Giáo án Âm nhạc 5 chân trời Chủ đề 4 Tiết 4: Trò chơi âm nhạc. Ai thính tai nhất. Nhà ga âm nhạc

Giáo án Chủ đề 4 Tiết 4: Trò chơi âm nhạc. Ai thính tai nhất. Nhà ga âm nhạc sách Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TIẾT 4: TRÒ CHƠI ÂM NHẠC – AI THÍNH TAI NHẤT

NHÀ GA ÂM NHẠC

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được âm thanh của các nhạc cụ gõ khác nhau. 
  • Ôn tập nội dung chủ đề 4. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. 
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực âm nhạc: 

  • Thể hiện và mô tả được âm thanh của các nhạc cụ gõ. 
  • Củng cố các kiến thức của chủ đề 4. 

3. Phẩm chất

  • Yêu thương, tôn trọng bạn bè, nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. 
  • Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.
  • Tranh minh họa trò chơi, mẫu tiết tấu. 
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ tiết tấu. 
  • Máy tính, máy chiếu, máy phát nhạc, bảng tương tác (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Âm nhạc 5.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

  • Phương pháp và kĩ thuật dạy học : Dalcroze, làm việc nhóm, chia nhóm nhỏ...
  • Phương pháp và công cụ đánh giá : quan sát, SP của HS. 

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG : TRÒ CHƠI ÂM NHẠC

Tai ai thính nhất

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình, đoán nhạc cụ”. 

- GV chia HS thành các nhóm (4 HS) quan sát và đoán tên nhạc cụ. Nhóm trả lời đúng được cộng 10 điểm. Nhóm có số điểm cao nhất dành chiến thắng. 

- GV cho HS xem lần lượt các nhạc cụ:

Hình 1

Hình 2

Mua Maracas Hand Percussion Rattles, Wooden Rumba Shaker Musical Instrument  for Kids Adults, Set of 2 trên Amazon Mỹ chính hãng 2024 | Giaonhan247

Hình 3

Hình 4

Hình 5

- GV mời mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. HS khác quan sát, nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình 1: Tem-bơ-rin.

+ Hình 2: Trai-en-gô.

+ Hình 3: Ma-ra-cát. 

+ Hình 4: Thanh phách.

+ Hình 5: Trống con. 

- GV tổng kết trò trò chơi, công bố đội chiến thắng, tuyên dương HS cả lớp. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhau chơi trò chơi “Nhìn hình, đoán nhạc cụ”. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một nhạc cụ nước ngoài qua tiết Trò chơi âm nhạc nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Qua hoạt động, HS vận động cơ thể thực hiện mẫu tiết tấu.

b. Cách thức thực hiện

- GV trình chiếu cho HS quan sát mẫu tiết tấu: 

- GV tổ chức cho HS luyện tập mẫu tiết tấu bằng cách vỗ tay. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV cho cả lớp đứng lên sau đó thực hiện mẫu tiết tấu bằng cách dùng tay vỗ lên một bộ phận cơ thể khác nhau: đầu, vai, bụng...

- GV hô một vị trí khác để HS di chuyển đến và thực hiện mẫu tiết tấu khi đã thực hiện xong 1 lượt tiết tấu. 

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được âm thanh của các nhạc cũ gõ khác nhau. 

b. Cách thức thực hiện

- GV chuẩn bị 5 nhạc cụ gồm: trai-en-gô, ma-ra-cát, tem-bơ-rin, trống nhỏ, thanh phách và 5 chiếc khăn bịt mắt. 

- GV chia lớp thành từng cặp và hướng dẫn chơi:

+ 5 cặp HS chơi đầu tiên được phát một nhạc cụ gõ khác nhau.

+ Mỗi cặp HS được tách ra, đứng cách xa nhau chứng 4 m đến 5 m; một HS sử dụng nhạc cụ để thể hiện mẫu tiết tấu sau:

 

+ HS còn lại bịt mắt, lắng nghe, nhận biết bằng âm sắc riêng của nhạc cụ gỗ để di chuyển đến HS cùng cặp với mình.

+ GV liên tục thay đổi vị trí đứng của các HS trong từng cặp. Trò chơi tiếp tục với các cặp HS tiếp theo.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Qua hoạt động, HS nâng cao kĩ năng phân biệt âm thanh của các nhạc cụ gõ khác nhau. 

b. Cách thức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Nghệ nhân làm đàn 

- GV tăng độ khó của trò chơi bằng cách cho cả 5 HS sử dụng nhạc cụ để thể hiện mẫu tiết tấu, 5 bạn đi tìm phải lắng nghe, phân biệt âm thanh và tìm người bắt cặp với mình.

- GV mời 1 – 2 nhóm HS chơi trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá. 

- GV tăng độ khó và sự cảm nhận tiết tấu của HS; khi nghe GV gõ trên nhạc cụ, HS di chuyển bước chân theo mẫu tiết tấu mà GV gõ đến vị trí của GV.

- GV mời 1 – 2 HS chơi trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, khen ngợi HS. 

Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi “Giải đố”.

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Giải đố” theo nhóm 4-6 HS. 

- GV đọc từng câu hỏi và quy định thời gian trả lời. Sau khi GV ra hiệu kết thúc thời gian thảo luận các nhóm đưa ra đáp án. 

Câu 1: Đâu không phải nhạc cụ gõ là gì? 

A. Thanh phách. 

B. Ma-ra-cát. 

C. Tem-bơ-rin. 

D. Violin. 

Câu 2: Nghe đoạn âm thanh sau và cho biết đó là nhạc cụ nào?

https://youtu.be/pKjVgI8-eww (0:00 đến 0:10) 

A. Thanh phách. 

B. Trống con. 

C. Tem-bơ-rin. 

D. Song loan. 

Câu 3: Quan sát hình sau và cho biết đây là nhạc cụ nào? 

A. Song loan. 

B.  Thanh phách. 

C.  Trống con. 

D. Trai-en-gô. 

Câu 4: Nhạc cụ bầu rỗng có tay cầm bên trong đựng các hạt đậu là: 

A. Trống con. 

B. Trai-en-gô. 

C. Tem-bơ-rin. 

D. Ma-ra-cát. 

Câu 5: Nhạc cụ nào có độ rung, vang, âm thanh trong và cao khi sử dụng? 

A. Song Loan. 

B. Trống con. 

C. Trai-en-gô. 

D. Tem-bơ-rin. 

- GV đọc đáp án đúng sau khi HS đưa ra câu trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

B

A

D

C

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi. 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, vỗ tay. 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

- HS thực hiện. 

 

- HS trình bày. 

 

- HS thực hiện. 

 

 

- HS thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

- HS lắng nghe và thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, vỗ tay. 

 

 

 

 

 

- HS chơi nâng cao độ khó. 

 

 

 

- HS thực hiện. 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

NỘI DUNG: NHÀ GA ÂM NHẠC 

-------------------Còn tiếp----------------

------------------------------------------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay