Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 8 Đọc 2: Trí thông minh nhân tạo

Dưới đây là giáo án Bài 8 Đọc 2: Trí thông minh nhân tạo. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 8 Đọc 2: Trí thông minh nhân tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày dạy:…../…./…..

Ngày soạn:…./…./…..

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức văn bản Trí thông minh nhân tạo.
  • Luyện tập theo văn bản Trí thông minh nhân tạo.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức nổi bật của văn bản thông tin như nhan đề, đề mục, infographic,…
  • Xác định được đề tài, chủ đề của văn bản, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản.
  • Nhận biết và đánh giá được thái độ, quan điểm của tác giả được thể hiện trong văn bản.
  1. Phẩm chất
  • Biết tiếp nhận thông tin đa chiều để xây dựng được tâm thế sống vững vàng, chủ động; coi trọng những giá trị văn hóa được xây đắp bền vững qua thời gian.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11, tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, chia sẻ về những vấn đề được gợi mở.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ: Chia sẻ những điều bạn đã biết và muốn biết về trí thông minh nhân tạo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở:

Những điều đã biết: Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, …Công nghệ AI tạo ra máy móc và hệ thống thông minh thông qua việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan, giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người. Nhìn chung, đây là một ngành học rất rộng, bao gồm các yếu tố tâm lý học, khoa học máy tính và kỹ thuật. Một số ví dụ phổ biến về AI có thể kể đến ô tô tự lái, phần mềm dịch thuật tự động, trợ lý ảo trên điện thoại hay đối thủ ảo khi chơi trò chơi trên điện thoại. 

Những điều chưa biết và muốn biết : Hẳn các bạn đã từng nghe nói đến Sophia, robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới, được thiết kế và phát triển bởi 1 công ty công nghệ của Mỹ và được kích hoạt lần đầu tiên năm 2015. Sophia được thiết kế để suy nghĩ và cử động sao cho giống với con người nhất đồng thời được trang bị trí tuệ thông minh nhân tạo. Mục đích chế tạo Sophia - theo nhà sản xuất - là nhằm phát minh ra một robot có ý thức, có sự sáng tạo và có khả năng hoạt động như bất kỳ con người nào để giúp đỡ chính con người trong các vấn đề cuộc sống thường ngày như: phục vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị y tế, giáo dục cùng nhiều các dịch vụ khác

- GV dẫn dắt vào bài học:

Chắc hẳn trong đời sống mọi người đều đã từng được nghe nói về Trí tuệ nhân tạo (AI). Với mức độ quan tâm khác nhau thì mỗi người sẽ có sự hiểu biết và cách nghĩ khác nhau về nó. Hiện nay, AI là một trong những hướng phát triển nhanh, được chú ý đầu tư hàng đầu không những ở các nước phương tây mà còn ở Việt Nam. Hôm nay chúng ta cùng củng cố lại bài học nhé!

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

·        Em hãy nêu một số hiểu biết về tác giả?

·        Nêu xuất xứ của tác phẩm?

·        Tóm tắt văn bản?

·        Đọc văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

Câu 1: Xác định chủ đề, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản?

Câu 2: Theo bạn, việc trình bày những thông tin trái chiều về sự phát triển của trí thông minh nhân tạo và việc nêu lên những câu hỏi ở phần cuối văn bản cho thấy quan điểm, thái độ gì của tác giả?

Câu 3: Tác giả đưa ra những dự đoán gì về tương lai của trí tuệ nhân tạo? Bạn có đồng tình với những dự đoán đó không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

1. Tác giả

Ri-sát Oát-xơn sinh năm 1961, là nhà tương lai học và giảng viên đại học người Anh. Ông cũng là cây bút nổi tiếng về các phát minh, sáng chế và là người phân tích, dự đoán các xu hướng toàn cầu trong tương lai. Các cuốn sách đã xuất bản của ông gồm có: Hồ sơ tương lai: lược sử 50 năm tới (2007); Trí tuệ tương lai: kỉ nguyên thông tin đã thay đổi đầu óc chúng ta như thế nào, tại sao và chúng ta có thể làm gì (2010);…

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Văn bản Trí thông minh nhân tạo được trích trong 50 ý tưởng về tương lai (2012) của Ri-sát Oát-xơn.

- Tóm tắt văn bản: AI là trí thông minh được dùng để bổ sung thay vì vượt lên trí tuệ loài người. Trong tương lai, AI sẽ có khả năng học hỏi khi chúng vận hành và phản ứng lại với các sự kiện bất ngờ. Ví dụ như: chẩn đoán bệnh và phẫu thuật, lập ra kế hoạch quân sự và ra lệnh chiến đấu, chăm sóc khách hàng được tự động hóa, những chú rô-bốt với óc sáng tạo và tính tự động nhân tạo có thể dự đoán và đối phó với tội phạm.

- Đọc văn bản.

II. Nhắc lại kiến thức

- Chủ đề: Sự phát triển của trí thông minh nhân tạo 

- Các ý chính: 

  • AI sắp trở thành hiện thực 
  • Điều gì sẽ xảy ra khi AI phát triển nhanh chóng. 

- Các ý phụ: 

  • AI mạnh và AI yếu 
  • Sự phát triển của công nghệ AI trong tương lai 
  • Những vấn đề trong tương lai mà con người phải đối mặt khi công nghệ AI phát triển nhanh chóng
  • Các vấn đề được đặt ra khi AI phát triển

- Cách trình bày dữ liệu: có lập luận rõ ràng, các số liệu cụ thể, kẻ trục thời gian về sự phát triển công nghệ AI nhanh chóng.

- Tác giả đã cho rằng có rất nhiều người nghi ngờ sự phát triển của công nghệ AI diễn ra rất nhanh chóng. 

Các câu hỏi cuối bài để gợi mở cho bạn đọc một cái nhìn khách quan về vấn đề AI ngày càng phát triển có tác động rất mạnh đến đời sống con người. Bài viết cho thấy tác giả đang cảnh báo thế giới tương lai không nên quá lạm dụng vào công nghệ AI.

- Tác giả dự đoán rằng loài người sẽ bước vào một kỉ nguyên tiến hóa mới, thời điểm chúng ta bắt đầu hợp nhất với máy móc và đạt được sự bất tử ở một mức nào đó. Thứ hai ngay cả nếu máy móc không đạt được độ tinh tế như trên thì nhiều khả năng chúng sẽ trở nên rất thông minh. Vậy nên trong tương lai máy móc sẽ đảm nhận nhiều chức năng giống như con người ở hiện tại. 

Em không đồng tình với dự đoán trên của tác giả bởi máy móc là do con người thiết lập ra nên những chỉ số của chúng đều được kiểm soát dưới tầm nhìn của con người. Nên việc chúng sẽ xâm chiếm thế giới loài người cũng sẽ không có khả năng đó, nếu như có một sự cố nào xảy ra thì con người sẽ có thể nhanh chóng xử lý tình huống. 

III. Tổng kết

1. Giá trị nội dung

Văn bản Trí thông minh nhân tạo cung cấp cho bạn đọc thông tin về khoa học - công nghệ mà cụ thể hơn ở đây là trí tuệ nhân tạo. Qua văn bản, người đọc có thêm những hiểu biết về quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo, những thành tựu đã đạt được và những gì sắp đạt được. 

2. Giá trị nghệ thuật

- Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.

- Giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc.

- Sử dụng sáng tạo kết hợp các phương thức biểu đạt nhằm phân tích đánh giá văn bản.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
    a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản.
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trường THPT:…………

Lớp:…………………….

Họ và tên:………………

PHIẾU HỌC TẬP

VĂN BẢN: TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO

Câu 1: Tác giả của văn bản Trí thông minh nhân tạo là ai?

A. Ri-sát Oát-xơn 

B. Giôn Mát Cát-thi

C. Mít-sen Cây-pơ

D. Bin Can-vin

 

Câu 2: Văn bản Trí thông minh nhân tạo được trích từ:

A. Hồ sơ tương lai: lược sử 50 năm tới

B. Kĩ thuật số và con  người: chúng ta sẽ sống, yêu và suy nghĩ ra sao trong tương lai

C. 50 ý tưởng về tương lai

D. Trí tuệ tương lai: kỉ nguyên thông tin đã thay đổi đầu óc chúng ta như thế thế nào, tại sao và chúng ta có thể làm gì?

 

Câu 3: Thuật ngữ trí thông minh nhân tạo được ra đời vào năm nào?

A. 1946

B. 1956

C. 1966

D. 1976

 

Câu 4: Thuật ngữ trí thông minh nhân tạo do ai đặt ra:

A. Giôn Mác Cát-thi

B. Mít-sen Cây-pơ

C. Bin Can-vin

D. Một đáp án khác

 

Câu 5: Thuật ngữ trí thông minh nhân tạo được viết tắt là:

A. IA

B. AI

C. IB

D. BI

 

 

Câu 6: Theo số liệu nghiên cứu năm 2008 thì một máy tính có thể xử lí bao nhiêu lệnh mỗi giây?

A. 10 tỉ lệnh

B. 20 tỉ lệnh

C. 90 tỉ lệnh

D. 50 tỉ lệnh

 

Câu 7: Theo nhà tương lai học Ray Cơ-dơ-uên thì máy tính sẽ vượt qua bài kiểm tra Tu-rinh vào năm nào?

A. 2019

B. 2029

C. 2039

D. 2049

 

Câu 8: Theo Bin Can-vin thì vì sao may tính không bao giờ mô phỏng đươc não người?

A. Vì máy tính không thể siêu nhiên được thế

B. Vì não người quá phức tạp

C. Vì con người không thể phát minh ra máy tính như vậy

D. Vì não người gồm nhiều lớp

 

 

Câu 9: Theo tác giả thì đến năm 2040 các bộ não máy có thể xử lí bao nhiêu lệnh mỗi giây?

A. 100 nghìn tỉ lệnh 

B. 200 nghìn tỉ lệnh

C. 300 nghìn tỉ lệnh

D. Một con số khác

 

Câu 10: Theo  Giôn Mác Cát-thi thì kỉ nguyên của các cỗ máy thông minh sẽ trở thành sự thực trong thời gian bao lâu?

A. 5 năm

B. 10 năm

C. 20 năm

D. 30 năm 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. A

2. C

3. B

4.A

5.B

6.A

7. B

8. B

9. A

10. B

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Theo em, vì sao trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người?

Câu 2: Kể tên những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thực tế cuộc sống hiện nay mà bạn biết?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Câu 1:

Một số người tin rằng sự phát triển của AI sẽ dẫn đến một sự thay thế hoàn toàn cho con người trong tương lai. Họ cho rằng AI sẽ có khả năng tự học và tiến hóa một cách nhanh chóng, vượt trội hơn so với khả năng tiếp thu và tiến bộ của con người. Thực tế là trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn các kỹ năng và khả năng của con người, bởi vì con người có những đặc điểm riêng như khả năng linh hoạt, sáng tạo và cảm nhận. Chúng ta cần nhận thức được rằng trí tuệ nhân tạo chỉ là một công cụ hỗ trợ và cần phải được sử dụng một cách khôn ngoan và đúng đắn. Chúng ta cần tìm cách để tận dụng lợi ích của trí tuệ nhân tạo và cũng đồng thời bảo vệ những giá trị của con người. 

Câu 2:

- Công cụ tìm kiếm Google: Khi chúng ta bắt đầu viết nội dung nào đó trên công cụ tìm kiếm Google, chúng ta ngay lập tức nhận được các đề xuất có liên quan từ Google, và điều này là do các công nghệ AI khác nhau.

- Ứng dụng chia sẻ chuyến đi: Các ứng dụng chia sẻ chuyến đi khác nhau như Uber sử dụng AI và học máy để xác định loại chuyến đi, giảm thời gian chờ sau khi đặt xe cũng như giá chuyến đi…

- Lọc thư rác trong email: AI cũng được sử dụng để lọc thư rác trong email, giúp bạn chỉ nhận những thư quan trọng và phù hợp trong hộp thư đến (Inbox). Theo nghiên cứu, Gmail có thể lọc 99,9% các thư rác.

- Mạng xã hội: Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest… sử dụng công nghệ AI cho các mục đích khác nhau như nhận dạng khuôn mặt và đề xuất bạn bè khi bạn tải ảnh của mình lên Facebook…

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
  3. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án đầy đủ cả năm
  • Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
  • Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
  • PPCT, file word lời giải SGK

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay