Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 3: Độc Tiểu Thanh kí
Dưới đây là giáo án Bài 6 Đọc 3: Độc Tiểu Thanh kí. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 3: Độc Tiểu Thanh kí
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:……/…../…..
ÔN TẬP VĂN BẢN 3: ĐỘC TIỂU THANH KÍ
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Độc tiểu thanh kí.
- Luyện tập theo văn bản Độc tiểu thanh kí.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ.
- So sánh được hai văn bản văn học ở các giai đoạn khác nhau viết cùng đề tài; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.
- Phẩm chất
- Trân trọng những di sản văn học; đồng cảm, chia sẻ với tinh thần nhân đạo thấm đượm trong nền văn học truyền thống của dân tộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở, HS tiếp nhận và chia sẻ
- Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ: Em hãy kể tên một vài tác phầm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bạn biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi mở: Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Chuyện người con gái Nam Xương….
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng tâm sự: “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Một trong “những điều trông thấy” khiến trái tim ông thổn thức không nguôi chính là số phận khổ đau của những người phụ nữ trong xã hội cũ, đặc biệt là những người phụ nữ tài săc mà bạc mệnh. Ông từng cất tiếng kêu thương “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Ông đã khóc thương cho nàng Kiều, cảm thương cho cô Cầm mà “nước mắt thấm áo”, một mình khóc nàng Tiểu Thanh khi đọc tập truyện viết về nàng,... Hôm nay, chúng ta sẽ cùng củng cố kiến thức bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: · Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? · Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? · Đọc văn bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành bốn nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu về hai câu đề? + Nhóm 2: Tìm hiểu về hai câu thực? + Nhóm 3: Tìm hiểu về hai câu luận? + Nhóm 4: Tìm hiểu về hai câu kết? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu HS: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin. - GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. | I. Hiểu biết chung về tác phẩm 1. Hoàn cảnh sáng tác - Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài có sắc, sống khoảng đầu thời Minh. Năm 16 tuổi, cô được gả vào làm vợ lẽ cho một nhà quyền quý. Bà vợ cả là người hay ghen nên bắt cô phải sống một mình cô độc ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Vì quá đau buồn, cô sinh bệnh và mất ở tuổi 18. Nỗi uất ức của thân phận vợ lẽ được gửi gắm trong những bài thơ do Tiểu Thanh sáng tác, nhưng những trang thơ này đều bị bà vợ cả đốt hết. - Thương xót cho số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã sáng tác ra bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”. 2. Nhan đề Có hai cách giải thích: - Cách thứ nhất: “Tiểu Thanh kí” là tập thơ của nàng Tiểu Thanh, tên bài thơ sẽ là “Đọc Tiểu Thanh kí”. - Cách thứ hai: “Tiểu Thanh kí” là tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh. => Đều gián tiếp nói về số phận, cuộc đời của nàng Tiểu Thanh. Qua đó, nhà thơ gửi gắm những suy tư về người phụ nữ có tài trong xã hội xưa. II. Nhắc lại kiến thức 1. Hai câu đề - Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang -Từ ngữ đối lập: Cảnh đẹp >< Gò hoang - Sự thay đổi lớn lao của tự nhiên, của đất trời: Tây Hồ còn đó nhưng vườn hoa thì không; cảnh đẹp một thời bây giờ đã mất, thay vào đó là sự hoang tàn, lạnh lẽo. Câu thơ nói về cảnh vật. -> gợi lòng thương cảm với nàng Tiểu Thanh: cuộc đời nàng cũng có những thay đổi đau lòng. - Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. -> Cái còn lại của nàng Tiểu Thanh chỉ là mảnh giấy tàn, cả cuộc đời tài hoa chỉ còn lại những vần thơ bị đốt dở. Nguyễn Du đã khóc thương cho Tiểu Thanh, khóc thương cho cái tài hoa bị cuộc đời vùi dập một cách nghiệt ngã. + Tiểu Thanh chết trong cô độc. + Nguyễn Du cũng chỉ một mình khóc nàng (Độc điếu) -> Sự gặp gỡ của hai tâm hồn cô đơn. 2. Hai câu thực Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương. -> Son phấn là sắc đẹp của Tiểu Thanh, đáng ra phải được nâng niu >< bây giờ bị chôn vùi / Văn chương là tài hoa ở Tiểu Thanh, đáng ra phải được ngưỡng mộ >< bây giờ cũng bị đốt cháy - Sự vùi dập phũ phàng của cuộc đời với tài năng và nhan sắc của người phụ nữ. Điều này không chỉ gợi lòng thương cảm mà còn nói lên sự uất hận. 3. Hai câu luận Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang - Từ nỗi đau của Tiểu Thanh mà khái quát lên thành “nỗi hờn kim cổ”. Đây là nỗi đau oan trái của cả một lớp người trong xã hội, trong đó có Nguyễn Du. Nhà thơ tự coi mình cũng cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh (mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã…), ông viết về Tiểu Thanh cũng chính là viết về mình -> sự đồng cảm xúc động và da diết. -> Nỗi đau khổ và bất bình của một thế hệ nhà thơ trước sự chà đạp lên giá trị văn chương nghệ thuật trong xã hội phong kiến. 4. Hai câu kết Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng. Câu hỏi tu từ, không phải hướng đến Tiểu Thanh mà là hướng về mình: Ba trăm năm sau, ai là người khóc ta như ta đang khóc cho Tiểu Thanh đây? Câu hỏi như “một tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu). - Hỏi về tương lai nhưng lại nhằm nói lên sự cô độc của nhà thơ ngay ở thời hiện tại: Cuộc đời lúc bấy giờ thật khó kiếm tìm tri kỉ, tri âm. III. Tổng kết: 1. Nội dung - Mạch vận động của cảm xúc (tứ thơ): Đọc truyện " xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử " tự thương cho số phận tương lai của mình, khao khát tri âm. - Giá trị nhân đạo sâu sắc: + Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung. + Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần. 2. Nghệ thuật - Ngôn ngữ: trữ tình đậm chất triết lí. - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
- Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây