Đề thi thử CN (Nông nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 11
Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Nông nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Nông nghiệp
ĐỀ SỐ 11 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Môn thi thành phần: CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1. Nhận định nào sau đây là sai về xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản?
A. Phát triển 1 thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
B. Tăng tỉ trọng sản lượng thuỷ sản từ khai thác so với nuôi trồng thuỷ sản.
C. Phát triển các công nghệ nuôi thuỷ sản thông minh, nuôi thuỷ sản an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.
D. Hướng tới nuôi thuỷ sản theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,...
Câu 2. Có các nhận định về vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản như sau:
(1) Bảo vệ các loài thuỷ sản.
(2) Loại trừ mầm bệnh, tạo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
(3) Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
(4) Ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh vào môi trường tự nhiên.
(5) Ổn định các thông số môi trường nuôi.
Các nhận định đúng là:
A. (5), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (5), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (5).
Câu 3. Biểu hiện đặc trưng nhất trên cá rô phi nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus là
A. mắt lồi đục, xuất huyết bên ngoài, nội tạng.
B. mòn, xơ vây.
C. trên vảy có các đốm trắng.
D. mang cá xơ trắng.
Câu 4. Nhận định nào sau đây là sai về ý nghĩa của hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta?
A. Tạo sinh kế, việc làm cho ngư dân ven biển.
B. Cung cấp thực phẩm cho con người.
C. Giúp khẳng định chủ quyền biển đảo.
D. Giảm phát thải khí nhà kính.
Câu 5. Có các phát biểu về nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững như sau:
(1) Sản lượng gỗ của loài được khai thác không lớn hơn lượng gỗ tăng trưởng của loài đó.
(2) Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ.
(3) Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng và trồng lại rừng sau khai thác.
(4) Mở rộng diện tích chăn thả gia súc.
(5) Duy trì được chức năng phòng hộ của rừng.
Các nhận định đúng là:
A. (1), (3), (4), (5).
B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (5).
D. (1), (2), (4), (5).
Câu 6. Loại thuỷ sản nào dưới đây thuộc nhóm động vật thân mềm?
A. Cá chép.
B. Bào ngư.
C. Cua biển.
D. Tôm sú.
Câu 7. Phương pháp khai thác bằng lưới rê dựa trên nguyên lí nào?
A. Cá bị mắc vào lưới và bị giữ lại.
B. Lọc nước lấy cá.
C. Cá mắc câu.
D. Cá chui vào lồng bẫy.
Câu 8. Loại thức ăn nào được phối trộn từ nhiều thành phần nguyên liệu khác nhau?
A. Trùn chỉ.
B. Cá tạp.
C. Thức ăn hỗn hợp.
D. Bột đậu tương.
Câu 9. Cá rô phi giống có đặc điểm nào sau đây thì không nên chọn mua?
A. Cá không dị hình.
B. Cá có kích cỡ đồng đều.
C. Cá không bị xây sát.
D. Cá bơi yếu, một số con bơi tách đàn.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về thực trạng khai thác rừng ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020?
A. Tổng sản lượng gỗ khai thác hằng năm trên toàn quốc giảm dần.
B. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng trồng tập trung tăng mạnh.
C. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng tự nhiên tăng đều qua các năm.
D. Sản lượng gỗ khai thác hằng năm từ rừng trồng tập trung giảm liên tục.
Câu 11. Trong các hình thức nuôi thuỷ sản sau đây, hình thức nào môi trường nước thường có tảo phát triển quá mức, độ trong thấp?
A. Ao nuôi thâm canh.
B. Bể nuôi trong nhà.
C. Ao nuôi quảng canh.
Câu 12. Đâu là nguyên nhân gây bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển?
A. Một loại nấm.
B. Một loại vi khuẩn.
C. Một loại virus.
D. Một loại kí sinh trùng.
Câu 13. Trong hệ thống nuôi thuỷ sản tuần hoàn, bộ phân nào có chức năng gom và loại bỏ chất thải rắn có kích thước lớn ngay sau bê lọc?
