Giáo án Âm nhạc 5 chân trời Chủ đề 1 Tiết 4: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; Nhà ga âm nhạc

Giáo án Tiết 4: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; Nhà ga âm nhạc sách Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 5 chân trời Chủ đề 1 Tiết 4: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; Nhà ga âm nhạc

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TIẾT 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

GIỚI THIỆU NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI

NHÀ GA ÂM NHẠC

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nắm được tên, hình dáng cấu tạo của đàn mandoline. 

  • Mô phỏng động tác chơi đàn mandoline. 

  • Nhận biết âm sắc của đàn mandoline. 

  • Ôn tập nội dung chủ đề 1. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. 

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực âm nhạc: 

  • Nêu được tên và một vài đặc điểm của đàn mandoline.

  • Mô tả được động tác chơi đàn.

  • Cảm nhận và phân biệt được âm sắc và nhận biết được đàn mandoline khi xem biểu diễn. 

3. Phẩm chất

  • Yêu quê hương, yêu quý bạn bè, thầy, cô và mái trường. 

  • Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.

  • Tranh minh họa đàn mandoline và một số nhạc cụ khác. 

  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ tiết tấu. 

  • Video biểu diễn đàn mandoline của Masatake Hori – Czardas/ V.Monti.

  • Máy tính, máy chiếu, máy phát nhạc, bảng tương tác (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 5.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

  • Phương pháp và kĩ thuật dạy học : Dalcroze, làm việc nhóm, chia nhóm nhỏ...

  • Phương pháp và công cụ đánh giá : quan sát, SP của HS. 

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài: Đàn mandoline

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”. 

- GV chia HS thành các nhóm (4 HS) nghe các đoạn âm thanh chơi nhạc cụ và ghi tên nhạc cụ vào bảng tương tác. 

- GV cho HS nghe lần lượt các âm thanh:

+ Âm thanh 1: (0:00 - 0:15)

https://youtu.be/DSh2-55kxHA 

+ Âm thanh 2: (0:05 – 0:20)

https://youtu.be/MfwJ4X7lx4k 

+ Âm thanh 3: (0:10 – 0:25)

https://youtu.be/mGQLXRTl3Z0 

+ Âm thanh 4: (0:17 – 0:32) 

https://youtu.be/2ldOLnPxubU 

+ Âm thanh 5:(0:00 – 0:15)

https://youtu.be/_vmWIk6aRXU 

+ Âm thanh 6: (0:00 – 0:15) 

https://youtu.be/2ZogsGp-T4o 

- GV mời mời đại diện 2 – 3 trình bày kết quả. HS khác quan sát, nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

Âm thanh 1: g

itar.

Âm thanh 2: piano.

Âm thanh 3: cello.

Âm thanh 4: violin.

Âm thanh 5: Ukulele.

Âm thanh 6: Mandoline.

- GV tổng kết trò trò chơi, công bố đội chiến thắng, tuyên dương HS cả lớp. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhau chơi trò chơi “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một nhạc cụ nước ngoài qua tiết Thường thức âm nhạc: Đàn mandoline nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Qua hoạt động, HS:

- Nắm được tên gọi, hình dáng, đặc điểm cấu tạo của đàn mandoline. 

- Vẽ cây đàn mandoline. 

b. Cách thức thực hiện

- GV trình chiếu cho HS quan sát và giới thiệu chung về đàn mandoline.

- GV chia HS thành các nhóm (4- 6 HS) thực hiện các nhiệm vụ:

+ Quan sát, ghi nhớ tên đàn, hình dáng và các bộ phận cấu tạo của đàn. 

+ Vẽ lại cây đàn vào giấy và ghi tên các bộ phận của đàn. 

+ GV lưu ý HS sẽ tắt máy chiếu để HS nhớ lại và vẽ cây đàn. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thuyết minh lại tranh vẽ trước lớp. HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 

+ Đàn có tên là mandoline. 

+ Đàn mandoline có hình quả lê.

+ Đàn gồm có các bộ phận: 

  • Đầu đàn.

  • Khóa đàn. 

  • Ngăn phím. 

  • Cần đàn. 

  • Dây đàn.

  • Lỗ cộng hưởng. 

  • Thùng đàn

  • Ngựa đàn. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin về đàn mandoline:

+ Là nhạc cụ dây gẩy, được phát triển vào thế kỉ 18 ở Ý và Đức. 

+ Đàn có kích thước nhỏ, hộp đàn làm bằng gỗ. 

+ Đàn có 4 dây thép làm bằng kim loại, được chỉnh cao độ tương ứng với 4 nốt từ thấp lên cao gồm: Son, Rê, La, Mi. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm đàn mandoline

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Cảm nhận âm sắc của đàn mandoline.

- Mô tả cách chơi đàn mandoline. 

b. Cách thức thực hiện

- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) thực hành, luyện tập. 

- GV cho HS xem video nghệ sĩ chơi đàn mandoline

https://youtu.be/7sv8q3uFDiY (0:00 đến 3:00)

- GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau khi nghe nghệ sĩ chơi đàn mandoline:

+ Nêu cảm nhận của em về âm sắc của đàn mandoline. 

+ Mô tả lại cách chơi đàn mandoline. 

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Âm thanh của đàn mandoline trong trẻo, vui tươi và nẩy gọn. 

+ Cách chơi đàn mandoline:

  • Tay phải dùng một miếng gảy bằng nhựa để gảy hoặc vê đàn (phía trước có cộng hưởng).

  • Trong khi đó các ngón tay trái bấm lên dây trên các ngăn phím để tạo ra âm thanh. 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Đàn mandoline được chơi theo hình thức nào? 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Mandoline thường được chơi:

+  Độc tấu.

+ Song tấu cùng đàn piano hoặc guitar.

+ Hòa tấu với dàn nhạc hoặc đệm hát. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát song tấu mandoline và Tabla

https://youtu.be/Vf-OXF5xCg4 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Qua hoạt động, HS sáng tạo mô hình đàn mandoline bằng các vật dụng thủ công. 

b. Cách thức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Nghệ nhân làm đàn 

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi. 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

- HS nghe lần lượt âm thanh. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, vỗ tay. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV kể chuyện.

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

- HS quan sát. 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ. 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay