Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối CĐ 3 Bài 14: Quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi bộ sách kết nối tri thức CĐ 3 Bài 14: Quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: QUY TRÌNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được các bước trong quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Lựa chọn được mô hình thích hợp cho chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Tính toán được lượng thức ăn cần thiết cho một trang trại nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm các bước trong quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP và những lợi ích mà chăn nuôi lợn thịt theo quy trình VietGAP mang lại.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận biết được các bước trong quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Lựa chọn được mô hình thích hợp cho chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Thực hiện được một hoặc một số công việc trong quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về vai trò của chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP với đời sống con người, xã hội và kinh tế nông hộ, trang trại.
  • Có ý thức tìm hiểu và vận dụng các bước trong quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV.
  • Tranh, ảnh, video, mẫu vật liên quan đến quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, vở ghi.
  • Đọc trước bài học trong SGK; tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Chuẩn bị dụng cụ theo phân công của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi bắt đầu học bài mới thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về các quy trình chăn nuôi được thực hành trong trang trại chăn nuôi lợn và các thực hành chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu cho HS hình ảnh, video liên quan đến chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP:

    

https://youtu.be/znqcFpvmyXM (0:48 - 2:11)

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng thực tế và cho biết:

“Chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP khác gì sao với chăn nuôi lợn thịt thông thường? Quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP gồm những bước nào?”

- GV sử dụng sơ đồ giúp HS hiểu chuỗi cung thịt lợn thịt đến người tiêu dùng:

Hình 1. Sơ đồ quá trình sản xuất lợn thịt

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi :

+ Điểm khác biệt của chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP so với chăn nuôi lợn thịt thông thường: sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.

+ Quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP gồm những bước:

  • Lựa chọn địa điểm.
  • Thiết kế chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi.
  • Chuẩn bị con giống.
  • Nuôi dưỡng.
  • Vệ sinh thú ý.
  • Quản lí chất thải.
  • Quản lí vận chuyển vật nuôi.
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ.
  • Kiểm tra nội bộ.

 - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Tương tự trong chăn nuôi bò thịt, những nội dung nào cần phải thực hành tốt trong trang trại chăn nuôi lợn thịt để đạt tiêu chuẩn VietGAP? Những hoạt động nào trong chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ nước ta chưa tốt theo tiêu chuẩn VietGAP và khi thực hành chưa tốt thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ? Chúng ta sẽ tìm hiểu câu trả lời cụ thể qua bài học ngày hôm nay Bài 14: Quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy trình chăn nuôi bò thịt theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các bước trong quy trình chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua đó lựa chọn được mô hình thích hợp cho chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở các quy trình cơ bản trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP; các nội dung, chỉ tiêu đánh giá cho từng quy trình theo tiêu chuẩn VietGAP.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung ở các mục từ 1 đến 9 trong SGK và các hình 14.1 – 14.4.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn và trả lời các câu hỏi:

(1) Giải thích tại sao chuồng trại nuôi lợn thịt phải bố trí các khu vực riêng biệt trong quy trình chăn nuôi VietGAP.

(2) Từ nội dung 3, em hãy cho biết vì sao khi bố trí lợn vào các ô chuồng, dãy chuồng nên đảm bảo nguyên tắc quản lí đàn “cùng vào – cùng ra” và đảm bảo mật độ trong quy trình chăn nuôi VietGAP.

(3) Vì sao phải hạn chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn để đánh giá tình hình các hoạt động chăn nuôi bò thịt ở các nông hộ tại địa phương mình: Ưu điểm và nhược điểm của các hoạt động chăn nuôi ở gia đình/địa phương mình là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV, thảo luận với các bạn và nêu ý nghĩa của chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm HS trả lời theo yêu cầu của GV:

 (Đính kèm dưới hoạt động 1)

- GV hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề, câu hỏi thắc mắc.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, nhất mạnh lại khái niệm và ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP trong chăn nuôi lợn thịt.

1. Lựa chọn địa điểm

Phải xa đường giao thông, khu vực công cộng,... mục tiêu chung là cách li tốt để mầm bệnh khó xâm nhập vào đàn bò, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Thiết kế chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi

Chuồng nuôi phải phù hợp với lứa tuổi của lợn, thuận tiện cho người chăn nuôi khi chăm sóc, nuôi dưỡng lợn.

3. Chuẩn bị con giống

- Có nguồn gốc rõ ràng, có hồ sơ nguồn gốc đầy đủ, đã được tiêm phòng.

- Phải nuôi ở khu cách li khi mới đưa lợn về chuồng. Đảm bảo nguyên tắc quản lí đàn “cùng vào – cùng ra”.

4. Nuôi dưỡng

- Phải cho lợn ăn sạch, uống sạch, thức ăn nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra chất lượng.

- Bảo quản thức ăn khô ráo có sổ sách ghi chép và lưu trữ thông tin đầy đủ.

5. Vệ sinh thú y

- Khử trùng người, phương tiện, … ra vào trại.

- Làm vệ sinh sạch sẽ

- Thường xuyên sát trùng chuồng trại

- Tiêm vaccine phòng bệnh theo đúng quy trình.

6. Quản lí chất thải

 Thu gom và xử lí kịp thời và tăng thu nhập từ chế biến chất thải. Nước thải phải được xử lí và định kì kiểm tra chất lượng để đảm bảo môi trường chăn nuôi.

7. Quản lí vận chuyển vật nuôi

Vận chuyển lợn vào/ra trại phải có lối đi riêng, khử trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển.

8. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ

Có các loại sổ theo dõi thức ăn, nước uống, thuốc, vaccine, dịch bệnh và sức khoẻ của đàn lợn. Hệ thống số để quản lí đàn để truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, nhãn mác.

9. Kiểm tra nội bộ

Thực hiện kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần theo các tiêu chí của chăn nuôi VietGAP để kịp thời khắc phục những hạn chế hoặc những chỉ tiêu chưa đạt.

 

*Gợi ý trả lời câu hỏi khám phá :

(1) Chuồng trại nuôi lợn thịt phải bố trí các khu vực riêng biệt trong quy trình chăn nuôi VietGAP vì:

  • Đảm bảo vệ sinh.
  • Phòng tránh dịch bệnh lây lan.

 (2)  Khi bố trí lợn vào các ô chuồng, dãy chuồng nên đảm bảo nguyên tắc quản lí đàn "cùng vào - cùng ra" và đảm bảo mật độ trong quy trình chăn nuôi VietGAP vì:

  • Phòng chống dịch bệnh.
  • Bảo vệ môi trường của con vật và người nuôi.
  • Kiểm soát được số lượng con vật.

 (3) Phải hạn chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAP vì:

  • Gây kháng kháng sinh ở vật nuôi.
  • Gây ra các bệnh đường ruột.
  • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT CẢNH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Chat hỗ trợ
Chat ngay