A. Lọc cơ học,
B. Đèn UV.
C. Lọc sinh học.
D. Nano oxy.
Câu 14. Bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi do liên cầu khuẩn Streptococcus gây ra thường xảy ra vào mùa nào?
A. Mùa thu, thời tiết hanh khô.
B. Mùa xuân thời tiết mát.
C. Mùa đông, thời tiết lạnh.
D. Mùa hè nắng nóng.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các phương thức khai thác rừng?
A. Khai thác trắng là tiến hành chặt từng cây hoặc đám cây thành thục.
B. Khai thác trắng là tiến hành chặt toàn bộ những cây rừng đã thành thục trên một khoảnh chặt trong một mùa chặt, thường là dưới một năm.
C. Khai thác dần là tiến hành chặt toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảnh chặt, quá trình chặt được tiến hành làm nhiều lần.
D. Khai thác chọn là phương thức tiến hành chặt từng cây hoặc đám cây thành thục.
Câu 16. Trong quá trình nuôi, nước vôi trong thường được bón vào ao trong
thường hợp nào sau đây?
A. Độ mặn thấp.
B. Độ pH cao.
C. Độ mặn cao.
D. Độ pH thấp.
Câu 17. Tác dụng chủ yếu của hệ thống lọc sinh học trong công nghệ nuôi tuần hoàn là xử lí
A. vi sinh vật gây bệnh.
B. chất thải rắn kích cỡ lớn.
C. chất thải rắn kích cỡ trung bình.
D. chất thải dạng hoà tan.
Câu 18. Phương pháp khai thác nào sử dụng nguyên lí “lọc nước, lấy cá"?
A. Lồng bẫy.
B. Câu.
C. Lưới rê.
D. Lưới kéo.
Câu 19. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Điều nào sau đây không nằm trong quy định về người quản lí cơ sở nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP?
A. Có kiến thức về nuôi thuỷ sản.
B. Có độ tuổi từ 35 trở lên.
C. Được tập huấn về an toàn thực phẩm trong thuỷ sản
D. Được tập huấn về VietGAP.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1. Trong buổi thảo luận của nhóm học sinh về “Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống và môi trường”. Có một số ý kiến được đưa ra như sau:
a. Vai trò cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ của lâm nghiệp là quan trọng nhất.
b. Vai trò của lâm nghiệp được thể hiện như: khả năng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ, khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường, cải thiện thu nhập cho người trồng rừng.
c. Rừng là môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật, động vật và vi sinh vật.
d. Chỉ có các hệ sinh thái rừng tự nhiên góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Câu 2. Một học sinh mô tả hoạt động chuẩn bị bãi nuôi nghêu như sau: “đóng cọc, vây lưới, vệ sinh khử trùng bể nuôi bằng hoá chất có tính oxy hoá cao. Sau 2 đến 3 ngày bón chế phẩm vi sinh tạo hệ vi sinh có lợi; thu gom đá sỏi, cành cây, làm tơi xốp mặt bãi trước khi thả nghêu". Có các nhận định sau:
a. Đóng cọc, vây lưới bãi nuôi nghêu là đúng cách.
b. Vệ sinh, khử trùng bãi nuôi nghêu bằng hoá chất, bón chế phẩm sinh học sau 2, 3 ngày là đúng cách theo quy trình nuôi các đối tượng thuỷ sản khác.
c. Làm tơi xốp mặt bãi trước khi thả nghêu là không cần thiết.
d. Thu dọn đá sỏi, cành cây khu nuôi là cần thiết.
Câu 3. Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu và thuyết trình về bệnh gan thận mủ trên cá tra. Sau đây là một số ý kiến liên quan đến đặc điểm xuất hiện bệnh:
a. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng bùng phát mạnh khi nhiệt độ nước cao, thời tiết nắng nóng.
b. Bệnh tập trung nhiều ở giai đoạn cá hương đến khoảng 6 tháng tuổi.
c. Bệnh gây tỉ lệ chết khoảng dưới 20%.
d. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là gan, lách, thận xuất hiện đốm trắng.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................