Giáo án Âm nhạc 5 kết nối Tiết 3: Ôn tập hát: Chim sơn ca; Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ
Giáo án Tiết 3: Ôn tập hát: Chim sơn ca; Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ sách Âm nhạc 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 5 kết nối Tiết 3: Ôn tập hát: Chim sơn ca; Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TIẾT 3:
- ÔN TẬP HÁT: CHIM SƠN CA
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ HÌNH THỨC BIỂU DIỄN NHẠC CỤ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Chim sơn ca. Biết hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Phân biệt được một số hình thức biểu diễn nhạc cụ thông qua hình ảnh minh họa và sau khi nghe nhạc. Biết chia sẻ ý kiến với các bạn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tích cực tham gia và tương tác cùng bạn trong hoạt động nhóm.
Biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động nhóm, tập thể, cặp đôi, cá nhân.
Biết chia sẻ ý kiến cá nhân, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.
Năng lực âm nhạc:
Có ý tưởng sáng tạo khi kết hợp cùng các bạn/nhóm bạn biểu diễn bài hát, thể hiện bài đọc nhạc và tham gia các hoạt động học tập. Biết nêu cảm nhận sau khi học hát.
Phân biệt được các hình thức biểu diễn nhạc cụ thông qua 2 tác phẩm được nghe.
3. Phẩm chất
Biết thể hiện tình cảm nhân ái với bạn bè.
Có ý thức trách nhiệm trong học tập.
Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức.
Đàn phím điện tử, các phương tiện nghe nhìn, các file học liệu điện tử.
Nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ thể hiện giai điệu (ri-coóc-đơ hoặc kèn phím).
2. Đối với học sinh
SGK, Vở bài tập Âm nhạc 5 – Kết nối tri thức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem đoạn video bài hát Khúc hát chim sơn ca (bài hát có cùng chủ đề Khúc ca ngày mới). https://www.youtube.com/watch?v=zZBEFKw55z0 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: + Bài hát vừa nghe gợi cho các em nhớ đến bài hát nào mới học? + Tác giả của bài hát đó là ai? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bài hát vừa nghe gợi đến bài hát mới học - Chim sơn ca (Nhạc và lời: Y Vân). - GV liên hệ, mở rộng, yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên một số bài hát thiếu nhi có cùng chủ đề với bài hát Chim sơn ca. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Một số bài hát thiếu nhi có cùng chủ đề với bài hát Chim sơn ca: + Những bông hoa những bài ca (nhạc và lời Hoàng Long). https://www.youtube.com/watch?v=f8NsIRhM3jY + Khúc hát chim sơn ca (Đỗ Hòa An). https://www.youtube.com/watch?v=zZBEFKw55z0 + Chim bay (dân ca Trung Bộ, đặt lời Hoàng Long). https://www.youtube.com/watch?v=ntn4nSPQPVU + Niềm vui của em (nhạc và lời Nguyễn Huy Hùng). https://www.youtube.com/watch?v=Rf47epI82Kg (GV cho HS nghe 1 bài hát, nếu còn thời gian). - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Chim sơn ca, hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu; phân biệt một số hình thức biểu diễn nhạc cụ. Chúng ta cùng vào bài – Tiết 3: + Ôn tập hát – Chim sơn ca.
+ Thường thức âm nhạc: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ôn bài hát – Chim sơn ca a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát Chim sơn ca. - Biết hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. b. Cách tiến hành * Hát nối tiếp theo nhóm kết hợp vỗ tay theo nhịp - GV hát/mở file mp3 hát mẫu để HS nghe lại bài hát. https://www.youtube.com/watch?v=a_kRRlBIgGA - GV yêu cầu HS nhẩm theo để nhớ lại giai điệu. - GV cho HS hát đồng ca 1 lần. https://www.youtube.com/watch?v=VeaAyc6KNjM - GV yêu cầu HS hát theo nhạc đệm và thể hiện được sắc thái bài hát Chim sơn ca. - GV chia lớp thành 2 nhóm hát nối tiếp: + Mỗi nhóm hát một câu, đến câu hát “Khi đi tung tăng với bạn bè…” cho đến hết bài, cả lớp cùng hát. + Sau đổi câu hát giữa 2 nhóm. - GV lưu ý HS: Lấy hơi đúng cách, không hát quá to, phát âm và điều chỉnh hơi thở đúng để thể hiện được sắc thái bài hát. - GV đan xen câu hát trong quá trình HS luyện tập: + Trong bài hát, em thích câu hát nào nhất? + Hãy hát lại câu hát đó cho các bạn cùng nghe. - GV hướng dẫn, quan sát các tổ/nhóm luyện tập. - GV mời một số nhóm hát nối tiếp theo nhóm kết hợp vỗ tay theo nhịp. - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương và khích lệ HS. * Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu - GV hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SGK tr.10 và hát kết hợp vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, tùy theo khả năng của HS. - GV khuyến khích HS: + Thể hiện cảm xúc khi hát, tương tác với GV và các bạn theo cách của mình. + Tự sáng tạo động tác theo mong muốn và chia sẻ với các bạn. - GV mời từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp. - GV khen ngợi, động viên nhóm/cá nhân HS có ý tưởng sáng tạo. * Vận dụng – trải nghiệm - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay/gõ đệm nhạc cụ đã học (hoặc nhạc cụ tự tạo) ở các từ “líu lo” có trong bài hát. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: + Hát kết hợp gõ đệm. + Hát kết hợp vận động phụ họa. + Hát kết hợp vận động cơ thể. - GV khuyến khích các nhóm tự sáng tạo các động tác vận động cơ thể cho bài hát. - GV mời từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp. - GV khen ngợi, động viên nhóm/cá nhân HS có ý tưởng sáng tạo. Hoạt động 2: Thường thức âm nhạc – Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được một số hình thức biểu diễn nhạc cụ thông qua hình ảnh minh họa và sau khi nghe nhạc. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về các hình thức biểu diễn - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát các hình minh họa SGK tr.11. Độc tấu
- GV phỏng vấn nhanh HS: + Trong những hình thức biểu diễn nhạc cụ, em đã biết những hình thức biểu diễn nào? + Em đã từng xem biểu diễn hòa tấu nhạc cụ chưa? Hãy chia sẻ với các bạn của mình. - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm, đọc thông tin mục 1 SGK tr.11 và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Trình bày về các hình thức biểu diễn nhạc cụ. + Nhóm 1: Tìm hiểu về độc tấu. + Nhóm 2: Tìm hiểu về song tấu. + Nhóm 3: Tìm hiểu về tam tấu. + Nhóm 4: Tìm hiểu về tứ tấu. + Nhóm 5: Tìm hiểu về hòa tấu dàn nhạc. - GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày một số hình thức biểu diễn nhạc cụ. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). - GV nhận xét, tuyên dương và bổ sung cho HS (nếu cần). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Một số hình thức biểu diễn nhạc cụ: + Độc tấu là một người biểu diễn một nhạc cụ. + Hòa tấu là hai đến nhiều cùng biểu diễn.
- GV cho HS cả lớp xem video về một số hình thức biểu diễn nhạc cụ: https://www.youtube.com/watch?v=lhdVN0pVPEo https://www.youtube.com/watch?v=fRMGQ9q-Wsk https://www.youtube.com/watch?v=o9wpVKfvdcM https://www.youtube.com/watch?v=Kf5kKvX0XZo - GV khích lệ, động viên HS có năng khiếu độc tấu nhạc cụ trước lớp (nếu có). Nhiệm vụ 2: Luyện tập, thực hành – Nghe và nhận biết hình thức biểu diễn nhạc cụ qua trích đoạn các tác phẩm - GV cho HS nghe và thực hiện nhiệm vụ: Nhận biết hình thức biểu diễn nhạc cụ qua trích đoạn các tác phẩm. + Át-tu-ri-át của An-ben-ních. https://www.youtube.com/watch?v=S_IchSH3xks + Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của Mô-da. https://www.youtube.com/watch?v=DiDjGgkqE-w - Mỗi trích đoạn tác phẩm, GV cho HS nghe 2 – 3 lần để cảm nhận tốt hơn về tác phẩm được nghe. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá kết luận: + Hòa tấu nhạc cụ Át-tu-ri-át của An-ben-ních. + Độc tấu piano Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của Mô-da. - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, thảo luận và hoàn thành Phiếu họ
|
- HS xem video.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe.
- HS nhẩm theo bài hát. - HS hát đồng ca.
- HS hát theo nhạc đệm.
- HS luyện tập theo nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS luyện tập. - HS biểu diễn trước lớp.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thực hành.
- HS thực hành.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS quan sát hình ảnh.
. |
----------------Còn tiếp-------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây