Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 17: Cây đa quê hương
Dưới đây là giáo án Bài 17: Cây đa quê hương. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 17: Cây đa quê hương
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối tri thức cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP BÀI 17
Bài đọc: Cây đa quê hương
Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ chỉ phương tiện
Luyện tập tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cây đa quê hương.
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ phương tiện của câu.
- Nắm được cách viết bài văn tả cây cối.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Phẩm chất:
- Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc trước những cảnh vật thân thuộc của quê hương.
- Biết đồng cảm với tình yêu quê hương của nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật hoặc của mọi người xung quanh.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên:
- Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
- File nhạc.
- Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS nghe một bài hát về quê hương. Quê hương là chùm khế ngọt - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Bài đọc: Cây đa quê hương. + Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ chỉ phương tiện. + Luyện tập tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Cây đa quê hương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Cây đa quê hương với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, trìu mến; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được ý nghĩa, dấu hiệu hình thức của trạng ngữ chỉ phương tiện. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung thông tin về cái gì? Trả lời cho câu hỏi gì? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Bài văn miêu tả cây cối thường có mấy phần? Đó là những phần nào? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Cây đa quê hương. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về trạng ngữ chỉ phương tiện. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Cây đa quê hương để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. + Ôn lại các kiến thức đã học về trạng ngữ chỉ phương tiện. + Nắm được bố cục của bài văn miêu tả cây cối. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung thông tin về phương tiện thực hiện hoạt động được nói đến trong câu; trả lời cho câu hỏi có từ ngữ để hỏi: bằng gì, bằng cái gì, với cái gì,… - HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,…). - Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây. - Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a. Ngày xưa, ở vùng sông nước miền Tây, những chiếc cầu tre trở thành hình ảnh thân thuộc, tô điểm thêm cho nét đẹp làng quê. Bằng vài cây tre già, người ta đã làm những cây cầu bắc qua kênh rạch nhỏ, đôi bờ không còn ngăn cách. b. Từ lâu, chiếc nón lá là hình ảnh thân thuộc với quê hương Việt Nam, gắn liền với hình ảnh những người mẹ, người chị tảo tần, đảm đang. Với chiếc nón lá, vẻ đẹp hồn hậu, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam càng được tôn lên. Bài 2: VD: a. Với vòng tay ấm áp, bà ôm em mỗi ngày. à Trạng ngữ chỉ phương tiện. b. Giờ ra chơi, học sinh chạy ào ra sân trường để chơi đuổi bắt, đá cầu, nhảy dây. à Trạng ngữ chỉ thời gian. c. Em đi học bằng xe bus. à Trạng ngữ chỉ phương tiện. Bài 3: VD: - Bằng sự nỗ lực của mình, anh ấy đã gặt hái được thành công. - Chuồn chuồn bay lượn khắp đó đây bằng đôi cánh của mình. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, chữa bài. a. Mở bài từ “Bên vệ đường” đến “cây sồi”. à Ý chính: Giới thiệu cây sồi. Thân bài từ “Đó là một cây sồi lớn” đến “đâm thẳng ra ngoài”. à Ý chính: Miêu tả cây sồi. Kết bài từ “Thật khó lòng tin được” đến “xanh mơn mởn ấy”. à Ý chính: Nêu cảm xúc về cây sồi. b. Các từ ngữ miêu tả cây sồi: cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, vỏ cây nứt nẻ và đầy sẹo. Với những cánh tay xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Cây sồi già toả rộng thành vòm lá sum sê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. c. Cây sồi được miêu tả theo trình tự thời gian.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Trường:.......................................................................................... Lớp:............. Họ và tên HS:...................................................................................................... PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 ÔN TẬP BÀI 17 Bài đọc: Cây đa quê hương Luyện từ và câu: Luyện tập về trạng ngữ chỉ phương tiện Luyện tập tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối
PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bài văn nói về cái gì? A. Tuổi thơ của tác giả B. Cánh đồng lúa, đàn trâu. C. Cây đa. D. Quê hương của tác giả. Câu 2: Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối tri thức cả năm