Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 22: Cái cầu
Dưới đây là giáo án Bài 22: Cái cầu. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 22: Cái cầu
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối tri thức cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP BÀI 22
Bài đọc: Cái cầu
Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu ngoặc đơn
Luyện tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cái cầu.
- Nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn.
- Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình yêu thương, sự gắn bó với cha mẹ, người thân trong gia đình.
- Yêu mến và tự hào về cảnh đẹp quê hương.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên:
- Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
- Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, kể tên một số cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam mà em biết. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Bài đọc: Cái cầu. + Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu ngoặc đơn. + Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Cái cầu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Cái cầu với giọng đọc vui tươi, tha thiết, đầy tự hào; đọc đúng nhịp thơ, ngắt nghỉ hợp lí; biết nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của những cái cầu cũng như vẻ đẹp của một vùng quê nông thôn yên ả. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn. b. Cách tiến hành - GV mời 1 – 2 HS nêu công dụng của dấu ngoặc đơn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Bài văn miêu tả cây cối thường có mấy phần? Đó là những phần nào? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Cái cầu. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về dấu ngoặc đơn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Gợi ý: - Mở bài: Giới thiệu cây định tả theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. - Thân bài: + Tả đặc điểm của cây theo trình tự đã lựa chọn. Tập trung vào những đặc điểm đáng chú ý của cây (VD: đặc điểm nổi bật của thân, cành, lá, hoa,…). + Tả sự vật, hoạt động có liên quan đến cây (VD: quang cảnh thiên nhiên, hoạt động của con người, các cây xung quanh,…). - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Cái cầu để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. + Ôn lại các kiến thức đã học về dấu ngoặc đơn. + Hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn miêu tả cây ăn quả mà em thích. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời. VD: Cầu Long Biên, cầu Rồng, cầu Nhật Tân, cầu Bãi Cháy,… - HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS trả lời. Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,…). - Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây. - Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a. Võ Quảng (1920 – 2007), quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. “Quê nội” (1974) và “Tảng sáng” (1976) là những tác phẩm thành công nhất của ông. b. Em hãy viết một đoạn văn tả về một loài cây (cây bàng, cây phượng, cây bằng lăng, cây điệp) mà em quan sát được. c. Cầu Long Biên dài 2 290 mét (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn). d. Hãy tìm hiểu qua sách báo hoặc hỏi người thân xem quê hương (thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố) em có những danh lam thắng cảnh nào và ghi chép lại nội dung về các danh thắng đó. Bài 2: a. Dùng để đánh dấu phần giải thích. b. Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm. Bài 3: VD: Quê em (thuộc tỉnh Hưng Yên) có những cánh đồng bát ngát, có dòng sông xanh ngắt và những đầm sen ngát hương. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Trường:.......................................................................................... Lớp:............. Họ và tên HS:...................................................................................................... PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 ÔN TẬP BÀI 22 Bài đọc: Cái cầu Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu ngoặc đơn Luyện tập lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối
PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Người cha trong bài thơ gửi cho con thứ gì? A. Chiếc cầu được gấp bằng giấy. B. Bức thư và hình ảnh chiếc cầu. C. Bức thư. D. Hình ảnh chiếc cầu. Câu 2: Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất tự hào về cha?
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
THÔNG TIN GIÁO ÁN DẠY THÊM:
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
- Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án đầy đủ cả năm
- Khoảng 20 phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới
- Khoảng 20 đề thi ma trận với lời giải, thang điểm chi tiết
- PPCT, file word lời giải SGK
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối tri thức cả năm