Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối Bài: Ôn tập cuối năm học

Dưới đây là giáo án Bài: Ôn tập cuối năm học. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối Bài: Ôn tập cuối năm học

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối tri thức cả năm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu

Luyện tập về dấu câu

Luyện viết văn

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 3.
  • Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản.
  • Nhận biết câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu.
  • Biết sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
  • Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Các bài đọc đã học trong nửa cuối kì II.

+ Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu.

+ Luyện tập về dấu câu.

+ Các bài văn đã học trong nửa đầu kì II.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì II.

- Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa cuối học kì II.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:

+ Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp.

+ HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu.

- Nắm được cách sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn theo công dụng cụ thể đã học.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi:

+ Câu là gì? Các từ trong câu được sắp xếp như thế nào? Làm cách nào để nhận diện được câu?

+ Câu thường gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào?

+ Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ thường đứng ở đâu?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV mời 1 – 2 HS nêu cách sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn theo công dụng cụ thể đã học. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết bài văn miêu tả cây cối; bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe; đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc; đoạn văn nêu ý kiến; đoạn văn tưởng tượng.

b. Cách tiến hành

- GV hệ thống lại các kiến thức về cách viết bài văn miêu tả cây cối; bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe; đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc; đoạn văn nêu ý kiến; đoạn văn tưởng tượng cho HS.

ü Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,…).

- Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

- Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

ü Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Thân bài:

+ Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện.

+ Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật.

- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

ü Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần nêu được đó là gì và được biểu lộ như thế nào. Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

ü Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.

ü Đoạn văn tưởng tượng thường có:

- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

- Các câu tiếp theo:

+ Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1: trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về câu; các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu; dấu câu.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Gợi ý:

+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài.

+ Viết được bài văn miêu tả một loài cây: đúng hình thức, bố cục của bài văn và đảm bảo nội dung.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học.

+ Hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây cối.

+ Hoàn thiện Phiếu bài tập số 1.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.

 

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp.

 

 

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn. Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Có thể nhận diện được câu dựa vào hai tiêu chí hình thức của câu:

·        Chữ cái đầu câu viết hoa.

·        Cuối câu có dấu kết thúc câu.

+ Câu thường gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.

·        Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,…

·        Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,…

+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,… của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ thường đứng đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trả lời.

+ Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê và nối từ ngữ trong một liên danh.

+ Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm hoặc tài liệu.

+ Dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành các câu hỏi (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

B

A

B

D

Câu 6: Ý chính của bài: Giới thiệu về cây sấu – cây âm nhạc của mùa hè.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

a. Những đêm không ngủ được, mẹ lại nghĩ về các anh.

à Trạng ngữ chỉ thời gian.

b. Ngoài vườn, hoa nở vàng rực, chim hót líu lo.

à Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

c. Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.

à Trạng ngữ chỉ phương tiện.

d. Do mải chơi, Nam đã bị điểm kém môn Toán.

à Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Bài 2:

Truyện “Sự tích ngày Tết” lí giải nguồn gốc phong tục đón Tết Nguyên đán của người Việt Nam.

Bài 3:

a. CN: họ

VN: gặp một bà lão nét mặt buồn rầu ngồi trước cây hoa đào.

b. CN: tôi

VN: lại ra hái một bông mang về.

c. CN: đoàn sứ giả

VN: tâu lên vua việc gặp bà lão hái hoa đào.

Bài 4: HS viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe và nêu rõ bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Trường:.......................................................................................... Lớp:.............

Họ và tên HS:......................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu

Luyện tập về dấu câu

Luyện viết văn

 

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.

CÂY ÂM NHẠC

Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào?

A. Mây trắng.

B. Nắng hè.

C. Cây sấu.

D. Cây cầu.

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”?

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối tri thức cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: NIỀM VUI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN

Chat hỗ trợ
Chat ngay