Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối CĐ 2 Bài 9: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh (P1)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi bộ sách kết nối tri thức CĐ 2 Bài 9: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CHIM CẢNH
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số giống chim cảnh phổ biến.
- Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho giống chim cảnh.
- Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về đặc điểm, yêu cầu điều kiện sống, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho chim cảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực công nghệ:
- Trình bày được đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số giống chim cảnh phổ biến.
- Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho giống chim cảnh. Chế biển được loại thức ăn phối hợp cho chim cảnh.
- Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh.
- Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chim cảnh để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV.
- Tranh, ảnh, video liên quan đến đặc điểm, yêu cầu về điều kiện sống, nuôi dưỡng và chăm sóc, phòng và trị bệnh cho một số giống chim cảnh ở Việt Nam.
- Phiếu học tập.
- Đối với học sinh
- SGK, vở ghi.
- Đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu cho HS hình ảnh về một số giống chim cảnh:
- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và cho biết:
+ “Trong lớp mình, những bạn nào nhà có nuôi chim? Đó là giống chim gì?”
+ “Ở địa phương em, người ta thường nuôi những giống chim gì?”
+ “Những loại chim nào thường được nuôi làm cảnh? Chúng có những đặc điểm gì và yêu cầu về điều kiện nuôi dưỡng như thế nào? Nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh cần lưu ý những vấn đề gì?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi :
+ Những loại chim thường được nuôi làm cảnh: chim sáo, chim họa mi, chim vẹt, chim cu gáy, ...
+ Những đặc điểm của chim cảnh: có bộ lông đẹp, tiếng hót hay, một số giống có thể bắt chước tiếng người.
+ Yêu cầu điều kiện nuôi dưỡng: không cần không gian quá rộng, cần những nơi thoáng mát, yên tĩnh, không quá nóng hay quá lạnh.
+ Khi nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh cần lưu ý những vấn đề: lồng, phụ kiện nuôi; thức ăn; giống chim cảnh.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Thiên phú cho loài chim có bộ lông đẹp, nhiều màu sắc, tiếng hót véo von, … Bởi lẽ ấy mà nhiều loài chim đã trở thành người bạn của nhiều gia đình. Không giống chó hay mèo, loài chim có những yêu cầu kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc riêng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh – Bài 9: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu về điều kiện sống của chim cảnh
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu và trình bày được đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số giống chim (sáo, họa mi, vẹt, cu gáy, chào mào).
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở những nội dung kiến thức cần ghi nhớ: Đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số giống chim cảnh.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin I,hình 8.1 các giống chim trang 37, 38 SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi : Nêu đặc điểm của một số giống chim cảnh mà em biết.
Hình 9.1. Một số giống chim cảnh phổ biến - GV hướng dẫn HS thảo luận và rút ra khái niệm về chim cảnh. - GV yêu cầu HS đọc Thông tin bổ sung tr 38 SGK. - GV hướng dẫn HS tra cứu thông tin trên internet để tìm hiểu thêm một số loài chim và đặc điểm của chúng: https://toplist.vn/top-list/loai-chim-canh-pho-bien-nhat-viet-nam-9949.htm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày theo yêu cầu của GV: + Chim sáo: lông màu đen hoặc nâu; có mỏ nhọn, cứng, màu vàng tươi; mắt to và có đường viền vàng quanh mắt; giống chim thông minh và có thể bắt chước tiếng người; sau thời gian nuôi dưỡng có thể thả nuôi tự do. + Chim họa mi: có bộ lông màu sắc sặc sỡ; mỏ cong và khỏe; giống chim thông minh, vui nhộn, có khả năng bắt chước tiếng người. + Chim cu gáy: cỏ cổ cườm, lông phần bụng có màu nâu nhạt, khi sờ có cảm giác mềm và xốp; mắt có màu nâu đỏ; có tiếng hót được ví với tiếng sáo trúc. + Chim chào mào: có phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu; sống theo bầy đàn; ăn các loại côn trùng nhỏ và hoa quả. - GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, nhắc lại đặc điểm của một số giống chim cảnh phổ biến. |
I. Đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của chim cảnh - Chim cảnh là những giống chim được nuôi để làm cảnh, chúng thường có bộ lông đẹp, tiếng hót hay, một số giống có thể bắt chước tiếng người. - Chim cần không gian thoáng mát, yên tĩnh, không quá nóng hay quá lạnh. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS
- Lựa chọn được lồng và các phụ kiện phù hợp để nuôi chim cảnh.
- Lựa chọn được thức ăn và cách cho ăn phù hợp với chim cảnh. Thực hiện được một số việc nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh.
- Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc chim cảnh.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở những nội dung kiến thức cần ghi nhớ:
- Yêu cầu về lồng, một số loại lồng nuôi chim cảnh và các phụ kiện khác.
- Một số loại thức ăn cho chim cảnh và cách cho chim cảnh ăn.
- Cách chọn giống chim cảnh phù hợp.
- Cách chăm sóc chim cảnh đúng cách.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV trong lớp thành 4 nhóm. Ở mỗi nhóm, HS hoạt động cặp đôi để thảo luận cùng nhau về nhiệm vụ ở mỗi nhóm và hoàn thành các phiếu học tập 1, 2, 3, 4 (đính kèm dưới hoạt động 2). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày theo yêu cầu của GV. - GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, nhấn mạnh cách nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh. |
II. Nuôi dưỡng và chăm sóc chim cảnh Kết quả Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. |
- Phiếu học tập 1 :
Phiếu học tập số 1. Tìm hiểu về Chuẩn bị lồng cà phụ kiện nuôi (Nhóm 1) HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi/ yêu cầu sau: 1. Những yêu cầu về lồng chuồng nuôi chim cảnh là gì? 2. So sánh ưu và nhược điểm của lồng bằng kim loại và long bằng tre, trúc. 3. Mô tả một số phụ kiện để nuôi chim cảnh mà em biết. |
- Kết quả phiếu học tập 2 :
Phiếu học tập số 1. Tìm hiểu về Chuẩn bị lồng cà phụ kiện nuôi (Nhóm 1) 1. Những yêu cầu về lồng chuồng nuôi chim cảnh: + Cần phù hợp với từng loại chim cảnh. + Lồng mới mua về nên có áo lồng để chim không bị nhát. + Chất liệu: gỗ, tre, trúc, kim loại,... 2. So sánh ưu và nhược điểm của lồng bằng kim loại và long bằng tre, trúc: - Lồng được làm bằng kim loại: + Ưu điểm: lồng bền, dễ vệ sinh. + Nhược điểm: nặng, hình dáng không đẹp. - Lồng được làm bằng tre, trúc: + Ưu điểm: mẫu mã đẹp trạm trổ nhiều hình thù khác nhau. + Nhược điểm: khó vệ sinh, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, vi sinh vật gây bệnh cho chim và con người. 3. Mô tả một số phụ kiện để nuôi chim cảnh: - Cóng đựng thức ăn, nước uống: + Nên chọn mua các loại cóng tự động để tiết kiệm thời gian thay thức ăn, nước uống hằng ngày cho chim, đồng thời sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. + Nếu sử dụng loại cóng không tự động thì nên chùi rửa cóng hằng ngày. - Cần đậu: + Thường làm bằng tre, gỗ hoặc có thể sử dụng cành cây tự nhiên như cành cây hồng xiêm, ổi, táo, me,... + Mỗi lồng chim nên có 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệch về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyển quãng ngắn. - Khay hứng phân: + Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn,... + Khay phải được chùi rửa, tẩy trùng định kì. + Có thể lót một lớp cát mỏng hoặc giấy báo, giấy thấm.... trên mặt khay để thấm hút phân chim nhanh hơn. |
- Phiếu học tập 2:
Phiếu học tập số 2. Tìm hiểu về thức ăn và cho ăn (Nhóm 2) HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau: 1. Thức ăn cho chim cảnh gồm những loại nào? Kể tên những loại thức ăn phổ biến tương ứng với mỗi loại thức ăn. 2. Nêu một số cách phối trộn thức ăn cho chim cảnh. 3. Trình bày cách cho chim cảnh ăn. Tại sao phải cho chim cảnh ăn thêm thức ăn tươi sống? |
- Kết quả phiếu học tập 2 :
Phiếu học tập số 2. Tìm hiểu về thức ăn và cho ăn (Nhóm 2) 1. Có 2 loại thức ăn: - Thức ăn tự nhiên: côn trùng, hạt, quả trong tự nhiên - Thức ăn chế biến sẵn: Các loại thức ăn hạt được chế biến công nghiệp. 2. Một số cách phối trộn thức ăn cho chim cảnh: - Tấm gạo trộn trứng (Dành cho Họa Mi - Khướu - Sáo - Cưỡng): Tấm gạo rang vàng. Trứng luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ. Trộn tất cả các thứ trộn rồi bóp nhuyễn đem phơi ngoài nắng cho khô, để dành cho chim ăn dần, chỉ chế biến đủ ăn trong vài tuần, vì để lâu thức ăn sẽ mốc. - Bột đậu phộng trộn trứng (Dành cho Chích Chòe than, Chích Chòe lửa, Thanh Tước, Chào Mào…): Đậu phộng rang chín (đừng để khét) đem vào cối giã nát thành bột. Trứng gà luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ, tất cả các thứ trên trộn lại, bóp nhuyễn rồi đem phơi vài ba nắng cho thật khô, để cho chim ăn dần. Nên bọc bột vào nhiều lớp giấy báo để hút bớt chất dầu, chim ăn không tốt. - Ruột kê trộn trứng (Dành cho các chim Bảy Màu, Long Cơ, Diễm Ấn…): Ruột kê rang vàng. Trứng gà luộc chín lấy lòng đỏ bóp nhuyễn với kê rồi đem phơi thật khô, cho chim ăn dần. 3. - Trình bày cách cho chim cảnh ăn. + Thức ăn đủ số lượng, an toàn vệ sinh. + Đối với thức ăn tự chế biến thì không nên thay đổi thường xuyên công thức chế biến. + Ăn thêm các loại thức ăn tự nhiên như cào cào, mối, gián đất, thịt bò, chuối, …. - Chim cảnh ăn thêm thức ăn tươi sống để: Cần cho chim cảnh ăn thêm các thức ăn tươi sống vì: tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của chim cảnh. |
- Phiếu học tập 3:
Phiếu học tập số 3. Tìm hiểu về Chọn giống chim cảnh (Nhóm 3) HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện các câu hỏi sau: 1. Khi chọn chim cảnh để nuôi thường căn cứ vào những điều kiện, đặc điểm gì? 2. Nêu những tác hại khi chim cảnh phải thay lông nhiều lần trong năm? |
- Kết quả phiếu học tập 3:
Phiếu học tập số 3. Tìm hiểu về Chọn giống chim cảnh (Nhóm 3) 1. Khi chọn chim cảnh để nuôi thường căn cứ vào: - Căn cứ vào điều kiện kinh tế, thời gian, nhà ở, mục đích nuôi. - Nên chọn chim non đã ăn tốt, đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. - Ngoại hình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bay nhảy linh hoạt, ăn uống dễ dàng; mắt sáng, không chảy nước mắt, mũi sạch, không nhầy nhớt; bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân; hậu môn sạch. 2. Tác hại khi chim cảnh thay lông nhiều lần trong năm là: sức khỏe của chim trong thời kỳ này suy yếu. Vào mùa thay lông, chim đã suy yếu lại biếng ăn nên con nào cũng ốm nhom. |
- Phiếu học tập 4:
Phiếu học tập số 4. Tìm hiểu về Chăm sóc chim cảnh (Nhóm 4) HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện câu hỏi sau: Trình bày cách chăm sóc chim cảnh? |
- Kết quả phiếu học tập 4:
Phiếu học tập số 4. Tìm hiểu về Chăm sóc chim cảnh (Nhóm 4) - Cách chăm sóc chim cảnh: + Chim cảnh mới mang về không thả chung hoặc nuôi quá gần với chim cảnh đã nuôi lâu. Cần cách li khoảng 2 tuần, nếu chim cảnh khỏe mạnh bình thường có thể nhóm chung hoặc treo lồng gần nhau. + Đặt lồng nuôi nơi thoáng mát, tránh gió lùa, mưa hắt, ánh nắng chiếu trực tiếp. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người để tạo cho chim cảm giác an toàn. + Cần tắm thường xuyên, tắm xong treo lồng ở chỗ nắng một lúc cho chóng khô lông, tránh chỗ có gió lùa, gió to. + Tắm nắng hằng ngày cho chim khoảng 15 – 30 phút. + Thời gian chim thay lông, nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt nhất trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dưỡng nhiều hơn. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây