Giáo án Âm nhạc 5 chân trời Chủ đề 1 Tiết 3: Lí thuyết âm nhạc; Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu

Giáo án Tiết 3: Lí thuyết âm nhạc; Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu sách Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 5 chân trời Chủ đề 1 Tiết 3: Lí thuyết âm nhạc; Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TIẾT 3: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC – VẠCH NHỊP, Ô NHỊP

NHẠC CỤ TIẾT TẤU

GÕ ĐỆM CHO BÀI HÁT ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG VUI LẮM!

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được vạch nhịp, ô nhịp.

  • Đọc đúng cao độ, trường độ của mẫu tiết tấu kết hợp với gõ trống nhỏ. 

  • Gõ đệm cho bài hát Đường đến trường vui lắm!

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. 

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực âm nhạc: 

  • Biết và chỉ ra được vạch nhịp, ô nhịp; ghi chép một số kí hiệu âm nhạc đơn giản.

  • Thể hiện đúng trường độ, sắc thái của bài tập tiết tấu, duy trì được tốc độ ổn định.

  • Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu để đệm cho bài hát Đường đến trường vui lắm!

3. Phẩm chất

  • Yêu quê hương, yêu quý bạn bè, thầy, cô và mái trường. 

  • Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.

  • Tranh minh họa ô nhịp,vạch nhịp, mẫu tiết tấu và bài gõ đệm. 

  • Đàn phím điện tử, trống con.

  • Bản nhạc, video Đường đến trường vui lắm!.

  • Máy tính, máy chiếu, máy phát nhạc, bảng tương tác (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 5.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

  • Phương pháp và kĩ thuật dạy học : Dalcroze, Orff-Schulwerk, làm việc nhóm, chia nhóm nhỏ, trình diễn...

  • Phương pháp và công cụ đánh giá : quan sát, SP của HS. 

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC 

Vạch nhịp, ô nhịp

 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Trái cây âm nhạc”. 

- GV chia lớp thành có nhóm (4 HS) và yêu cầu quan sát mẫu tiết tấu, sau đó luyện tập bằng cách vỗ tay. 

- GV tổ chức cho HS ghép tên trái cây vào mẫu tiết tấu theo gợi ý:

+ Ghép tên của các loại trái cây có 2 chữ vào tiết tấu nốt móc đơn (ô nhịp thứ 1) như sầu riêng, măng cụt...

+ Ghép tên các loại trái cây có 1 chữ vào tiết tấu nốt đen (ô nhịp thứ 2) như chuối, bơ...

- GV trình chiếu mẫu cho HS quan sát.

- GV tổ chức cho cá nhóm HS thách đấu, nhóm nào ghép đúng nhiều tên trái cây theo yêu cầu và đọc tên các loại trái cây theo đúng tiết tấu sẽ chiến thắng. 

- Kết thúc trò chơi, GV mời HS các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả nhóm bạn. 

- GV nhận xét, công bố đội thắng và khen ngợi HS. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau chơi trò chơi khởi động, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học Lí thuyết âm nhạc: Vạch nhịp, ô nhịp. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được khái niệm, tác dụng của vạch nhịp, ô nhịp.

- Vẽ được vạch nhịp, ô nhịp.  

- Phân biệt các vạch nhịp, cách tạo ra ô nhịp.

b. Cách thức thực hiện

- GV trình chiếu cho HS tranh minh họa.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi quan sát và đọc thông tin SGK tr.9 để trả lời câu hỏi sau:

+ Vạch nhịp, ô nhịp là gì? Chỉ ra vạch nhịp, ô nhịp trong hình trên.

+ Tác dụng của vạch nhịp là gì? 

+ Vạch nhịp kép có hình dáng và tác dụng gì? 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 

+ Vạch nhịp là những vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc.

+ Ô nhịp là phần khuông nhạc được giới hạn bởi hai vạch nhịp.

+ Vạch nhịp có tác dụng phân chia khuông nhạc thành các ô nhịp. 

+ Vạch nhịp kép gồm 1 vạch nhạt và một vạch đậm dùng để kết thúc bản nhạc.  

- GV tổ chức cho HS vận động cảm thụ bài hát Đường đến trường vui lắm! theo nhóm. 

- GV mời 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp vận động cảm thụ. HS khác quan sát, nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được số ô nhịp trong bản nhạc. 

b. Cách thức thực hiện

- GV trình chiếu cho HS quan sát dòng nhạc thứ 2 và thứ 3 của bài hát Đường đến trường vui lắm!

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi và yêu cầu: Xác định số lượng ô nhịp của 2 dòng nhạc trên rồi ghi đáp án ra giấy.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. HS khác quan sát, đánh giá, nhận xét. 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 2 dòng nhạc trên có tổng cộng 6 ô nhịp. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: 

- HS ghi chép một số kí hiệu âm nhạc đơn giản. 

- HS củng cố kiến thức đã học về vạch nhịp, ô nhịp.

b. Cách thức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Em làm họa sĩ

- GV trình chiếu cho HS quan sát dòng nhạc đã thiết kế sẵn:

- GV yêu cầu 1 – 2 HS nêu các yếu tố đã có và chưa có   trên dòng nhạc. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, chốt đáp án: 

+ Các yếu tố đã có trên dòng nhạc: 

  • Khóa son. 

  • Số chỉ nhịp.

  • Nốt nhạc

+ Yếu tố chưa có trên dòng nhạc: vạch nhịp. 

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi và yêu cầu: 

+ Kẻ vạch nhịp cho dòng nhạc.

+ Đếm số lượng ô nhịp sau khi kẻ vạch nhịp. 

- GV mời 1 – 2 HS thể hiện trước lớp. HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Có 4 ô nhịp trên dòng nhạc. 

Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi “Giải đố”

GV tổ chức cho HS chơi trò “Giải đố” theo nhóm 4-6 HS. 

- GV đọc từng câu hỏi và quy định thời gian trả lời. Sau khi GV ra hiệu kết thúc thời gian thảo luận các nhóm đưa ra đáp án. 

Câu 1: Vạch nhịp là các vạch như thế nào? 

A. Thẳng đứng. 

B. Nằm ngang. 

C. Xiên phải. 

D. Xiên trái. 

Câu 2: Vạch nhịp dùng để làm gì? 

A. Đo độ dài đoạn nhạc. 

B. Phân chia khuông nhạc. 

C. Quy ước về nhịp.  

D. Đánh dấu ô nhịp.  

Câu 3: Khi kết thúc bản nhạc có hiện hiện kí hiệu gì? 

A. Vạch nhịp kép.  

B. Vạch nhịp đơn.  

C. Vạch nhịp đôi.  

D. Vạch nhịp. 

Câu 4: Các ô nhịp được tạo ra nhờ yếu tố nào?

A. Chỉ số nhịp. 

B. Khuông nhạc. 

C. Nhịp điệu. 

D. Vạch nhịp. 

Câu 5: 2 dòng nhạc sau có bao nhiêu ô nhịp?

A. 11

B. 10

C. 12

D. 14

- GV đọc đáp án đúng sau khi HS đưa ra câu trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

B

A

D

C

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi. 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

 

 

 

 

 

- HS quan sát mẫu.  

 

 

- HS chơi trò chơi. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

- HS trình bày. 

.

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

 

- HS lắng nghe tiếp thu. 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe tiếp thu.

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

 

- HS trả lời câu hỏi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe tiếp thu. 

 

NỘI DUNG: NHẠC CỤ

Nhạc cụ tiếu tấu: Gõ đệm cho bài hát Đường đến trường vui lắm!

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. 

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay