Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối CĐ 3 Bài 11: Giới thiệu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (P2)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi bộ sách kết nối tri thức CĐ 3 Bài 11: Giới thiệu về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các yêu cầu cơ bản của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được các yêu cầu cơ bản của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở tóm tắt các yêu cầu cơ bản của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục IV trong SGK kết hợp với quan sát Hình 11.2, 11.3 và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: (1) Hãy tóm tắt các yêu cầu cơ bản của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. (2) Nêu ý nghĩa của phương thức quản lí “cùng vào – cùng ra” trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. (3) Việc vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi, thiết bị chuồng nuôi trước và sau mỗi đợt nuôi hoặc mỗi lứa nuôi nhằm mục đích gì? (4) Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi? (5) Ý nghĩa của việc quản lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. - GV tổ chức cho HS thảo luận phân biệt được các yêu cầu này có điểm gì giống và khác nhau so với với các tiêu chí đã nêu trong mục III của SGK. - GV tổ chức cho HS thảo luận để phân tích ý nghĩa của từng yêu cầu trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ, thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi của GV : (Đính kèm dưới hoạt động 3). - GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, khái quát lại các yêu cầu của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. |
IV. Các yêu cầu của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP 1. Yêu cầu về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi 2. Yêu cầu về con giống và quản lí chăn nuôi 3. Yêu cầu về vệ sinh chăn nuôi 4. Yêu cầu về thức ăn, nước uống 5. Yêu cầu về quản lí chất thải và bảo vệ môi trường |
*Gợi ý trả lời:
(1) Tiêu chuẩn về chuồng trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Vị trí xây dựng cách xa khu dân cư, đường giao thông.
- Có đủ nguồn nước sạch phục vụ chăn nuôi và xử lí môi trường.
- Chuồng nuôi có sơ đồ thiết kế, phù hợp với từng giai đoạn của vật nuôi.
- Trang trại phải tách biệt các khu: chuồng nuôi, kho thức ăn, thuốc thú ý, vật tư, công trình cấp nước, khu xử lí chất thải.
- Tại cổng ra vào chuồng bố trí hố hoặc phòng khử trùng.
- Có hệ thống máng ăn, nước uống cho vật nuôi dễ vệ sinh, tẩy rửa.
(2) Ý nghĩa phương thức quản lí "cùng vào - cùng ra" trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Hạn chế dịch bệnh.
- Bảo vệ môi trường.
- Chuồng ở sạch sẽ.
(3) Việc vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi, thiết bị chuồng nuôi trước và sau mỗi đợt nuôi được mỗi lứa nuôi nhằm mục đích:
- Tránh lây lan dịch bệnh.
- Bảo vệ môi trường của người nuôi và vật nuôi.
(4) Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn VietGAP cho lĩnh vực chăn nuôi là:
- Bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu).
- Bò thịt/Bê thịt.
- Dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu).
- Dê thịt.
- Lợn/heo (heo thịt, heo giống, heo bố mẹ).
- Gà (có thể bao gồm cả chim cút) và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà).
- Ngan và vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan).
- Ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, …).
(5) Ý nghĩa của việc quản lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản.
- Đảm bảo môi trường sống của vật nuôi và con người.
- Bảo vệ môi trường.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, Giúp HS nâng cao ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự cần thiết phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng hoặc HS ghi vào vở một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu mục V trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao cần đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương thực hiện: Nêu một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về một số công nghệ tiên tiến có tác dụng bảo vệ môi trường đang được áp dụng trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: http://www.vietgap.com/1047/huong-dan-ap-dung/huong-dan-ap-dung-vietgahp-trong-chan-nuoi.html Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ, thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi của GV : (Đính kèm dưới hoạt động 4). - GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, khái quát lại các yêu cầu của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. |
V. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi VietGAP - An toàn lao động cho người sản xuất, chăn nuôi là một trong những yêu cầu bắt buộc trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Người lao động phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động như mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, găng tay,... trong quá trình lao động. Người lao động phải được khám sức khoẻ định kì, đặc biệt là khi phát sinh các bệnh có thể lây lan từ vật nuôi sang người. - Vấn đề bảo vệ môi trường cũng đặc biệt được quan tâm trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP như ưu tiên áp dụng các công nghệ chăn nuôi tiên tiến nhằm làm giảm thiểu sự phát sinh chất thải trong chăn nuôi; thu gom, xử lí chất thải kịp thời để bảo vệ môi trường; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học từ chăn nuôi gây hại đến con người và môi trường sinh thái.
|
*Gợi ý trả lời:
- Cần đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
- Một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nói riêng.
Việc nên làm |
Việc không nên làm |
Trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động. Thu gom, xử lí chất thải kịp thời Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học gây hại đến con người và môi trường. Áp dụng các công nghệ chăn nuôi tiên tiến |
Không sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động. Không tuân thủ các quy định về an toàn lao động. Để chất thải tồn đọng nhiều ngày. Không kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh thường xuyên. Xả thải ra môi trường bừa bãi, không đúng quy định. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập luyện tập.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời luyện tập 1, 2 SGK trang 50.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài luyện tập 1, 2 SGK trang 50.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Trình bày khái niệm chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Nêu ý nghĩa của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
- Tóm tắt các yêu cầu trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài luyện tập 1, 2 SGK trang 50.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài luyện tập SGK trang 50:
1.
- Khái niệm: SGK trang 45.
- Ý nghĩa: Nêu ý nghĩa đối với vật nuôi, người chăn nuôi, người tiêu dùng và môi trường.
- Liên hệ thực tiễn: HS liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương.
- Các yêu cầu về
- Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
- Con giống và quản lí chăn nuôi.
- Vệ sinh chăn nuôi.
– Thức ăn, nước uống.
- Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương để đề xuất các hoạt động chăn nuôi phù hợp với chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã được học, đã tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Sản phẩm học tập: Bảng tóm tắt thực trạng chăn nuôi ở gia đình, địa phương và phương án đề xuất nhằm phù hợp với chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (có thể đề xuất cho một loại vật nuôi cụ thể).
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm bài tập vận dụng:
Đề xuất những thay đổi trong hoạt động chăn nuôi ở địa phương em để đáp ứng được các yêu cầu của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
- GV hướng dẫn HS về nhà quan sát, phân tích thực trạng chăn nuôi ở gia đình, địa phương... đánh giá ưu, nhược điểm,... đối chiếu với tiêu chí, yêu cầu của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP vừa học, đề xuất những cải tiến một số hoạt động trong quy trình chăn nuôi để tiến tới chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Nộp lại sản phẩm cho GV trong buổi học tiếp theo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, vận dụng kiến thức đã học thực hiện bài tập vận dụng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trình bày sản phẩm của mình trong buổi học tiếp theo.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, tổng kết các kiến thức cần thiết cho bài tập vận dụng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong SBT.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 12: Quy trình chăn nuôi gà thịt thả vườn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây