Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 1 Văn bản 2: Chí Phèo

Dưới đây là giáo án Bài 1 Văn bản 2: Chí Phèo. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 kết nối Bài 1 Văn bản 2: Chí Phèo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: CHÍ PHÈO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Chí Phèo (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Chí Phèo.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng biệt

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của câu chuyện).
  1. Phẩm chất
  • Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn.
  • Sự đồng cảm cùng những mảnh đời khốn khổ bị xã hội vùi dập
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về một số câu hỏi liên quan đến bài học
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số câu liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Bạn đã từng nghe thấy người ta gọi tính cách hay cách ứng xử của một ai đó là Chí Phèo? Cách gọi ấy đã hàm ẩn sự đánh giá như thế nào đối với tính cách hay cách ứng xử này?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chí Phèo là một trong những nhân vật điển hình trong văn học. Hình tượng của Chí có thể không mấy tốt đẹp cũng không được thiện cảm của người đọc. Song ẩn sâu trong đó là một con người với hoàn cảnh khốn cùng bị tha hóa bởi xã hội. Để rồi con người đó đã chết trên ngưỡng cửa của sự lương thiện. HÌnh ảnh của Chí cũng là đại diện cho rất nhiều con người trong tầng lớp lao động nghèo khổ bấy giờ. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập Chí Phèo.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Chí Phèo. (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Chí Phèo
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Chí Phèo và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Chí Phèo, trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả?

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

+ Ý nghĩa nhan đề

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Chí Phèo và trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh làng Vũ Đại hiện lên như thế nào?

+ Nhân vật Bá Kiến hiện lên là người như thế nào?

+Chí Phèo và bi kịch bị từ chối quyền làm người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Kết luận theo thể loại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Chí Phèo

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra kết luận theo thể loại về văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Tác giả

- Tên khai sinh: Trần Hữu Chi

- Sinh năm: 1917 - 1951

-Quê quán: làng Đại Hoàng, Huyện Nam Sang, Phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Nam Cao là một cây bút viết truyện ngắn nổi tiếng.

- Tác phẩm chính: Chí Phè (1941), Giăng sáng (1942), Lão Hạc (1943), Đời thừa (1943), Sống mòn (1944),  Đôi mắt (1948), Ở rừng (1947 – 1948).

b. Xuất xứ tác phẩm

- Trên cơ sở người thật việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình. Nam Ca hư cấu sáng tạo nên bức tranh sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 với sự ngột ngạt, tối tăm, cùng bi kịch đau đớn.

- Tác phẩm được viết năm 1941.

c. Ý nghĩa nhan đề

 - Lúc đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ” gợi lại một vòng đời luẩn quẩn số phận bế tắc của những người nông dân trước CMT8.

- Khi in lần đầu, Nhà xuất bản đời mới đổi thành Đôi lứa xứng đôi là nhấn mạnh mối tình người ngợm của Chí Phèo và Thị Nở

- Năm 1946 in lại trong tập Luống cày, Nam Cao đặt tên lại là Chí Phèo thể hiện đúng đắn tư tưởng chủ đề ý nghĩa của tác phẩm.

 

 

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Hình ảnh làng Vũ Đại

+ làng Vũ Đại là không gian nghệ thuật của tác phẩm là một lát cắt điển hình của không gian Bắc Bộ Việt Nam trước CMT8.

+ Xã hội phân chia tầng bậc nghiêm ngặt với 2 xung đột cơ bản: xung đột giữ nội bộ của bọn cường hào ác bá, và xung đột giữa bọn cường hào ác bá với người nông dân.

=> Nhận xét: chỉ qua một số chi tiết chọn lọc kĩ lưỡng đặt rải rác mà có tính quy luật. Hiện lên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt và đen tối.

b. Nhân vật Bá Kiến

+ Bá Kiến là nhân vật tiêu biểu cho bộ mặt giai cấp thống trị. Ngoại hình giọng nói rất sang, cái cười hơn người, lối nói ngon ngọt.

=> Thể hiện là kẻ khôn ngoan, lọc lõi và khác người của một kẻ có kinh nghiệm bốn đời làm lí tổng.

- Bá Kiến hay ghen với canh điền đã đẩy Chí Phèo vào tù.

- Chí Phèo rạch mặt ăn vạ để xin ở tù.

- Chí Phèo đòi lương thiện.

=> Xây dựng nhân vật Bá Kiến, tác giả bóc trần bản chất của giai cấp địa chủ. Lão vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân sâu sa dẫn đến cái chết của Chí.

c. Chí Phèo

- Nguồn gốc: Không cha không me, không họ hàng.

- Tuổi thơ bơ vơ đi ở hết nhà này đến nhà kia

- Tuổi hai mươi: khỏe mạnh, làm canh điền cho nhà bá Kiến

- Bản chất: lương thiện, có lòng tự trọng

- Quá trình tha hóa:

+ Bá Kiến đẩy Chỉ vào tù, bảy tám năm trong tù đã nhào nặn Trí thành một con người hoàn toàn khác

+ Ra tù Chí thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính.

+ Chí ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao với tiếng chửi nhảm, chửi trời, chửi đất, chửi cha mẹ…..

+ Chí đến nhà Bá Kiến ăn vạ rạch mặt

+ Chí đi xin ở tù để kiếm bát cơm

+ Nỗi khổ không phải không có thước đất cắm dùi không cha không mẹ mà nó bị cướp đi linh hồn, thể xác.

* Cuộc gặp với Thị Nở

+ Cuộc gặp với Thị Nở như một tia chớp lóe sáng trong cuộc đời Chí

+ Lần đầu tiên Chí tỉnh dậy sau bao nhiêu năm sống trong cơn say triền miên. Chí được nghe tiếng chim hót, tiếng người đi chợ.

+ Chí sợ cô độc….

=> Nhân tính hồi sinh

- Sự chăm sóc của Thị làm thức tỉnh lương tri của Chí. Đỉnh điểm là chi tiết bát cháo hành.

- Cánh cửa cuộc đời  mở ra đã đóng sập trước mặt. Thị nghe lời bà cô từ chối Chí, chí hết hy vọng hòa nhập với mọi người.

- Chí uống rượu, Chí khóc,….

-Chí xách dao đến nhà Bá Kiến trả thù

- Giết được kẻ thù Chí rơi vào tuyệt vọng

=> Cái chết của Chí là lời tố cáo xã hội sâu sắc….

 

3. Kết luận theo thể loại

a. Ngôn ngữ

- Chân thực, khách quan

b. Miêu tả tâm lý nhân vật

+ Miêu tả chân thực, tinh tế bộc lộ tự nhiên

+ Xâu dựng thành công nhân vật điển hình

+ Ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Chí Phèo
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 KÊT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. CẤU TRÚC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHÂN VẬT VÀ XUNG ĐỘT TRONG BI KỊCH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. NGUYỄN DU - "NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG"

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GHI CHÉP VÀ TƯỞNG TƯỢNG TRONG KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay