Giáo án Âm nhạc 5 chân trời Chủ đề 4 Tiết 1: Khám phá âm nhạc dân gian của các dân tộc trên thế giới. Hát A-ri-ang khúc hát quê hương

Giáo án Chủ đề 4 Tiết 1: Khám phá âm nhạc dân gian của các dân tộc trên thế giới. Hát A-ri-ang khúc hát quê hương sách Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

(4 tiết)

TIẾT 1: KHÁM PHÁ – ÂM NHẠC DÂN GIAN 

CỦA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

HÁT – A-RI-ANG KHÚC HÁT QUÊ HƯƠNG

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể tên và cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc dân ca nước ngoài. 
  • Vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với giai điệu bài hát A-ri-ang khúc hát quê hương.
  • Hát luyến, liền tiếng, đúng cao độ, trường độ, sắc thái của bài hát A-ri-ang khúc hát quê hương.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. 
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực âm nhạc: 

  • Nêu cảm nhận về một số bài hát dân ca nước ngoài.
  • Hát rõ lời và thuộc lời, liền tiền, luyến hát kết hợp gỗ đệm, hát với hình thức phù hợp bài A-ri-ang khúc hát quê hương. 

3. Phẩm chất

  • Yêu thương, tôn trọng bạn bè, nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. 
  • Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.
  • Tranh minh họa chủ đề. 
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ tiết tấu. 
  • Tệp âm thanh các bài dân ca nước ngoài
  • Bản nhạc, video A-ri-ang khúc hát quê hương.
  • Máy tính, máy chiếu, máy phát nhạc, bảng tương tác (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 5.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

  • Phương pháp và kĩ thuật dạy học : Dalcroze, Orff-Schulwerk, làm việc nhóm, lớp học đảo ngược, mảnh ghép,...
  • Phương pháp và công cụ đánh giá : quan sát, SP của HS. 

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG : KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh chủ đề SGK tr.24

.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thảo luận:

+ Chỉ ra những đặc điểm khác nhau của các bạn nhỏ trong tranh (trang phục, màu da).

+ Hành động và biểu cảm khuôn mặt của các bạn nhỏ trong tranh là gì?

+ Bức tranh muốn nói đến điều gì? 

- GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày đọc bài ca dao theo mẫu tiết tấu. Các HS khác nhận xét, đánh giá. 

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Các bạn nhỏ trong tranh đều có màu da và trang phục khác nhau:

  • Hai bạn nhỏ với tóc đen, da vàng, mặc áo lá cờ Việt Nam. 
  • Bạn nữ thắt bím tóc, mặc trang phục dân tộc thổ dân là thổ dân da đỏ châu Mỹ. 
  • Bạn nữ tóc vàng, da trắng, mặc áo polo đến từ các nước châu Âu. 
  • Bạn nam da đen, tóc xoăn, mặc áo phông đến từ Châu phi.
  • Bạn nam da ngăm, đội mũ họa tiết, mặc áo dài đến từ các nước Hồi giáo. 

+ Các bạn nhỏ đều tươi cười và nắm tay nhau. 

+ Bức tranh thể hiện sự đoàn kết, tình yêu thương giữa các bạn trên toàn thế giới. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa tìm hiểu về tranh chủ đề. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về hình ảnh chú trong trong âm nhạc qua tiết Khám phá và Hát – A-ri-ang khúc hát quê hương nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS khám phá những một số bài hát dân ca nước ngoài. 

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nghe thính– đoán tinh”

- GV cho HS nghe lần lượt một số bài dân ca nước ngoài và yêu cầu HS đoán đó là dân ca của nước nào. 

+ A ram sam sam:

+ Scarborough Fair

+ Ước mơ

- GV gợi ý học sinh nghe cách phát âm để đoán dân ca các nước. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 

+ A ram sam sam: dân ca Ma-rốc. 

+ Scarborough Fair: dân ca Anh. 

+ Ước mơ: dân ca Trung Quốc. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS vận động theo nhịp điệu của các bài hát dân ca nước ngoài. 

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (4 – 6 HS) tìm hiểu về các ca khúc dân ca vừa được nghe.

- GV hướng dẫn các nhóm tìm hiểu theo các ý:

+ Giới thiệu tên và nguồn gốc của bài hát.

+ Sáng tạo vận động theo nhịp điệu bài hát. 

- GV mời 2 – 3 nhóm HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận các đáp án đúng. 

+ A ram sam sam (dân ca Ma-rốc): được sử dụng trong các trò chơi vận động cơ thể. Người chơi vừa hát vừa vận động cơ thể theo nội dung câu hát. Tốc độ thực hiện nhanh dần. 

+ Scarborough Fair (dân ca Anh): là một bài hát dân ca xuất xứ từ Anh Quốc, thời Trung Cổ. Scarborough là một thành phố nằm ven bờ biển nước Anh, là hải cảng mà các thương gia, thuyền bè thời đó dùng làm nơi trao đổi hàng hóa, thương mại. Người ta bắt đầu nghe bài hát “Scarborough Fair” qua những người hát dạo thời đó, khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ.

+ Ước mơ (dân ca Trung Quốc): là bài hát quen thuộc trên khắp các nước châu Á. Bài hát này thường được biểu diễn trong các dịp lễ, hội...

- GV mời các nhóm lần lượt vận động theo các bài dân ca. HS cổ vũ cho nhóm bạn. 

- GV gợi ý cho HS một số cách vận động:

+ A ra sam sam:

+ Cò lả: 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Qua hoạt động, HS kể thêm một số ca khúc dân ca của các nước trên thế giới. 

b. Cách thức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Kể thêm một số ca khúc dân ca của các nước trên thế giới.

- GV chia HS thành các nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ: 

+ Kể thêm một số ca khúc dân ca của các nước trên thế giới.

+ Nêu hiểu biết của em về ca khúc dân ca đó. 

- GV mời 1 số nhóm trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV giới thiệu cho HS một số ca khúc dân ca của các nước trên thế giới

+ Auld Lang Syne: dân ca Scotland. 

+ Cò lả: dân ca Bắc Bộ (Việt Nam).

+ Auld Lang Syne (dân ca Scotland): được cho là một sáng tác của nhà thơ người Scotland, Robert Burns sáng tác vào năm 1788. 

+ Cò lả (dân ca Bắc Bộ - Việt Nam): được hát bởi những người nông dân sống ở nông thôn nhưng ngày này đã được nhiều nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu với sự biến đổi khác nhau về ngôn từ.

- GV mời 1 – 2 nhóm HS vận động theo nhạc. HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. 

Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi “Đố vui”.

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Giải đố” theo nhóm 4-6 HS. 

- GV đọc từng câu hỏi và quy định thời gian trả lời. Sau khi GV ra hiệu kết thúc thời gian thảo luận các nhóm đưa ra đáp án. 

Câu 1: Ca khúc Auld Lang Syne là dân ca nước nào? 

A. Scotland. 

B. Ban Lan. 

C. Hà Lan.

D. Canada. 

Câu 2: Da trắng, tóc vàng là đặc điểm của người dân lục địa nào? 

A. Châu Á. 

B. Châu Âu. 

C. Châu Phi. 

D. Châu Mỹ. 

Câu 3: Đâu không phải một ca khúc dân ca Việt Nam?

A. Tiếng róc rách của con suối. 

B. Tiếng sáo diều vi vu. 

C. Tiếng dế kêu về đêm.

D. Tiếng cọt kẹt của cầu tre. 

Câu 4: Hành động nào sau đây của người nông dân phát ra âm thanh “rào rào”?

A. Ước mơ. 

B. Cò lả. 

C. Lí cây bông.

D. Mời trầu. 

Câu 5: Bài hát dân ca của Ma-rốc là: 

A. Auld Lang Syne.

B. Scarborough Fair.

C. A ram sam sam. 

D. Lí đất giồng. 

- GV đọc đáp án đúng sau khi HS đưa ra câu trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

B

A

D

C

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện tập theo nhóm. 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kể chuyện.

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lưu ý. 

 

- HS trả lời câu hỏi của GV.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

NỘI DUNG: HÁT

A-ri-ang khúc hát quê hương (Dân ca Hàn Quốc, Lời: Đặng Châu Anh)

-------------------Còn tiếp----------------

------------------------------------------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay