Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Đọc 3: Cà Mau quê xứ
Dưới đây là giáo án Bài 7 Đọc 3: Cà Mau quê xứ . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Đọc 3: Cà Mau quê xứ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…./…../…..
ÔN TẬP VĂN BẢN 3: CÀ MAU QUÊ XỨ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- - Củng cố kiến thức của văn bản Cà Mau quê xứ
- - Luyện tập theo văn bản Cà Mau quê xứ
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và hiểu được đặc điểm của tác phẩm tản văn – một tiểu loại của kí, thể hiện ở cái nhìn đậm màu sắc chủ quan người viết trước thực tại đời sống; ở sự phóng túng trong liên tưởng, sự tự do trong sử dụng ngôn ngữ và tổ chức văn bản.
- Phân tích được sự phối hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm, thuyết minh trong bài tản văn; tính chất phi hư cấu và hư cấu thể hiện cách khai thác chất liệu đời sống và sự tưởng tượng của người viết.
- Phẩm chất
- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở, HS tiếp nhận và chia sẻ
- Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ: Bạn đã biết được gì về vùng đất Mũi Cà Mau (qua sách báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông…)?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi mở: Tên gọi Cà Mau có xuất phát điểm từ cách đồng bào Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau", có nghĩa là nước đen. Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Mũi Cà Mau - vùng đất tận cùng tổ quốc, một điều kỳ diệu và độc đáo không nơi nào có được, mà cư dân vùng này ví von là: “Ðất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tổ quốc ta là tất cả những địa phận gồm vùng trời, đất, biển và đảo. Có thể ít người biết được rằng, nơi tận cùng của tổ quốc chính là mũi Cà Mau, nơi hướng biển và được bao quanh bởi gió biển suốt 4 mùa. Vẻ đẹp thân thương và nỗi nhớ da diết ấy đã được tác giả Trần Tuấn thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm Cà Mau quê xứ. Hôm nay chúng ta cùng củng cố lại bài học nhé!
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Cà Mau quê xứ.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Cà Mau quê xứ.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản và chuẩn kiển thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: · Em hãy nêu một số hiểu biết về tác giả? · Xác định thể loại của văn bản? · Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? · Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? · Đọc văn bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Câu 1: Tác giả có tâm thế như thế nào khi đến với Mũi Cà Mau? Tâm thế đó có ý nghĩa gì đối với người viết tản văn? Câu 2: Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật nào? Câu 3: Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này? Những liên tưởng đó có ý nghĩa gì? Câu 4: Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài tản văn? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu HS: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. | I. Hiểu biết chung về tác phẩm 1. Tác giả - Trần Tuấn sinh năm 1967, tên khai sinh là Trần Ngọc Tuấn. - Quê tại Hà Nội - Đặc điểm nghệ thuật: Trong làng báo cũng như kho tàng văn học Việt Nam, anh là một giọng bút ký có dấu ấn riêng sâu sắc và đầy ý nghĩa, với cách viết nhẩn nha, nhiều liên tưởng. 2. Tác phẩm - Thể loại: Kí - Phương thức biểu đạt: Tự sự - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Cà Mau quê xứ” được trích trong tập “Uống Cà phê trên đường của Vũ”. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà Mau.
II. Nhắc lại kiến thức bài học - Tác giả mang một tâm thế thoải mái khi đến với Mũi Cà Mau. Tâm thế đó sẽ giúp nhà văn có cái nhìn sâu sắc và quan sát mọi vật tinh tế hơn. - Trần Tuấn đã miêu tả cái khung cảnh thiên nhiên này bằng ngòi bút thật sống động và chân thật. Nhưng cái mà khiến tác giả ấn tượng và dùng ngòi bút của mình nhiều nhất là những con người nơi đây. Có một hình ảnh rất hay như tác giả nói về con cá với ý nghĩ “ai đây ta, ai mà lặn lội tới xứ bùn sinh rừng rú này”. Câu văn pha chút gì đó hài hước và tò mò như con người nơi đây dành cho tác giả. Nhưng có lẽ, chính những con người ấy đã lưu dấu chân của nhà văn ở lại. Những con người Cà Mau luôn khó khăn, bộn bề vất vả với cuộc sống. Họ bị thiên tai, đối mặt với nhiều thiếu thốn vật chất. Nhưng những người Cà Mau vẫn rất hiếu khách và chất phác. - Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu. Đó là những bụi đầm lầy, những bụi cây đước hay là những giọt phù sa. - Khi đã rời đất Cà Mau trong tác giả vẫn còn rất nhiều cảm xúc, lời nói chưa có lời giải đáp. Việc Trần Tuấn liên hệ đến Nguyễn Tuân như cho thấy những trăn trở của ông về tình cảm dành cho vùng đất này. Tác giả đã về nhưng những hình ảnh về thiên nhiên và con người nơi đây như vẫn còn hiện nguyên trong ức của ông. Ông thấy mọi thứ ở đây đều đẹp và đặc biệt, mà không ở nơi đâu có được. Để rồi nhà văn nhớ nhung, yêu thương đến nước mắt nhòe đi. Tác giả phải dành cho vùng đất này nhiều tình cảm lắm nên cảm xúc mới chợt dâng trào lên như thế. Qua bài thơ ta thấy tác giả dùng rất nhiều các biện pháp liệt kê, nhiều hình ảnh so sánh cùng với ngôn ngữ giản dị sinh động. Để từ đó thấy được vẻ đẹp và thiên nhiên con người vùng đất Cà Mau, và tình cảm của tác giả dành cho vùng đất này. III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung Tác phẩm là những trải nghiệm của tác giả trên đất mũi Cà Mau và những tình cảm của ông dành cho nơi đây. Qua ngòi bút của tác giả, chúng ta thấy hiện lên trước mắt một bức tranh đặc sắc về vùng đất Cà Mau giản dị đơn sơ mà con người thì chất phác thật thà. 2. Giá trị nghệ thuật - Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm - Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng - Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
- Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây