Giáo án Công dân 9 chân trời bài 8: Tiêu dùng thông minh
Giáo án bài 8: Tiêu dùng thông minh sách Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Công dân 9 chân trời bài 8: Tiêu dùng thông minh
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: TIÊU DÙNG THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được thế nào là tiêu dùng thông minh; lợi ích của tiêu dùng thông minh.
Đánh giá được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.
Nêu được các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,...).
Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.
Khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
Điều chỉnh hành vi: Đánh giá được hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.
Phát triển bản thân: Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.
Tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, học hỏi những hành vi tiêu dùng thông minh trong đời sống xã hội; khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện tiêu dùng thông minh và giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip và các mẩu chuyện về tiêu dùng thông minh.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu về tiêu dùng thông minh.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc và chia sẻ về những thói quen chi tiêu của mình và người thân.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và rút ra được những bài học liên quan đến tiêu dùng thông minh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi:
https://www.youtube.com/watch?v=8pGDGzLsYyQ (0:05 - 4:05)
+Em hãy nêu cảm nhận về việc chi tiêu của các bạn học sinh trong video?
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.43: Em hãy chia sẻ thói quen mua hàng của mình, người thân trong gia đình và nhận xét về thói quen chi tiêu đó
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
+ Bạn học sinh trong video đã nói dối mẹ để có tiền đi chơi với các bạn. Đây là một hành vi thiếu trung thực và không trân trọng tiền của bố mẹ làm ra. Việc chi tiêu chưa hợp lý của các bạn học sinh không chỉ ảnh hưởng đến gia đình mà còn có thể gây ra những hệ quả lâu dài đối với tài chính cá nhân.
+ Những thói quen tiêu dùng của HS và gia đình:
Thói quen tiêu dùng | Kết quả |
1. Mua sắm theo danh sách: Trước khi đi mua sắm, em thường lập danh sách những thứ cần mua để tránh mua những thứ không cần thiết. | - Tiết kiệm được tiền và tránh lãng phí. - Tuy nhiên, đôi khi em vẫn mua thêm một số đồ ngoài danh sách khi thấy khuyến mãi hấp dẫn. |
2. Mua hàng trực tuyến: Em thường xuyên mua hàng trực tuyến vì tiện lợi và có nhiều sự lựa chọn. | - Tiết kiệm thời gian và có thể so sánh giá cả giữa các cửa hàng. - Tuy nhiên, đôi khi em gặp phải hàng kém chất lượng hoặc không giống mô tả. |
3. Mua sắm đồ ăn tươi sống: Mẹ em thường đi chợ hàng ngày để mua đồ ăn tươi sống thay vì mua nhiều và dự trữ. | - Đồ ăn luôn tươi ngon và đảm bảo sức khỏe. - Tuy nhiên, việc này tốn nhiều thời gian và công sức đi chợ mỗi ngày. |
4. Tái sử dụng và tái chế: Gia đình em có thói quen tái sử dụng các vật dụng như túi nhựa, hộp đựng và tái chế giấy, chai lọ. | - Giảm thiểu rác thải và góp phần bảo vệ môi trường. - Tuy nhiên, cần dành thời gian để phân loại và lưu trữ các vật dụng tái sử dụng. |
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải thông minh hơn trong cách tiêu dùng. Khi chúng ta kiểm soát được việc chi tiêu, biết dùng tiền vào việc mua những thứ cần thiết, hiệu quả thì sẽ góp phần chủ động về tài chính cá nhân. Để tìm hiểu rõ hơn về cách tiêu dùng thông minh như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 8. Tiêu dùng thông minh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của người tiêu dùng thông minh/kém thông minh và lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện của người tiêu dùng thông minh/kém thông minh và lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK tr. 43 - 44 và thực hiện yêu cầu:
+ Theo em, trong các hình ảnh trên, hành vi tiêu dùng nào là phù hợp và hành vi nào là không phù hợp? Vì sao?
+ Theo em, các hành vi tiêu dùng trên có thể dẫn tới những kết quả như thế nào?
+ Từ các hình ảnh trên, em hãy xác định biểu hiện của người tiêu dùng thông minh và người tiêu dùng kém thông minh. Lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh là gì?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về biểu hiện của người tiêu dùng thông minh/kém thông minh và lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của người tiêu dùng thông minh/kém thông minh và lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khám phá thông tin SGK tr. 43 - 44 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ). - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK tr. 43 - 44 và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Theo em, trong các hình ảnh trên, hành vi tiêu dùng nào là phù hợp và hành vi nào là không phù hợp? Vì sao? + Nhóm 3, 4: Theo em, các hành vi tiêu dùng trên có thể dẫn tới những kết quả như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.22 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu biểu hiện của người tiêu dùng thông minh/kém thông minh và lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh a. Khám phá thông tin SGK tr. 43 - 44 - Hình 1: + Hành vi tiêu dùng của nhân vật chưa phù hợp vì nếu chỉ căn cứ vào quảng cáo trên mạng Internet thì chưa đủ để đưa ra quyết định mua hàng. + Nhân vật cần tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm, giá cả, chất lượng xem có phù hợp với loại da, điều kiện tài chính của bản thân hay không. Nếu mua ngay, có thể gặp phải tình trạng hàng không đảm bảo chất lượng, lãng phí, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Hình 2: + Hành vi tiêu cùng của nhân vật là không phù hợp, chưa đảm bảo việc đặt yếu tố an toàn thực phẩm lên trên hết. + Nếu mua, giá có thể rẻ nhưng lại có nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. - Hình 3: + Hành vi tiêu dùng của nhân vật là phù hợp nếu cửa hàng bán vải đó uy tín, giá cả phải chăng. + Khi đó, nhân vật sẽ mua được các mặt hàng chất lượng và cũng phù hợp với mục đích sử dụng vào dịp lễ hội. - Hình 4: + Hành vi tiêu dùng của nhân vật là phù hợp nếu quán bán trà sữa đó đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm và cạnh tranh về giá. + Tuy nhiên, nếu chỉ mua vì giá bán rẻ nhất mà không để ý đến an toàn thực phẩm thì đó là hành vi tiêu dùng chưa thông minh. Điều đó có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu biểu hiện của người tiêu dùng thông minh/kém thông minh và lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, quan sát lại các hình ảnh trong SGK tr.43 - 44 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2: Từ các hình ảnh trên, em hãy xác định biểu hiện của người tiêu dùng thông minh và người tiêu dùng kém thông minh. + Nhóm 3, 4: Lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm trình bày câu trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | b. Tìm hiểu biểu hiện của người tiêu dùng thông minh/kém thông minh và lợi ích của hành vi tiêu dùng thông minh - Biểu hiện của người tiêu dùng thông minh: + Có kế hoạch mua sắm những thứ cần thiết, phù hợp với đặc điểm của bản thân; + Tìm hiểu các thông tin về sản phẩm (chất lượng, mẫu mã, giá cả, cách sử dụng,...); + Không bị tác động và quyết định vội vã bởi cảm xúc, các thông tin quảng cáo, khuyến mại; + Lựa chọn các phương thức thanh toán phù hợp, an toàn; + … - Biểu hiện của người tiêu dùng kém thông minh: + Mua sắm bừa bãi, không có kế hoạch. + Dễ tin lời quảng cáo, không tìm hiểu kĩ thông tin. + Chi tiêu không kiểm soát, vượt quá khả năng tài chính của bản thân. + … - Lợi ích của việc tiêu dùng thông minh: + Tiêu dùng thông minh giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng; + Tiết kiệm thời gian, tiền bạc; + Thực hiện được kế hoạch chi tiêu; + Bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng; + ... |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch tiêu dùng
a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự cần thiết xây dựng kế hoạch tiêu dùng thông minh.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp trong SGK trang 44 - 45 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về những biểu hiện công bằng, hiểu được ý nghĩa của công bằng và tác hại của sự thiếu công bằng.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những biểu hiện công bằng, hiểu được ý nghĩa của công bằng và tác hại của sự thiếu công bằng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK tr.44 - 45 và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Từ thông tin và hình ảnh 1, theo em, khi xây dựng kế hoạch tiêu dùng cần lưu ý điều gì? Vì sao? + Nhóm 3, 4: Từ thông tin và hình ảnh 2, theo em, việc tìm hiểu các thông tin về sản phẩm sẽ mang lại những lợi ích gì? Vì sao? + Nhóm 5, 6: Từ thông tin và hình ảnh 3, 4, theo em, việc tìm hiểu cách sử dụng sản phẩm và phương thức thanh toán sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho người tiêu dùng? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK tr.44 - 45 và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời. + Khi xây dựng kế hoạch tiêu dùng cần lưu ý: kế hoạch phải phù hợp với nhu cầu của bản thân như: thức ăn, nước uống, đồ dùng học tập cần thiết, đi lại,.. vì điều này sẽ giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, thực hiện được kế hoạch chi tiêu, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người tiêu dùng. + Việc tìm hiểu các thông tin về sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng ra quyết định thông minh, phù hợp nhu cầu và tình hình tài chính cá nhân. + Việc tìm hiểu cách sử dụng sản phẩm và phương thức thanh toán sẽ đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch tiêu dùng - Xây dựng kế hoạch mua sắm thông minh: mua những đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống phù hợp với nhu cầu của bản thân như thức ăn, nước uống, đồ dùng học tập cần thiết, đi lại,... - Nắm bắt thông tin về sản phẩm: thông qua trang thông tin điện tử của nhà sản xuất, được in trên bao bì sản phẩm hoặc quét mã vạch để truy xuất nguồn gốc hay qua các hình thức quảng cáo. Tuy nhiên, cần xem xét kĩ lưỡng, tham khảo nhiều nguồn, kênh khác nhau để chọn lọc thông tin chính xác nhất. - Sử dụng sản phẩm an toàn: chỉ sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tìm hiểu quyền lợi của người tiêu dùng để bảo vệ mình trong những trường hợp cần thiết. - Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp: bằng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến. Trước khi thanh toán, cần kiểm tra kĩ nội dung đơn hàng, giá tiền. Khi mua hàng trực tuyến, cần kiểm tra kĩ hàng hoá trước khi nhận, chỉ thanh toán trước đối với các thương hiệu uy tín, bảo mật thông tin tài khoản và lưu lại các hoá đơn, chứng từ, giao dịch để xử lí khi cần thiết. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2