Giáo án Âm nhạc 5 kết nối Tiết 19: Lí thuyết âm nhạc Nhịp 3/4, Đọc nhạc Bài số 3

Giáo án Tiết 19: Lí thuyết âm nhạc Nhịp 3/4, Đọc nhạc Bài số 3 sách Âm nhạc 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP 

 

  • Lí thuyết âm nhạc: Nhịp 3/4.

  • Đọc nhạc: Bài số 3.

  • Hát: Em đi giữa biển vàng.

  • Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Sách bút thân yêu ơi!. 

  • Vận dụng – Sáng tạo. 

 

TIẾT 19: 

- LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: NHỊP 3/4

- ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 3

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được khái niệm về nhịp, cảm nhận được tính chất và biết vận dụng vào thực hành đọc nhạc Bài số 3.

  • Bước đầu đọc đúng cao độ, trường độ và thể hiện đúng tiết tấu bài đọc nhạc số 3; biết kết hợp vỗ tay theo phách và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài đọc nhạc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tích cực tham gia và tương tác cùng bạn trong hoạt động nhóm.

  • Biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân. Tích cực tương tác cùng nhóm bạn trong hoạt động Vận dụng – Sáng tạo.

  • Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.

Năng lực âm nhạc:

  • Hiểu được khái niệm và cảm nhận được tỉnh chu kì của nhịp 3/4; biết vận dụng vào các hoạt động thực hành âm nhạc.

  • Hiểu được các kí hiệu trong bài đọc nhạc số 3; đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

3. Phẩm chất

  • Biết trân quý những giá trị vật chất người lao động làm ra. 

  • Biết yêu quý và gìn giữ những đồ dùng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức. 

  • Đàn phím điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.

  • Nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện giai điệu (ri-coóc-đơ hoặc kèn phím). 

2. Đối với học sinh

  • SGK, Vở bài tập Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV giới thiệu tên chủ đề và cho HS kể những cảnh đẹp thiên nhiên nơi mình đang sống. 

- GV gợi ý cho HS miêu tả và nêu cảm nhận của bản thân về những cảnh đẹp đó.

+ Cảnh đẹp đó có tên là gì?. 

+ Cảnh đẹp đó có điều gì khiến em ấn tượng?

+ Em đã được đến tham quan cảnh đẹp đó chưa?

+ Em có cảm xúc gì khi được tham quan cảnh đẹp đó? 

- GV cho HS quan sát một số cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta. 

Tech12h

Vịnh Hạ Long

Tech12h

Mù Cang Chải

Tech12h

Ghềnh đá đĩa

Tech12h

Biển Nha Trang

- GV mời 2 - 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiếp nối tiết học ngày hôm trước, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 nội dung trong bài học ngày hôm nay: Tiết 19:

+ Lí thuyết âm nhạc: Nhịp 3/4.

+ Bài đọc nhạc số 2.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lí thuyết âm nhạc: Nhịp 3/4 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết khái niệm, tính chất của nhịp 3/4.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Nghe và cảm nhận nhịp 3/4 qua trích đoạn bài hát Đếm sao. 

- GV trình chiếu bài hát  Đếm sao cho HS cùng quan sát nhịp 3/4:

Tech12h

- GV cho HS cả lớp nghe trích đoạn của bài hát Đếm sao

https://youtu.be/ixPiiqlQcQY 

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về nhịp 3/4 sau khi nghe ca khúc. 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhịp 3/4 có sự nhịp nhàng giai điệu vừa phải. 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nhịp 3/4

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 HS, đọc thông tin về nhịp 3/4 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: 

Có mấy phách trong một ô nhịp 3/4? 

+ Mỗi phách có giá trị trường độ bằng bao nhiêu?

+ Nêu vị trí các phách mạnh, nhẹ của nhịp 3/4. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Nhịp 3/4 có 3 phách trong một ô nhịp. 

+ Mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt đen. 

+ Phách thứ 1 đứng sau vạch nhịp là phách mạnh. Phách thứ hai và thứ ba là phách nhẹ. 

- GV đặt câu hỏi cho HS: Nhịp 3/4 thường được viết cho các ca khúc nào? 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhịp 3/4 thường được viết cho các ca khúc có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển. 

- GV cho HS nghe một số ca khúc viết theo nhịp 3/4:

+ Em chơi đu: https://youtu.be/RMyMqqCsHlw 

+ Tiến lên đoàn viên: https://youtu.be/O6hBOlwnLw 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận: Em có nhận xét gì về các bài hát được viếtt ở nhịp 3/4?

- GV mời 2 – 3 HS đại diện trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Các ca khúc được viết bằng nhịp 3/4 có sự phong phú về chủ đề, lời ca tuy nhiên đều có điểm chung là cùng là loại nhịp 3 phách, thể hiện tính chất chu kì với sự lặp lại của các phách mạnh – nhẹ - nhẹ và sự uyển chuyển, nhịp nhàng. 

* Luyện tập

- GV trình chiếu khuông nhạc và yêu cầu HS xác định các phách mạnh và nhẹ trên khuông nhạc. 

Tech12h

- GV mời 1 – 2 HS xác định trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 

Tech12h

- GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm) và hoàn thành Phiếu học tập

Tech12h

- GV thu phiếu và mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

…………………

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.  

- HS lắng nghe. 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

 

- HS nghe đoạn trích. 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nghe câu hỏi.  

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS nghe ca khúc.

 

 

- HS thảo luận.

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, làm Phiếu học tập.

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

……………….

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay