu, bênh cao.
Câu 3. Có các bước trong quy trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu như sau:
(1) Tạo hố trồng cây.
(2) Đặt cây vào hố.
(3) Rạch và xé bỏ vỏ bầu.
(4) Lấp đất lần 1.
(5) Vun gốc.
(6) Lấp đất lần 2.
Thứ tự các bước trồng rừng bằng cây con có bầu nào dưới đây là đúng?
A. (1)→(3)→(2) → (4) → (6) → (5).
Β. (1)→(3)→(4) → (5) → (2) → (6).
C. (1)→(3) → (2) → (4) → (5) → (6).
- (1)→(4)→(3) → (2) → (6) → (5).
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về kĩ thuật chăm sóc rừng là đúng?
A. Số lần bón thúc, loại phân và khối lượng phân bón cho cây tuỳ thuộc đặc điểm sinh trưởng và phát triển của rừng.
B. Lượng nước tưới cho rừng non mới trồng càng nhiều càng tốt.
C. Chỉ trồng dặm nếu tỉ lệ cây sống dưới 60% so với mật độ trồng ban đầu.
D. Chỉ tỉa cành trong trường hợp cành của cây đã chết nhưng chưa rơi rụng.
Câu 5. Có các nhận định về ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững như sau:
(1) Tăng diện tích rừng trồng thuần loài.
(2) Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường.
(3) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(4) Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng.
(5) Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho những hộ gia đình sống gần rừng.
Các nhận định đúng:
A. (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 6. Nội dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của chủ rừng đối với công tác bảo vệ rừng?
A. Xử lí các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
B. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, hệ sinh thái rừng.
C. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
D. Theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật.
Câu 7. Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vũng góp phần
A. Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng.
B. Chất lượng ánh sáng, thời gian chiếu sáng.
C. Cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng và thời gian chiếu sáng.
D. Cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng.
Câu 8. Ánh sáng tác động đến cây trồng thông qua các yếu tố nào sau đây?
A. Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng.
B. Chất lượng ánh sáng, thời gian chiếu sáng.
C. Cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng và thời gian chiếu sáng.
D. Cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững?
A. Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
B. Làm tăng diện tích đồng cỏ chăn nuôi.
C. Duy trì và nâng cao chức năng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hoà khí hậu của rừng.
D. Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thực trạng bảo vệ rừng ở nước ta trong những năm gần đây?
A. Bảo vệ và phát triển được vốn rừng quốc gia, duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng.
B. Chưa triển khai công tác cấp chứng chỉ quản lí rừng bền vững.
C. Nhận thức và trách nhiệm người dân đối với công tác bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt.
D. Đã thực hiện thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Câu 11. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2022, diện tích rừng trồng ở nước ta
A. duy trì ổn định.
B. tăng đến năm 2010 sau đó giảm dần.
C. tăng liên tục.
D. giảm liên tục.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng về thực trạng công tác trồng rừng ở nước ta trong những năm gần đây?
A. Rừng trồng giảm cả về diện tích và chất lượng.
B. Rừng trồng chủ yếu là rừng phòng hộ.
C. Diện tích rừng trồng tăng liên tục nhưng chất lượng, năng suất rừng trồng còn thấp.
D. Rừng trồng chủ yếu là rừng đặc dụng.
Câu 13. Tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta từ năm 1990 đến năm 2022
A. giảm liên tục.
B. tăng liên tục.
C. không thay đổi.
D. giảm 5% trong cả giai đoạn.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng về hiện trạng rừng trồng phân theo mục đích sử dụng ở nước ta tính đến năm 2022?
A. Diện tích rừng trồng phòng hộ chiếm tỉ lệ thấp nhất.
B. Diện tích rừng trồng đặc dụng chiếm tỉ lệ cao nhất.
C. Diện tích rừng trồng sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất.
D. Diện tích rừng trồng sản xuất chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Câu 15. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng trồng tập trung ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
A. Giảm mạnh và chiếm tỉ trọng nhỏ trong tông sản lượng gỗ khai thác
B. Tăng nhanh nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng sản lượng gỗ khai thác toàn quốc.
C. Giảm mạnh nhưng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng gỗ khai thác toàn quốc.
D. Tăng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng gỗ khai thác toàn quốc.
Câu 16. Nội dung nào không thuộc biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng.
B. Mở rộng trồng cây ăn quả trên đất rừng.
C. Duy trì hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
D. Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng.
Câu 17. Một trong những biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng là
A. hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.
B. tăng cường tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng.
C. thu hẹp diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên để xây dựng các khu nghỉ dưỡng.
D. chăn thả gia súc tự do trong các hệ sinh thái rừng đặc dụng.
Câu 18. Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về thực trạng khai thác rừng ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020?
A. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng tự nhiên chiếm tỉ trọng lớn nhất trong sản lượng gỗ khai thác.
B. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng trồng tập trung chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng gỗ khai thác.
C. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ diện tích trồng gcao su và trồng cây phân tán đóng góp đáng kể trong tổng sản lượng gỗ khai thác.
D. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng trồng tập trung tăng rõ rệt.
Câu 19. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Loại thuỷ sản nào sau đây sống trong môi trường nước ngọt?
A. Cá chép.
B. Cá song.
C. Cá giò.
D. Cá cam.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Khi thảo luận về các phương thức nuôi trồng thuỷ sản phổ biến, nhóm học sinh đưa ra một số ý kiến sau:
a. Diện tích ao, đầm nuôi thâm canh thường rất lớn.
b. Phương thức nuôi quảng canh cho năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi.
c. Trong phương thức nuôi thâm canh, hệ thống nuôi có nguồn nước cấp và thoát nước hoàn toàn chủ động, đầy đủ các trang thiết bị, thuốc, hoá chất để phòng và xử lí bệnh.
d. Phương thức nuôi thâm canh có mật độ thả giống cao.
Câu 2. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho chủ rừng A để quản lí, bảo vệ và phát triển rừng. Dưới đây là những nhận định về nhiệm vụ bảo vệ rừng của chủ rừng A:
a. Có trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy rừng.
b. Tăng sản lượng gỗ khai thác hằng năm.
c. Trồng thêm cây nông nghiệp dưới tán rừng.
d. Có trách nhiệm theo dõi diễn biến rừng, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, hệ sinh thái rừng.
Câu 3. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ thuyết trình về phương thức sinh sản của tôm biển, một số học sinh trong nhóm đã gửi ý kiến thu thập được như sau:
a. Khi tôm bố mẹ thành thục sinh dục, tôm đực sẽ ghép cặp với tôm cái và gắn túi tỉnh lên cơ thể con cái.
b. Khi trứng thành thục, con cái sẽ đẻ trứng và được thụ tinh với tinh trùng từ trong túi tỉnh.
c. Quá trình thụ tinh, phát triển của phôi diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ.
d. Ấu trùng nở ra đã có hình dạng giống như con trưởng thành.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................