Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Đọc 2: "Và tôi vẫn muốn mẹ..."

Dưới đây là giáo án Bài 7 Đọc 2: "Và tôi vẫn muốn mẹ...". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 Đọc 2: "Và tôi vẫn muốn mẹ..."

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…./…./…

Ngày dạy:…./…../….

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: “VÀ TÔI VẪN MUỐN MẸ…”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức liên quan đến văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…”
  • Luyện tập theo văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…”
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • HS nắm được những đặc điểm cơ bản của truyện kí – một thể loại chú trọng ghi chép sự thực đời sống và thể hiện bằng văn bản giàu yếu tố tự sự (có tình huống, sự kiện, cốt truyện, nhân vật,…)
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở, HS tiếp nhận và chia sẻ
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ: Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Chất độc màu da cam ảnh hưởng tới dòng giống, nhiều gia đình mất đi người thân trong chiến tranh, những di tích bị tàn phá nặng nề,…

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chiến tranh luôn là thứ khiến con người căm phẫn, cũng lấy đi biết bao điều quý giá của con người. Giữa khung cảnh tan tác đau thương ấy, hình ảnh người mẹ đã hiện lên với tất cả tình yêu thiêng liêng và ngây thơ nhất của đứa con. Hôm nay chúng ta cùng củng cố bài học này nhé!

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…”
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản và chuẩn kiển thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

·      Em hãy nêu một số hiểu biết về tác giả?

·      Tóm tắt văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…”?

·      Đọc văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

Câu 1: Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó?

Câu 2: Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao?

Câu 3: Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

1. Tác giả

- Avét-la-na A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948

close

- Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Bê-la-rút
Tác phẩm chính:

- Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (1983)

- Những nhân chứng cuối cùng (1985)

- Lời nguyện cầu từ Chéc-nô-bưn - Chemobyl (1997)

Các tác phẩm của bà phi hư cấu đã tạo thành tượng đài của sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta

2. Tóm tắt

“Và tôi vẫn muốn mẹ” là tác phẩm truyện kí nói về những kí ức về chiến tranh được lưu giữ qua ký ức của những đứa trẻ vừa chân thực, nhưng cũng đầy khốc liệt. Dưới cái nhìn của nhân vật tôi đó là bức tranh nhiều màu sắc có chút ngây ngô của trẻ con, có cả tình yêu thương sâu sắc dành cho gia đình. Truyện kể về nhân vật tôi, là một cậu bé mới học xong lớp một và vừa xa gia đình. Tuổi thơ của cậu bắt đầu trải qua nhiều khó khăn, mất mát khi có sự xuất hiện của chiến tranh tàn khốc. Cậu cùng những đứa trẻ khác được đưa lên tàu và chở đi chỗ khác. Nhưng cứ đi mãi, đi mãi vì mỗi khi đi đến đâu thì nơi đó lại có chiến tranh. Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này. Chúng phải trải qua một mình mà không được ở bên cạnh bố mẹ. Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có. Trong con mắt của những đứa trẻ ngây thơ này, thì đó như là những người cha của mình vì cha của những đứa trẻ này cũng đang phục vụ cho quân đội. Vì quân Đức đang chiếm đóng và tàn phá nặng nề, những đứa trẻ sẽ được đến những nơi mà không có chiến tranh. Nhưng đến nơi không có chiến tranh thì cuộc sống của những đứa trẻ vẫn không thể có một cuộc sống đủ đầy. Không có chỗ ăn, chỗ ngủ mà phải chợp mắt trên những đống rơm rạ. Chúng thiếu thốn đồ ăn đến mức mà những người bảo mẫu ở đấy phải giết cả con vật đang chở nước để ăn. Thiếu đồ ăn ngày một nhiều đến mức những đứa trẻ phải ăn cả vỏ cây và những chồi non, nếu như chúng không muốn chết đói. Thiếu đồ ăn không phải là điều tồi tệ nhất với những đứa trẻ mà là việc chúng phải xa gia đình của mình. Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc, khiến cho những người giáo viên không dám nhắc đến mẹ trước mặt bọn chúng. Khi ngày càng nhớ mẹ, nhân vật tôi đã trốn đi để tìm mẹ. Nhưng hỏi hết chỗ này đến chỗ kia, qua bao thời gian vẫn không chờ được mẹ của mình. Khi mà chiến tranh đã kết thúc nhưng mà cha mẹ của nhân vật tôi vẫn không đến. Có thể là họ đã mất tích ở đâu đó, cũng có thể đã chết trong chiến tranh. Nhưng nhân vật tôi vẫn đợi, vẫn còn muốn gặp của mình.

II. Nhắc lại kiến thức

- Người kể chuyện có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể.

- Câu chuyện kể về tuổi thơ của người kể, thời điểm kể chuyện là khi người kể đã năm mươi mốt tuổi.

- Truyện được kể với ngôi thứ nhất, những sự kiện được kể lại gắn trực tiếp với trải nghiệm của người kể mà không qua một người khác.

- Phân tích:

  • Máy bay đánh bom, “tất cả màu sắc đều biến mất”, lần đầu tiên biết đến từ “chết chóc”.
  • Trên tàu, những đứa trẻ chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.
  • Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết, ăn cây cỏ sống qua ngày.
  • Trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc đòi mẹ, hễ ai vô tình nhắc tới từ “mẹ”, tất cả lại gào khóc không nguôi.
  • Khi học lớp Ba, “tôi” trốn trại đi tìm mẹ, đói lả kiệt sức và được ông già cưu mang.
  • Hàng chục năm trôi qua, vẫn khao khát gặp lại mẹ.

- Chi tiết ấn tượng: Trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc đòi mẹ, hễ ai vô tình nhắc tới từ “mẹ”, tất cả lại gào khóc không nguôi.

- Nguyên nhân: Chi tiết này khiến người đọc cảm thấy đồng cảm, thương xót cho những đứa trẻ còn nhỏ phải xa mẹ, nhớ mẹ đến nỗi chỉ cần nghe thấy từ “mẹ” đã òa khóc.

- Thời điểm: học xong lớp một vào tháng Năm năm bốn mốt và bố mẹ tiễn tôi đi trại hè đội viên Gô-rô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk).

- Sự kiện: mới bơi được một lần, hai ngày sau chiến tranh, đưa lên tàu và chở đi, máy bay Đức bay trên đầu còn chúng tôi hò reo.

III. Tổng kết

1. Giá trị nội dung

Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của A-lếch-xi-ê-vích cho chúng ta thấy được một bức tranh hiện thực về chiến tranh khốc liệt, nhưng ở đó vẫn có những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, mang trong mình những tình cảm thiêng liêng. Từ đó, ta càng trân trọng cuộc sống hòa bình hiện nay và càng yêu thương gia đình hơn. 

2. Giá trị nghệ thuật

- Truyện kí một thể loại mang đậm dấu ấn về khắc họa nhân vật

- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm

- Câu từ dễ hiểu và hợp lí

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay